Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 15, Bài 14: Nước Âu Lạc - Nguyễn Văn Nguyên

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước. Hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương. Cuộc kháng chiến chống quân Tần và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.

2- Kĩ năng:

Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác với kẻ thù.

B - THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh, sơ đồ thành Cổ Loa.

- Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Tần

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức.

- Bài tập Lịch sử 6.

C - TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:

* Ổn định và tổ chức:

* Kiểm tra bài cũ:

-? Điểm lại những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?

 -? Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1553 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 15, Bài 14: Nước Âu Lạc - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15
Ngày soạn: 29 / 11 / 2010
Tiết: 15
Ngày dạy: 01 / 12 / 2010
Bài: 14
Nước âu lạc
A - mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước. Hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương. Cuộc kháng chiến chống quân Tần và sự ra đời của nhà nước Âu Lạc.
2- Kĩ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử. 
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác với kẻ thù.
B - Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh, sơ đồ thành Cổ Loa.
- Lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Tần
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức.
- Bài tập Lịch sử 6.
C - Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
-? Điểm lại những nét chính về đời sống vật chất và đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang?
 -? Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
* Giới thiệu bài mới:
Chính tình cảm cộng đồng đã là cơ sở nảy sinh của lòng yêu nước và nó tiếp tục được phát huy cùng lịch sử của dân tộc. Bài hôm nay chúng ta tìm hiểu cuộc kháng chiến đầu tiên của dân tộc lòng yêu nước được phát huy như thế nào, nước Âu Lạc ra đời như thế nào, đất nước có gì thay đổi
1 - Cuộc kháng chiến chống quân Tần diễn ra như thế nào?
Hoạt động dạy
HĐ học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 1
-? Trình bày tình hình nước Văn Lang cuối thế kỉ II TCN?
- GV dùng lược đồ diễn tả cuộc tiến quân của nhà Tần theo SGK.
-? Ai trực tiếp đương đầu với quân xâm lược?
-? Họ đã kháng chiến như thế nào? Tại sao họ không đầu hàng?
-? Em có nhận xét gì về thế của giặc trước và sau cuộc chiến? Tại sao giặc thua?
- GV kết luận chốt vấn đề.
- HS đọc SGK.
- Bộ lạc Tây Âu – Lạc Việt.
- Họ kháng chiến kiên cường.
- Quân Tần: năm 218 TCN tấn công xuống phương Nam để mở rộng bờ cõi.
- Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng bắc Văn Lang nơi người Lạc Việt và người Tây Âu sinh sống.
- Cuộc kháng chiến bùng nổ. Người thủ lĩnh Tây Âu bị chết nhưng nhân dân Tây Âu – Lạc Việt không chịu đầu hàng.
- Bộ tộc Tây Âu – Lạc Việt đã ttôn Thuc Phán lên làm tướng lãnh đạo nhân dân kiên cường chống giặc
- Kết quả: 6 năm sau người Việt đã đại phá quân Tần, giết được Hiệu uý Đồ Thư. Kháng chiến thắng lợi vẻ vang. 
2 - Nước Âu Lạc ra đời
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK từ đoạn 1 mục 2.
-? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
-? Em biết gì về Tên nước Âu Lạc?
-? An Dương Vương đóng đô ở đâu? Tại sao An Dương Vương lại chọn vùng đất đó?
-? Bộ máy nhà nước Âu Lạc được tổ chức như thế nào? Em hãy vẽ sơ đồ và giải thích?
- GV về cơ bản giống nhà nước Văn Lang nhưng quyền lực của nhà vua lúc này cao hơn.
- HS đọc SGK.
- Hoàn cảnh:
- Là sự hợp nhất của 2 bộ lạc, thể hiện sự đoàn kết chống ngoại xâm.
- Là trung tâm đất nước, cư dân đông đúc, gần các con sông lớn, thuận lợi đi lại.
- HS vẽ sơ đồ.
- Năm 207 TCN Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình và hợp nhất 2 bộ lạc (Tây Âu và Lạc Việt) đặt tên nước là Âu Lạc.
- Thục Phán tự xưng là An Dương Vương.
- Kinh đô: Phong Khê.(nay thuộc Cổ Loa, huyện Đông Anh – Hà Nội)
* Sơ đồ nhà nước.
(HS tự vẽ)
3 - Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
-? Từ khi thành lập nước Văn Lang cho đến sự ra đời của nhà nước Âu Lạc trải qua bao nhiêu thế kỉ?
- GV: trong suốt thời gian hơn 4 thế kỉ đất nước có nhiều thay đổi.
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 3.
-? Đất nước đã thay đổi ở những mặt nào?
- Yêu cầu HS quan sát hình 39, 40.
-? Trong kinh tế đã có tiến bộ nào? Theo em, vì sao có sự tiến bộ này?
-? Bên cạnh những tiến bộ trong kinh tế, xã hội thời Âu Lạc có thay đổi như thế nào?
- HS đọc SGK.
- 4 thế kỉ.
- Kinh tế, xã hội.
* Kinh tế:
- Nông nghiệp phát triển hơn trước.
- Lưỡi cày đồng được cải tiến và dùng phổ biến -> lúa gạo, khoai, đậu, củ, rau... làm ra ngày một nhiều.
- Chăn nuôi, trồng trọt, đánh bắt đều phát triển.
- Các nghề thủ công đều phát triển như gốm, dệt, làm đồ trang sức.
- Ngành luyện kim phát triển 
-> Công cụ bằng sắt ngày càng nhiều.
* Xã hội: Sự phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc.
* Củng cố bài học:
-? Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
-? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Âu Lạc và giải thích?
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc hoàn cảnh ra đời nước Âu Lạc, những thay đổi về kinh tế, xã hội.
- Đọc và chuẩn bị bài tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.
- Sưu tầm tranh ảnh về thời kì Âu Lạc. (Thành Cổ Loa)

File đính kèm:

  • docTiet 15.doc