Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 15, Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang

I/. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được

 - Thời Văn Lang nhân dân Việt Nam đã xây dựng được một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú, tuy còn sơ khai.

2. Tư tưởng:

 - Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.

3. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát ảnh và nhận xét.

 

II/. CHUẨN BỊ:

- Thầy: Tranh ảnh, mẫu vật.

- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi .

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 15, Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15. bài 13. đời sống vật chất và tinh thần
của cư dân văn lang
I/. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được
	- Thời Văn Lang nhân dân Việt Nam đã xây dựng được một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng, vừa đầy đủ vừa phong phú, tuy còn sơ khai.
2. Tư tưởng:
	- Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc.
3. Kĩ năng: 
- Rèn luyện kĩ năng liên hệ thực tế, quan sát ảnh và nhận xét.
II/. Chuẩn bị:
- Thầy: Tranh ảnh, mẫu vật.
- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi .
III/. Các hoạt động của thầy và trò
1. ổn định lớp	(	)
2. Kiểm tra bài cũ	(	)
	- Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? Được tổ chức như thế nào?
3. Bài giảng:	(	)
GTB
Hđ1
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công.
- Qua các hình 11, em hãy trình bày người dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì?
- Tl: Trong nông nghiệp cư dân Văn Lang tiến hành trồng trọt và chăn nuôi như thế nào?
- Gv: Phân tích, giải thích thêm
- Em có nhận xét gì về nền nông nghiệp của người Văn Lang?
* Nông nghiệp:
 - Trồng trọt: + Thóc lúa là cây lương thực chính.
 + Ngoài ra trồng khoai, đậu, bầu, bí
- Nghề đánh cá, nuôi gia súc đều phát triển.
- Trong thủ công nghiệp cư dân Văn Lang có những nghề nào?
- Gv: Giải thích từ "Chuyên môn hoá"
* Thủ công nghiệp:
 - Đồ gốm, dệt vải lụa, xây nhà, đóng thuyềnà được chuyên môn hoá.
- Luyện kim: Chuyên môn hoá cao.
- Tl: Qua các hình 36,37,38 em nhận thấy nghề nào được phát triển thời bấy giờ?
- Hs: quan sát mẫu vật hình trống đồng.
 + Đúc lưỡi cày, vũ khí
 + Đúc trống đồng, thạp đồng.
 + Bắt đầu biết rèn sắt.
- Tl: Theo em việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và ở cả nước ngoài đã thể hiện điều gì?
- Gv: Phân tích, giải thích về ý nghĩa của việc đúng trống đồng, các nét hoa văn trên trống.
Hđ 2
- Hs: Đọc SGk
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
- Đời sống thiết yếu của con người là gì?
- Người Văn Lang ở như thế nào?
- Gv: phân tích, miêu tả một số loại hình nhà sàn của các dân tộc hiện nay.
- ở, đi lại: 
 + ở nhà sàn (Mái cong hình tròn, gỗ, tre, nứa, cầu thang).
 + Làng chạ: vài chục gia đình, quây quần.
 + Đi lại: Bằng thuyền.
- Vđ: Người Văn Lang ăn, mặc như thế nào?
- Gv: Liên hệ chuyện bánh chưng bánh giày?
- ăn uống: 
 + ăn cơm nếp, tẻ, rau, thịt.
 + Dùng mâm, bát, muôi.
 + Làm muối mắm, gia vị.
- Gv: Phân tích, giải thích thêm
- Tl: Em có nhận xét gì đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
- Mặc: 
 +Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất.
 + Nữ: Mặc váy, áo xẻ giữa.
 + Tóc: cắt ngắn, búi tó, tết đuôi sam.
 + Ngày lễ: Đồ trang sức, váy xoè, mũ lông chim, bông lau.
 Hđ 3
- Gv: Giải thích đời sống tinh thần
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
- Tl: Xã hội Văn Lang chia thành mấy tầng lớp, địa vị của mỗi tầng lớp trong xã hội ra sao?
- Xã hội: Có 3 tầng lớp
 + Những người quyền quý ( Vua quan, có thê lực, giàu có).
 + Dân tự do ( Lực lượng chủ yếu nuôi sống xã hội)
 + Nô tì
=> Có sự phân biệt nhưng chưa sâu sắc
- Sau những ngày lao động mệt nhọc cư dân Văn Lang làm gì?
- Tổ chức lễ hội, vui chơi
- Gv: Liên hệ sinh hoạt văn hóa, lễ hội ngày nay.
- Vđ: Các truyện Trầu cau và Bánh chưng, bánh giầy cho ta biết thời Văn Lang đã có những tục gì?
- Hs: Quan sát mẫu hình Trống đông. Giải thích về biểu tượng ngôi sao giữa mặt trống..?
- Gv: Phân tích, giải thích thêm
- Về tín ngưỡng người:
 + Tục thờ cúng lực lượng thiên nhiên: núi, sông
 + Chôn người chết (Thạp, mộ, công cụ sản xuất)
- Khiếu thẩm mĩ khá cao.
- Em có nhận xét gì về đời sông tinh thần của người Văn Lang?
=> Phong phú, đặc sắc
à Đời sống vật chất hoà nguyện với đời sống tinh thần đặc sắc àtình cảm cộng đồng.
	4. Luyện tập	(	)
	- Quan sát mẫu vật trống đồng, em hãy mô tả các trống đồng thời Văn Lang?
	5. Dặn dò	(	)
	- Học thuộc bài
	- Đọc, tìm hiểu bài mới "Nước Âu Lạc".

File đính kèm:

  • docTIET 15 - Bai 13.doc