Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 12: Những chuyển biến về xã hội - Lương Thị Phương
1. Mục tiêu:
1.1 Kiến thức:
- Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ có những biến chuyển
trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực.
- Sự nảy sinh những vùng VH trên khắp ba miền đất nước chuẩn bị bước sang
thời kì dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là VH Đông Sơn.
1.2 Kỹ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng nhận biết, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ
1.3 Thái độ:
Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn DT.
2. Trọng tâm:
- Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ có những biến chuyển
trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực.
- Sự nảy sinh những vùng VH trên khắp ba miền đất nước chuẩn bị bước sang
thời kì dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là VH Đông Sơn.
3. Chuẩn bị:
3.1 Giáo viên: - Bản đồ với những địa danh liên quan.
- Tranh ảnh và những đồ dùng phục chế.
3.2 Học sinh: Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bài 11.
Tiết: 12. NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI Tuần: 12 Mục tiêu: Kiến thức: - Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ có những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực. - Sự nảy sinh những vùng VH trên khắp ba miền đất nước chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là VH Đông Sơn. Kỹ năng: Bồi dưỡng kĩ năng nhận biết, so sánh sự việc, bước đầu sử dụng bản đồ Thái độ: Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn DT. Trọng tâm: - Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ có những biến chuyển trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực. - Sự nảy sinh những vùng VH trên khắp ba miền đất nước chuẩn bị bước sang thời kì dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là VH Đông Sơn. Chuẩn bị: 3.1 Giáo viên: - Bản đồ với những địa danh liên quan. - Tranh ảnh và những đồ dùng phục chế. 3.2 Học sinh: Đọc kĩ và trả lời câu hỏi bài 11. Tiến trình dạy học: 4.1.Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sĩ số. 4.2.Kiểm tra miệng: 5 Nêu những chuyển biến trong đời sống kinh tế của người Phùng Nguyên – Hoa Lộc? (5đ) - Công cụ: Rìu đá, bôn đá được mài nhẵn toàn bộ, có hình dạng cân xứng. - Những đồ trang sức. Những loại đồ gốm khác nhau như: bình, vò, vại, bát đĩa, - Phát minh ra thuật luyện kim. - Kim loại đầu tiên là đồng. à Thuật luyện kim ra đời đánh dấu bước tiến trong chế tác công cụ sản xuất, làm cho sản xuất phát triển. 5 Ý nghĩa, tầm quan trọng của sự ra đời nghề tròng lúa nước? (5đ) Những dấu tích được tìm thấy: - Phát hiện hàng loạt các lưỡi cuốc đá được mài nhẵn toàn bộ. - Gạo cháy, dấu vết thóc lúa bên cạnh các bình, vò đất nung lớn, à Nghề trồng lúa nước ra đời. - Cây lúa nước trở thành cây lương thực chính của con người. Ý nghĩa, tầm quan trọng của nghề nông trồng lúa nước: + Con người định cư lâu dài ở đồng bằng ven các con sông lớn. + Cuộc sống trở nên ổn định hơn, phát triển hơn cả về vật chất lẫn tinh thần. 4.3 Giảng bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Vào bài: Thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước ra đời đã đánh dấu sự chuyển biến lớn trong đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ. Sự chuyển biến về kinh tế là điều kiện dẫn đến sự chuyển biến về đ/sống xã hội. Xã hội có gì mớiChúng ta tìm hiểu bài học hôm nay. Hoạt động 2: Sự phân công lao động được hình thành như thế nào? H: Đọc 1 -SGK 5 Em có nhận xét gì về việc đúc một đồ đồng hay làm 1 bình bằng đất nung so với việc làm 1 công cụ bằng đá ? GV đưa ra : - 1 rìu đá (phục chế) - 1 công cụ bằng đồng. ¢ Công cụ bằng đồng đòi hỏi kỹ thuật cao, vì nó phức tạp hơn, nhưng nhanh chóng hơn, sắc bén hơn => năng xuất lao động cao hơn. 5 Có phải trong xã hội ai cũng biết đúc công cụ bằng đồng ? ¢ Chỉ có một số người biết luyện kim đúc đồng à có chuyên môn và kĩ thuật cao (phải biết đồng làm thế nào, nhiệt độ bao nhiêu thì chảy. VD: 800 -> 100 độ). è Không phải ai cũng biết thuật luyện kim đúc đồng và tự mình đúc 1 công cụ bằng đồng, trong khi đó sản xuất nông nghiệp ai cũng làm được. 5 Trong trồng trọt, muốn có thóc lúa, người dân cần phải làm những gì ? ¢ Cày, bừa, làm đất, gieo hạt, chăm bón, thu hoạch. 5Ai là người cày bừa, cấy lúa, chế tác công cụ đúc đồng ? ¢ Đàn ông cày bừa, làm công cụ, đàn bà cấy à Số người làm nông nghiệp tăng, cần có người làm ở ngoài đồng, người làm ở trong nhà lo việc ăn uống=> Cần có sự phân công lao động. 5 Trong XH đã có sự phân công lao động ntn ? ¢ Nữ làm việc nhẹ, nam làm việc nặng & khó, đòi hỏi chuyên môn và sức khoẻ nhiều hơn. è K.tế phát triển, lao động càng phức tạp, cần phải phân công lao động theo giới tính, theo nghề nghiệp. Sự phân công lao động phức tạp hơn nhưng đó là 1 chuyển biến cực kỳ quan trọng trong XH. à Phân công lao động làm cho kinh tế phát triển thêm 1 bước, tất nhiên cũng tạo ra sự thay đổi các mối quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội). Hoạt động 3: Xã hội có gì đổi mới ? HS: Đọc 2, SGK – 33. 5 Trước kia xã hội phân chia theo tổ chức nào ? ¢ Thị tộc. 5Nay cuộc sống của cư dân ở lưu vực các sông như thế nào ? ¢ Dân số tăng lên, nhiều thị tộc ở cùng một vùng, cùng làm cùng hưởng -> Từ đó hình thành chiềng (làng) , chạ (bản), rồi bộ lạc. 5 Bộ lạc được ra đời như thế nào? 5 Người đứng đầu thị tộc, bộ lạc được gọi là gì? 5 Lao động nặng nhọc ai làm là chính ? (Đàn ông). 5 Vị trí của người đàn ông trong gia đình, làng bản thay đổi ntn ? ¢ Vị trí của người đàn ông ngày càng tăng lên. Người đứng đầu cả thị tộc, bộ lạc là nam giới, ko phải là phụ nữ như trước nữa. 5 Vì sao phải bầu người quản lí làng bản ? ¢ Để chỉ huy sản xuất, lễ hội, giải quyết mối quan hệ trong làng bản, và giữa các làng với nhau trong bộ tộc-> những người này được chia phần thu hoạch lớn hơn => các mộ cổ khác nhau. 5 Em có suy nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ ? è Đời sống ổn định, hình thành chiềng chạ, bộ lạc, chế độ phụ hệ thay thế chế độ mẫu hệcó sự phân chia giàu nghèo. 1. Sự phân công lao động được hình thành như thế nào? - Sự phát triển sản xuất dẫn đến sự phân công lao động: + Phụ nữ: ngoài việc nhà thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải. + Nam giới: Một phần làm nông nghiệp, đi săn, đánh cá. Một phần làm công việc chế tác công cụ, đúc đồng, làm đồ trang sức. à Nghề thủ công. - Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp dẫn đến sự phân công lao động trong xã hội. + Phụ nữ: làm việc nhà, tham gia vào sản xuất nông nghiệp như cấy, hái, dệt vải, làm gốm... + Nam giới: làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá; Một số chuyên chế tác công cụ, đồ trang sức (nghề thủ công). 2. Xã hội có gì đổi mới ? - Hình thành hàng loạt làng bản (chiềng, chạ) - Nhiều làng bản trong một vùng có quan hệ chặt chẽ với nhau gọi là bộ lạc . - Đứng đầu thị tộc là tộc trưởng (già làng ). Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng. - Chế độ mẫu hệ chuyển sang chế độ phụ hệ. 4.4 Củng cố và luyện tập. Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống sau. - Xã hội có gì đổi mới ? *Bài tập: Điền dấu đúng sai vào ô trống sau. Đàn bà dệt vải. Đ Đàn ông săn bắn. Đ Đàn bà làm đồ trang sức. S Đàn ông làm việc nhà . S Đàn bà chế tác công cụ sản xuất. S 4.5 Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. - Đối với bài học ở tiết học này: Học thuộc bài, xem kĩ nội dung SGK và trả lời các câu hỏi cuối bài. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: - Đọc trước bài 12, tập vẽ sơ đồ nhà nước Văn Lang (bài12 ). 5. Rút kinh ngiệm: Nội dung: Phương pháp: Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học:
File đính kèm:
- tiet 12 chuyen bien ve xa hoi.doc