Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 12, Bài 11: Những chuyển biến về xã hội - Nguyễn Văn Nguyên

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực.

- Sự nảy sinh các vùng văn hoá trên khắp 3 miền đất nước, chuẩn bị bước sang thời dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là văn hoá Đông Sơn.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.

3- Kĩ năng:

Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu sử dụng bản đồ.

B - THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Tranh, ảnh và hiện vật phục chế

- Lược đồ Việt Nam.

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6.tài liệu chuẩn kiến thức.

- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.

- Bài tập Lịch sử 6.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 12, Bài 11: Những chuyển biến về xã hội - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 12
Ngày soạn: 06 / 11 / 2010
Tiết: 12
Ngày dạy: 10 / 11 / 2010
Bài: 11
Những chuyển biến về xã hội 
A - mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Do tác động của sự phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người ở nhiều lĩnh vực.
- Sự nảy sinh các vùng văn hoá trên khắp 3 miền đất nước, chuẩn bị bước sang thời dựng nước, trong đó đáng chú ý nhất là văn hoá Đông Sơn.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.
3- Kĩ năng:
Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu sử dụng bản đồ.
B - Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Tranh, ảnh và hiện vật phục chế
- Lược đồ Việt Nam.
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.tài liệu chuẩn kiến thức.
- Hỏi - Đáp Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
C - Tiến trình tổ chức dạy và học:
* Kiểm tra bài cũ:
? Hãy điểm lại những nét mới về công cụ sản xuất? ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim?
? Sự thay đổi trong đời sống kinh tế của con người thời kỳ này, so với thời Hoà Bình- Bắc Sơn?
* Bài mới:
- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
Trên bước đường phát triển của sản xuất để nâng cao đời sống, người Việt cổ đã tạo ra 2 phát minh lớn: thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước. Hai phát minh này đó chính là điều kiện dẫn đến sự thay đổi của xã hội. Sự thay đổi đó diễn ra như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung của bài.
Hoạt động dạy
Ghi bảng
-Hoạt động 2: 
+. Mục tiêu: HS nắm được sự phân công lao động đã hình thành như thế nào
1 - Sự phân công lao động đã hình thành như thế nào?
-? Những phát minh thời Phùng Nguyên- Hoa Lộc là gì?
-? Theo em, đúc một đồ dùng bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung có khác gì một công cụ bằng đá?
-? Trong nông nghiệp, để có được sản phẩm lúc thu hoạch, cần có những khâu nào?
- GV: Như vậy, để đúc được một đồ dùng bằng đồng hay làm nghề nông, một cá nhân có thể đảm đương được không? 
Xã hội cần có sự phân công lao động. 
- Yêu cầu HS đọc đoạn từ “Phụ nữđến hết (mục 1 SGK- tr33)
-? Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
-? Sự phân công lao động tác động như thế nào đến sản xuất?
- GV: Phân công lao động đã hình thành do nhu cầu sản xuất ngày càng phát triển. Sự phân công này là cần thiết và có thể coi đó là chuyển biến xã hội đầu tiên.
- HS trả lời: Phát minh thuật luyện kim.
- Đúc đồng, làm bình cần nhiều công đoạn: nung nóng, đưa vào khuôn,tạo hình thù như ý ( đúc đồng)
- HS trả lời: Cày, cấy, chăm sóc, thu hoạch.
- Sự phân công lao động là cần thiết.
- Sự phân công lao động hình thành:
+ Nam: Nghề thủ công, nông nghiệp, đánh bắt.
+ Nữ: Việc nhà, sản xuất nông nghiệp, đồ gốm, dệt vải.
à Sản xuất thuận lợi, hiệu quả cao.
-Hoạt động 3 :
+. Mục tiêu: HS nắm được Xã hội có gì đổi mới.
2 - Xã hội có gì đổi mới?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- GV: Phân công lao động làm cho kinh tế phát triển thêm một bước, tất nhiên cũng đã tạo ra sự thay đổi các mối quan hệ giữa người với người (quan hệ xã hội).
-? Trước kia xã hội phân chia tổ chức xã hội như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc nhanh đoạn 1 (mục2- SGK tr33).
-? Cuộc sống định cư với dân cư ngày càng đông đúc, tập trung chủ yếu tại đồng bằng ven sông lớn đã dẫn đến sự biến đổi về tổ chức xã hội như thế nào?
-? Bên cạnh việc hình thành bộ lạc, xã hội có gì thay đổi?
-? Vì sao có sự thay đổi đó?
GV đặt vấn đề: Trong xã hội còn có đổi mới nào nữa? 
(HS không trả lời)
- Yêu cầu HS đọc đoạn “ở các di chỉtrang sức”
-? Có sự thay đổi đáng chú ý nào? Sự thay đổi này nói lên điều gì?
( Em suy nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ này?)
- GV kết luận: Có hiện tượng người giàu, người nghèo trong xã hội.
- HS trả lời: Thị tộc và vai trò của người phụ nữ rất lớn.
- HS trả lờitheo SGK:
- Người đàn ông có vai trò rất lớn trong sản xuất công cụ, nghề nông.
- Của cải chôn theo người chết không giống nhau.
- Do cuộc sống định cư dần hình thành chiềng chạ (làng bản). Nhiều chiềng chạ quần tụ nhau lại thành bộ lạc.
- Chế độ phụ hệ dần thay thế chế độ mẫu hệ.
- Hình thành tổ chức quản lí làng bản.
- Chôn theo người chết kèm theo hiện vật.
-Hoạt động 4 :
+. Mục tiêu: HS nắm được những Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào
3 - Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1 mục 3 SGK.
- GV sử dụng bản đồ:
+ Chỉ các khu vực theo SGK.
+ Tập trung giới thiệu văn hoá Đông Sơn.
-? Em biết gì về vùng đất Đông Sơn?
- GV chỉ bản đồ và nói: Đông Sơn là vùng ven sông Mã thuộc Thanh Hoá, nơi phát hiện hàng loạt đồ đồmh tiêu biểu cho giai đoạn phát triển cao của người NT thời đó, do đó được gọi chung cho nền văn hoá đồng thau.
- Yêu cầu HS quan sát H31, H32, H33, H34. (SGK)
-? Đọc tên các đồ vật có trong hình? Em có nhận xét như thế nào về kĩ thuật chế tác?
-? Theo em, những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển trong xã hội?
- HS đọc SGK.
- HS trả lời theo SGK.
- Các đồ vật đều bằng kim loại gồm: vũ khí, liềm, lưỡi cày.
- Hình thành các nền văn hoá lớn: óc Eo, Sa Huỳnh và tiêu biểu là văn hoá Đông Sơn.
- Đồ đồng thay thế đồ đá ----- góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội.
* Củng cố bài học:
GV: Trên cơ lớn sở những phát minh lớn trong kinh tế cùng với sự chuyển biến trong quan hệ xã hội, tạo điều kiện hình thành những khu vực xã hội lớn: óc Eo, Sa Huỳnh và tiêu biểu là văn hoá Đông Sơn (vùng Bắc Bộ- Bắc Trung Bộ) mà sử cũ gọi chung cư dân vùng này là người Lạc Việt. Cuộc sống của con người lúc này đã có phần ổn định.
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc những chuyển biến về mặt xã hội.
- Làm bài tập 1,2, 3 SGK tr35.
- Đọc và chuẩn bị bài 12 tìm hiểu lí do ra đời nước Văn Lang, tổ chức nhà nước

File đính kèm:

  • docTiet 12.doc