Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 11, Bài 11: Những chuyển biến trong đời sống xã hội - Năm học 2010-2011

I/. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học sinh nắm được

 - Do tác động của sự phát triển kinh tế xã hội nguyên thuỷ đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người có sự phân công lao động, từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ.

 - Đất nước nảy sinh những vùng văn hoá lớn.

2. Tư tưởng:

 - Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về cội nguồn dân tộc.

3. Kĩ năng:

 - Bỗi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh và sử dụng bản đồ.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1193 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 11, Bài 11: Những chuyển biến trong đời sống xã hội - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11. bài 11. những chuyển biến trong đời sống xã hội
I/. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh nắm được
	- Do tác động của sự phát triển kinh tế xã hội nguyên thuỷ đã có những chuyển biến trong quan hệ giữa người với người có sự phân công lao động, từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ.
	- Đất nước nảy sinh những vùng văn hoá lớn.
2. Tư tưởng:
	- Bồi dưỡng cho học sinh ý thức về cội nguồn dân tộc.
3. Kĩ năng:
	- Bỗi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh và sử dụng bản đồ.
II/. Chuẩn bị
- Thầy: Tranh ảnh, bản đồ. Mẫu vật.
- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi .
III/. Các hoạt động của thầy và trò
1. ổn định lớp	(	)
2. Kiểm tra bài cũ	(	)
	- Thuật luyện kim ra đời như thế nào? Theo em sự ra đời của nghề nông trồng lúa nước có tầm quan trọng như thế nào?
3. Bài giảng:	(	)
GTB
Hđ 1
- Hs: Đọc SGk
1. Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
- Em có nhận xét gì về việc đúc một công cụ bằng đồng hay làm một bình bằng đất nung, so với việc làm một công cụ đá? ( Phức tạp, kĩ thuật)
- Có phải trong xã hội ai cũng biết đúc đồng không?
- Một người vừa lo sản xuất ngoài đồng vừa lo việc nhà đúc công cụ có làm được không?
- Sự phân công lao động được hình thành như thế nào?
- Sự phân công lao động là cần thiết.
- Gv: Phân tích, giải thích thêm.
- Sự phân công lao động:
 + Giới: Nam làm những công việc nặng: Cày, đúc đồng.
 Nữ: Làm việc nhẹ ở nhà, dệt vải.
 + Ngành nghề: 
 Nam: Trồng trọt, chăn nuôi.
 Nữ: Làm thủ công chế tác công cụ đá, đúc đồng, đồ trang sức.
Hđ2
2. Xã hội có điểm gì mới?
- Xã hội trước đây được tổ chức như thế nào?
- Những cư dân sống ở lưu vực các sông lớn sống như thế nào?
- Bộ lạc đươc ra đời như thế nào?
- Hình thành làng bản (Chiềng chạ) bộ lạc.
- Gv: Giải thích thêm, liên hệ
- Vđ: Trong những việc lao động nặng nhọc ai là người làm chủ yếu?
- Người đàn ông có vị trí như thế nào trong xã hội?
- Chế độ mẫu hệ àchế độ phụ hệ.
- Gv: Làng bản có nhiều người sinh sống, yêu cầu phải có người chỉ huy.
- Ai là người có thể làm được nhiệm vụ này?
- Cử ra người đứng đầu:
 + Làng bản: Tộc trưởng.
 + Bộ lạc: Tù trưởng.
- Gv: Phân tích, giải thích thêm, liên hệ đến một số dân tộc ít người.
- Tl: Những người này phải là người như thế nào? Họ có quyền gì? Được hưởng những gì?
- Vđ: Tại sao trong thời kì này trong một số ngôi mộ người ta đã chôn theo công cụ sản xuất và đồ trang sức nhưng số lượng và chủng loại khác nhau?
- Xã hội đã có sự phân hoá giàu nghèo.
Hđ3
- Hs: Quan sát lược đồ.
 3. Bước phát triển mới của xã hội được nảy sinh như thế nào?
- Vđ: Từ thế kỉ VII -I TCn ở nước ta đã hình thành những nền văn hoá lớn nào?
- Tại sao trên đất nước ta lại hình thành được 3 trung tâm văn hoá lớn đó?
- Từ thế kỉVII-I TCN hình thành 3 trung tâm văn hoá lớn:
 + óc eo (An Giang _ Tây Nam Bộ)
 + Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi)
 + Đông Sơn (Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ)
- Vđ: Thời kì văn hoá Đông Sơn các công cụ chủ yếu được chế tác bằng nguyên liệu gì? Gồm loại hình công cụ nào?
- Đồ đồng thay đồ đá
- Công cụ: Lưỡi cày, cuốc, mũi giáo đồng, dao găm đồng.
- Hs: Quan sát tranh, mẫu vật
- Em có nhận xét gì về công cụ bằng đông?
- Theo em những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội?
	4. Luyện tập	(	)
	- Công cụ lao động thuộc văn hoá Đông Sơn có gì mới so với văn hoá Hoà Bình - Bắc Sơn? Tác dụng của sự thay đổi?
	5. Dặn dò	(	)
 	- Học thuộc bài
	- Đọc, tìm hiểu bài mới "Nước Văn Lang"
	+ Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào.
	+ Nước Văn Lang thành lập.
	+ Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thếư nào.

File đính kèm:

  • docTIET 11 - Bai 11.doc