Giáo án Lịch sử 6 - Nhữ Thị Thu

A. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

Giúp cho học sinh hiểu Lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người, học Lịch sử là cần thiết.

2. Tư tưởng:

Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3. Kỹ năng:

Bước đầu giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.

B. Chuẩn bị của GVvà HS:

GV: Chuẩn bị tranh ảnh Lịch sử – tư liệu.

HS: đọc trước bài mới.

C. Tiến trình bài dạy:

I. ổn định lớp:

II.Kiểm tra bài cũ:

 Kiểm tra sách giáo khoa – vở ghi của học sinh.

III/Dạy hoc bài mới :

1/ Giới thiệu bài:

 Con người cây cỏ mọi vật sinh ra lớn lên và biến đổi theo thời gian là Lịch sử. Vậy học Lịch sử để làm gì và dựa vào đâu để biết Lịch sử. Đó là nội dung bài học hôm nay ta nghiên cứu.

 

docx109 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Nhữ Thị Thu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,sự phân biệt giữa các tầng lớp sâu sắc hơn.
4. Củng cố: 
Đọc tư liệu lịch sử 6
 H sơ đồ tư duy
 5. Dặn dò: 
 BC: Cuộc kháng chến chống quân Tần diễn ra như thế nào ? Ý nghĩa?
 BM: Cấu trúc thành Cổ Loa ? việc xây dựng thành có ý nghĩa ntn?
 Vì sao Âu Lạc sụp đổ ? Bài học kinh nghiệm ?
 Ngày soạn:6 /12 /2014
Tiết: 16
 BÀI 15
 NƯỚC ÂU LẠC ( Tiếp )
A. Mục tiêu bài học:
1 Kiến thức:
- Qua bài HS thấy rõ giá trị của thành Cổ loa. Thành cổ loa là trung 
 tâm chính trị, kinh tế, quân sự nước Âu Lạc.
- Thành cổ loa là công trình quân sự độc đáo thể hiện được tài năng quân 
 sự của cha ông ta.
- Do mất cảnh giác Nhà nứơc Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục HS biết trân trọng những thành qủa mà cha ông đã xây dựng 
 trong Lịch sử.
- Giáo dục cho HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù trong mọi tình huống 
 phải kiên quyết gìn giữ độc lập dân tộc.
3. Kỹ năng.
- Rèn luyện cho các em kỹ năng trình bày một vấn đề Lịch sử theo bản đồ 
 và kỹ năng nhận xét đánh giá, rút kinh nghiệm Lịch sử.
B. Chuẩn bị:
 GV: sưu tầm tranh ảnh, tư liệu thành cổ loa.
 HS học bài cũ, chuẩn bị bài mới. Sưu tầm tư liệu
C. Hoạt động dạy - học:
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Hoàn cảnh thành lập Nhà nước Âu Lạc?
Y/c:
-Kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán hợp nhất hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt thành một nước mới tên là Âu Lạc
-Thục Phán tự xưng là An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê (Đông Anh-Hà Nội)
3. Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài:
 b/ Dạy học bài mới:
Hoạt đồng của thầy - trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1
Cho HS quan sát sơ đồ thành cổ loa
Cho HS đọc 
Tại sao người ta gọi cổ loa là loa thành?
Cho HS quan sát hình vẽ trong sgk.
GV: mô ta về cấu trúc thành cổ ở tranh vẽ mở rộng quá trình xây .....
1. Thành cổ loa và lực lượng quốc phòng
* Thành cổ loa
- An Dương Vương cho xây dựng một thành đất lớn –(Loa Thành – Thành cổ loa)
- Thành cổ Loa có 3 vòng khép kín có
tổng chiều dài 16.000m , cao 5->10 m rộng từ 10->20m hình xoáy chôn ốc 
Em có nhận xét gì về cấu trúc của thành cổ Loa?
Việc xây dựng công trình thành cổ Loa nói lên điều gì?
Tại sao nói cổ Loa là một quận thành?
G: mở rộng -> KL
- Vừa là kinh đô, vừa là công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
* Lực lượng quốc phòng
-Gồm lực lượng quân đội lớn:bộ, thủy,
-Trang bị vũ khí = đồng, đặc biệt là nỏ, thuyền chiến 
? Em hãy nêu những điểm giống nhau và khác nhau của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc?
Hoạt động 2: 
Cho HS đọc 
Em biết gì về Triệu Đà?quá trình thành lập nước Nam việt?
Triệu Đà có âm mưu và hành động gì?
G: nx- > Kl
Cuộc kháng chiến của ND Âu Lạc chống Triệu Đà diễn ra ntn?
Triệu Đà dã dùng mưu mô, Mưu kế xảo quỵêt gì để đánh Âu Lạc?
2. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Năm 181 – 180 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc .
- Quân dân Âu Lạc chiến đấu dũng cảm đánh bại Triệu Đà. Giữ vững nền độc lập.
Em biết câu chuyện nào kể về việc Triệu Đà đánh Âu Lạc bằng mưu kế
G: mở rộng ->KL
- Năm 179 TCN An Dương Vương vì thiếu cảnh giác nên mắc mưu Triệu Đà -> Âu Lạc bị thất bại.=> nước ta rơi vào ách đô hộ của Triệu Đà.
Theo em sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?
Bài học của An Dương Vương được áp dụng ở thời đại ntn?
* Bài học:
- Phải tuyệt đối cảnh giác
- Vưa phải tin tưởng Trung Thần
- Vừa phải dựa vào dân để đánh giặc.
4. Củng cố:
- Em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc KN chống quân xâm lược Triệu Đà.
- Nêu hiểu biết của em về 4 câu thơ sau:
 Ai về qua huyện Đông Anh
 Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục vương
 Cổ Loa thành ốc khác thường.
 Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.
 5/ Dặn dò:
- Ôn tập lại toàn bộ chương I, II chuẩn bị cho tiết ôn tập.
 Ngày soạn :13 /12 /2014
Tiết 17
BÀI 16
ÔN TẬP CHƯƠNG I CHƯƠNG II
A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Củng cố những kiến thức về lịch sử đân tộc từ khi con người xuất hiện 
 trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
- Nắm được những thành tựu KT và VH của các thời kỳ khác nhau.
- Nắm được những nét chính của XH và nhân dân thời Văn Lang – Âu
 Lạc cội nguồn dân tộc.
2. Tư tưởng:
 Củng cố ý thức và tình cảm của HS đối với tổ quốc với nền VH dân tộc.
3. Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng khái quát từng thời kì lịch sử
B. Chuẩn bị của GV – HS:
- lược đồ đất nước ta.
- Tranh ảnh và công trình nghệ thuật tiêu biểu.
- Ca dao về phong tục tập quán.
C. Hoạt động dạy học:
1. Ôn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
 a/ Giới thiệu bài:
 b/ Dạy học bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Nội dung Kiến thức cân đạt
Hoạt động 1: 
Căn cứ vào những bài đã học em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người Nguyên thuỷ trên đất nước ta?
GV: dùng bản dồ hình 24 sgk để HS xác định vùng người Việt cổ cư trú.
GV: hướng dẫn các em tập sơ đồ dấu tích của người tối cổ ở Việt Nam theo mẫu:
Địa điểm, thời gian, hiện vật
1. Sự xuất hiện của người Nguyên thuỷ trên dất nước ta 
* Dấu tích:
- Răng hoá thạch
- Công cụ bằng đá
- Xương động vật.
* Thời gian: khoảng 40-30 vạn năm
* Địa điểm: Lạng Sơn, núi đọ (Thanh hóa) Đồng Nai..
Hoạt động 2: 
Xã hội Nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? Căn cứ vào đâu để xác định các giai đoạn phát triển?
Tổ chức xã hội của người Nguyên thuỷ Việt Nam ntn?
2. Xã hội Nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
- Thời sơn vi: Phú Thọ, công cụ= đá ghè đẽo thô sơ, họ sống thành bầy
- Thời hoà bình – Bắc sơn: công cụ= đá, xương sừng,.. mài nhẵn 1 bên, họ sống thị tộc mẫu hệ 
GV: hướng dẫn HS lập bảng những giai đoạn phát triên của XH Nguyên thuỷ Việt Nam?
- Thời phùng Nguyên: Phú thọ, công cụ mài nhẵn sắc , dấu tích kim loại đồng, sống thị tộc phụ hệ.
Hoạt động 3: 
Gọi 1 HS kể lại truyền thuyết Âu Cơ và LLQ. Qua truyền thuýêt trên em có suy nghĩ gì về cọi nguồn dân tộc?
Đó là truyền thuyết về LS còn thực tế thì sao? Gọi 1 HS kể chuyện Sơn Tinh – Thuỷ Tinh 
GV: kể chuyện Thánh Gióng.
3. Những điều kiện đẫn đến sự ra đời của nhà nứơc Văn Lang và Âu Lạc.
- 
- Do nhu cầu trị thuỷ bảo vệ mùa màng.
- công cụ bằng đồng – sắt thay thế công cụ = đá 
Qua các câu truyện trên em thấy công cụ của người Việt cổ chủ yếu làm bằng gì?
Theo em lý do gì đã dẫn tới sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta?
- Nhu cầu chống lại giặc ngoại xâm
Hoạt động 4: 
Những công trình văn hoá tiêu biểu cho văn lang - Âu Lạc là gì?
(Thời Văn Lang - Âu Lạc đã để lại cho chúng ta những gì?)
4. Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang -Âu Lạc
+ Trống đồng và thành cổ loa.
? Em có suy nghĩ gì về bài học của An Dương vương?
Bài học An Dương Vương ngày nay còn cần thiết nữa không? vì sao?
Hoạt động 5
GV: yêu cầu HS làm bài tập yêu cầu 1 HS lên chữa bài ở bảng phụ. Lớp nhận xét bổ xung.
5. Bài tập:
Em hãy khoanh tròn vào thành tựu văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang.
Thành cổ Loa
Lưỡi cày đồng
Thạp đồng
Trống đồng.
4. Củng cố 
- Dặn dò HS về nhà ôn tập
- Toàn chương I và chương II.
5. Dặn dò:
 - Ôn lại toàn bộ kiến thức đẫ học, làm đề cương ôn tập học kì I
 - Tiết sau kiểm tra học kì
 Tiết 18 Ngày soạn: 15 /12/ 2014
KIỂM TRA HỌC KÌ I
 A. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhằm đánh giá kết quả thu nhận kiến thức của HS, hoàn thiện tri thức
 chương I – II cho học sinh.
2. Kỹ năng:
- Đòi hỏi HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã lĩnh hội và tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- Biết cách trình bày một sự kiện lịch sử
3. Tư tưởng:
- Giúp HS thấy rõ trình độ kiến thức và sự chuẩn bị của từng HS. 
- Hình thành thế giới quan, phát triển ngôn ngữ tư duy và giáo dục lòng yêu nước, yêu lao động cho HS.
B. CHUẨN BỊ : 
 Gv: Ma trận , ra đề , chuẩn bị đáp án - biểu điểm 
 HS: Ôn tập chuẩn bị trước .
C. BÀI MỚI : 
 1/ Ôn định lớp:	
 2 / Ma trận 
Chủ đề 
Nhận biết 
Thông hiểu 
Vận dụng 
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Xã hội nguyên thủy ( TG)
1 câu
0,5 đ
1 câu
2,5 đ
Cổ đại P Đông 
1 câu 2đ
Văn hóa cổ đại
1 câu
0,5 đ
Nguyên thủy trên đất nước ta
1 câu
 0,5 đ
Nhà nước Văn lang
1 câu 2,5đ
Bài 16 Ôn tập
1 câu
0,5 đ
1 câu
 1 đ
Tổng 
1 câu 
0,5 đ
1 câu 
2 đ
2 câu 
1 đ
2 câu 
5 đ
1 câu
0,5 đ
1 câu 
đ
3 / Đề bài:
A/ Trắc nghiệm: (2 đ)
Chọn đáp án đúng.
1/ Động lực của quá trình chuyển biến từ vượn thành người là ?
Nguồn thức ăn dồi dào. C. Sự phát triển của tự nhiên. 
Quá trình lao động. D. Xuất hiện công cụ bằng kim loại.
2/ Dấu tích người tối cổ tìm thấy trên đất nước ta có niên đại cách ngày nay khoảng ?
30- 20 vạn năm. C. 40- 30 vạn năm.
50 - 40 vạn năm. D. 20 -10 vạn năm.
 3/ Dựa vào sự chuyển động của Mặt trăng quanh Trái đất để sang tạo ra Lịch là thành tựu của các quốc gia cổ đại phương ? 
Cổ đại Phương Tây C. Cổ đại Phương Đông.
Cổ đại Phương Tây và Phương Đông D. Cả A và C đều đúng.
 4/ Việc người nguyên thủy trên đất nước ta biết trồng trọt và chăn nuôi đã chứng tỏ ?
 Họ đã chinh phục được tự nhiên.
Họ đã biết cải tạo tự nhiên để phục vụ cuộc sống của mình 
Họ vẫn sống dựa vào tự nhiên. 
Họ đã bước vào thời đại văn minh.
B/ Tự luận ( 8 đ)
Câu 1: Các quốc gia cổ đai Phương Đông ra đời ở đâu? Thời gian nào ?
 Câu 2: Nêu hiểu biết của em về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
Câu 3: Thế nào là bầy người nguyên thủy ? thế nào là thị tộc ?
Câu 4: Nêu hiểu biết của em vè qua trình cải tiến công cụ của người nguyên thủy tới khi nhà nước đầu tiên xuất hiện. 
 Đáp án và biểu điểm kiểm tra học kì 1 khối 6
A/ Trắc nghiệm : mỗi câu trả lời đúng được 0,5 đ
Câu 
 1
2
 3
 4
Đáp án
 B
C
 C
 B
B/ Tư luận (8 đ)
Câu 1 ( 2 đ) 
 Các quốc gia cổ đại Phương Đông ra đời ở lưu vực các con sông lớn : Sông Hằng,
 Trường giang, Nin ... (1đ)
 -Thời gian : cuối TNK IV – TNK III TCN ( 1đ)
 Câu 2 ( 2đ) có 4 nội dung -> mỗi nội dung đúng 0,5 đ
Về nhà ở
Về phương tiện đi lại 
Về ăn 
Về mặc 
Câu 3 ( 2đ)
Bầy người nguyên thủy : sống khoảng vài chục người ... ( 1đ)
Thị tộc: những người cùng dòng máu gồm vài chục gia đình sống với nhau(1đ)
Câu 4 ( 2đ) 
 Từ có sẵn -> biết ghè đẽo -> mài 1 bê

File đính kèm:

  • docxgiao an lich su 6.docx