Giáo án Lịch sử 6 - Ngô Thị Hằng

A.Mục tiêu:

1.Kiến thứccơ bản, trọng tâm:

-Giúp HS biết được Hà Tĩnh là một trrong những nơi loài người có mặt sớm ở nước ta.

-Nắm dược những nét chính về đời sống vật chất, tinh thần của người nguyên thuỷ ở Hà Tĩnh.

-HS thất được tinh thần đấu tranh ngoan cường của nhân dân Hà tĩnh trong thời kì Bắc thuộc.

2.Tư tưởng, tình cảm, thái độ: Giáo dục ý thức tự hào về cội nguồn của quê hương, dân tộc.

3.Kỉ năng: Rèn luyện cho HS kỉ năng điền kí hiệu vào những vị trí cần thiết trên bản đồ, sơ đồ, lược đồ.

B.Tài liệu, thiết bị:

-Sách lịch sử Hà Tĩnh.

-Bản đồ Hà Tĩnh.

C.Tiến trình lên lớp:

I.Ổn định tổ chức:

II.Bài mới:

 

doc97 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Ngô Thị Hằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yếu ở đồng bằng sông Hồng, sông Mã, sông Cả
-Chủ nhân của nó là người Lạc Việt
-Công cụ bằng đồng đã thay thế công cụ bằng đá đặc biệt là sự xuất hiện của lưỡi cày đồng
3. Sơ kết bài:
 	Trên cơ sở những phát minh lớn trong nền kinh tế, quan hệ xã hội có những biến chuyển tạo điều kiện hình thành những khu vực văn hoá lớn: 
óc Eo, Sa Huỳnh và đạc biệt là văn hoá Đông Sơn ở vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mà cư dân gọi là người Lạc Việt.
4 .Dặn dò:
-Học bài theo 3 câu hỏi ở SGK
-Chuẩn bị bài 12
* Rút kinh nghiệm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 16/11/2009
Ngày giảng:16/ 112009
Tiết13-Bài12:
Nước Văn Lang
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức cơ bản, trọng tâm:
-Nắm được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang
-Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước
2.Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
 Bồi dưỡng cho HS lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng
3.Kĩ năng:
 Rèn kĩ năng vẽ sơ đồ một tổ chức quản lí
B.Tài liệu, thiết bị:
-Bản đồ (Phần Bắc bộ và Bắc Trung bộ)
-Sơ đồ tổ chức nhà nước thời Hùng Vương
C.Tiến trình lên lớp:
I.ổn định tổ chức
II.Bài cũ:
 Nêu những nét mới về tình hình kinh tế- xã hội của cư dân Lạc Việt
III.Bài mới:
 Đặt vấn đề: Những chuyển biến lớn trong sản xuất và xã hội đã dẫn đến sự kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng đói với người dân Việt cổ.Sự ra đời của nhà nước Văn Lang- mở đầu một thời đại mới của dân tộc.
Hoạt động của GV-HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Yêu cầu 1 học sinh đọc mục 1
H. Vào khoảng các thế kirVIII – VIITCN, cư dân Việt cổ thường sinh sống ở những khu vực nào?
H. ở những ven con sông lớn có những thuận lợi và khó khăn gì?
H: Em biết những truyền thuyết nào liên quan đến thời kì lịch sử này?
H. Theo em, truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh phản ánh điều gì?
GV cho hs quan sát hiện vật
H. Đây là những hiện vật gì?(mũi tên đồng)
- Vũ khí 
H. Sự xuất hiện của vũ khí nói lên điều gì?
- xã hội đã có chiến tranh
H. Em còn nhớ câu chuyện nào phản ánh tinh thần kháng chiến của nhân dân ta.
- Thánh Gióng
? Khi sản xuất pt đã dẫn đến diều gì?
- xã hội nảy sinh giàu nghèo
Theo em vì sao cần phải có nhà nước?
H. Đứng trước những khó khăn đó đòi hỏi con người phải làm gì?
- Đoàn kết. Phải có người chỉ huy=> nhà nước văn lang ra đời trong hoàn cảnh phức tạp đó
Giáo viên chốt:
H. Vậy nhà nước Văn Lang được thành lập như thế nào?
-Sử dụng bản đồ giới thiệu các khu vực phát triển
+Vùng sông Cả (Nghệ An)
+Vùng sông Mã (Thanh Hoá)
+Vùng sông Hồng- nơi bộ lạc Văn Lang sinh sống và phát triển hơn cả
? Bộ lạc Văn lang là bộ lạc như thế nào?
Giàu có và hùng mạnh nhất
? Địa bàn của bộ lạc Văn Lang?
Ai là người tập hợp các bộ lạc khác?
? Nước văn lang được thành lập như thế nào vào thời gian nào?
? Ai được cử làm vua?
? Hùng Vương nghĩa là gì?
- hùng là trưởng thue lĩnh, người đừng đầu
Vương- vua
-> chỉ người đúng đầu của một quốc gia là tên của ột chức danh
? Đóng đo ở đâu
GV chốt: Như vậy nước Văn Lang được thành lập có nhà nước, cai quản chung, do vua đứng đầu.
? Nhà nước văn lang được tổ chức thành mấy cấp bậc?
-Sử dụng sơ đồ
? Chiềng chạ là cấp ở đâu?
Làng bản
? Người đứng đầu TƯ là ai còa quyền hành gì?
? lạc hầu, lạc tướng giúp việc cho ai?
? Khi có chiến tranh thì làm thế nào?
? Em có nhận xét gì về bộ máy nhà nước Văn Lang?
GV lưu ý thêm:
 Mặc dù là nhà nước nhưng nhà nước Văn Lang chưa có quân đội, pháp luật => Đơn giản, sơ khai.
? trong làn Bác Hồ về thăm đền Hùng Bác đã nói câu gì?
? Em hiểu như thế nào vè câu nói của Bác?
? Em nhớ câu ca dao nào nói về đền Hùng?
1.Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
-Xã hội có sự phân hoá giàu, nghèo
-Sản xuất phát triển, cuộc sống định cư , làng, chạ được mở rộng
+Nhu cầu trị thuỷ, thuỷ lợi
+Nhu cầu tổ chức, quản lí xã hội
+Nhu cầu đoàn kết chống giặc ngoại xâm
=> Nhà nước Văn lang đã ra đời.
2. Nước Văn Lang thành lập như thế nào?
-Thời gian: thế kỉ VII TCN
-Địa điểm: Gia Ninh (Phú Thọ)
-Người đứng đầu: Hùng Vương
-Kinh đô: Văn Lang (Bạch Hạc- Phú Thọ)
-Tên nước: Văn Lang
3.Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Hùng Vương
Lạc hầu- Lạc tướng
(Trung ương)
 ¯ ¯
Lạc tướng Lạc tướng
(Bộ) (Bộ)
 ¯ ¯ ¯
Bồ chính Bồ chính Bồ chính
(chiềng, chạ) (chiềng, chạ)
IV.Củng cố:
-Yêu cầu 1 HS nêu hoàn cảnh ra đời của nhà nước Văn Lang
-Trình bày tóm tắt tổ chức của nhà nước Văn Lang
=> Nhận xét.
V. Hướng dẫn học bài:
-Tập vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang
-Đọc trước bài 13
Nhận xét sau giờ dạy:
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 23 / 11 /2009
Ngày giảng: 24/11/2009
Tiết14-Bài13:
đời sống vật chất và tinh thần của cư dân văn lang
I.Mục tiêu: HS nắm được:
 1.Kiến thức cơ bản, trọng tâm: Thời Văn Lang, người Việt đã xây dựng được một cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú
2.Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
 Bước đầu giáo dục về lòng yêu nước và ý thức văn hoá dân tộc
3.Kĩ năng:
 Rèn luyện thêm những kĩ năng lên hệ thực tế quan sát hình ảnh và nhận xét
II.Tài liệu, thiết bị:
 ảnh: Trống đồng Đông Sơn
III.Các bước lên lớp:
1.ổn định tổ chức
2.Kiểm tra bài cũ:
.Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang?
.Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang.
3.Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung kiến thức cần đạt
HĐ 1: HD tìm hiểu mục 1.
-1 HS đọc mục 1
? :Trong nông nghiệp, cư dân Văn Lang biết làm những gì? (Trồng trọt, chăn nuôi)
? Quan sát hình 33 bài 11, em thấy cư dân Văn Lang xới đất để gieo cấy bằng công cụ gì?
- cuốc đồng, bừa đồng
? Những công cụ này có gì tiến bộ hơn so với trước?
? Việc sử dụng những công cụ này có tác dụng gì trong sản xuất nông nghiệp?
? Họ đã trồng những loại cây gì?
? Trong các loại cây đó, cây nào giữ vai trò là cây lương thực chính?
? Họ đã nuôi những con vật nuôi nào?
? Qua tìm hiểu em có nhận xét gì về nông nghiệp của cư dân Văn Lang so với thời kì trước?
-HS quan sát H.36,37,38
? Em nhận thấy nghề nào phát triển thời bấy giờ?
(Làm gốm, luyện kim...
? Giải thích khái niệm “chuyên môn hóa cao”?
? Em nhận xét gì về hình dáng trống đồng?
- mặt tròn, thân phình, chân loa, đánh vang xa-> cân đối hài hòa.
? Nhận xét về trang trí trên trống đồng?
- vẽ những nét sinh hoạt của cư dân Văn lang
? Từ đó em nhận xét gì về nghệ thuật đúc trống đồng của cư dân Văn lang?
- điêu luyện
? Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước ta và nước ngoài chứng tỏ điều gì?
- có nét văn hóa đồng nhất
HĐ 2: tìm hiểu phần 2
? thời kì này cư dân văn lang ở như thế nào?
? Vì sao cư dân Văn Lang lại ở nhà sàn?
? Cư dân Văn Lang đi lại chủ yếu bằng gì?
? Vì sao phương tiện đi lại chủ yếu của cư dân Văn Lang lại là thuyền?
(địa bàn sinh sống còn lầy lội, sông ngòi nhiều)
? Thức ăn chủ yếu của cư dân Văn Lang là gì?
? Em nhận xét gì về nguồn thức awqn của họ?
? Cư dân Văn Lang họ mặc như thế nào?
? Từ đó, em có nhận xét gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang so với thời trước đó ?
H:Nhận xét? (Tuy còn đơn giản nhưng đã đầy đủ)
HĐ 3: Tìm hiểu mục 3
? :Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang thể hiện ở những hoạt động cụ thể nào?
? Trong những lễ hội đó, nhạc cụ nào được sử dụng?
? Qua truyện Tràu cau, Bánh chưng, bành giầy cho ta biết người thời văn Lang đã có những phong tục gì?
? Thời kì này người Lạc Việt còn có tín ngưỡng gì?
? Việc chôn công cụ và đồ trang sức theo người chết cho em biết quan niệm gì của người dân Văn Lang?
? Qua những ngôi mộ khác nhau về số của cả và công cụ chôn theo đã phản ánh điều gì trong xã hội lúc bấy giờ?
? Qua những hình vẽ trang trí trên mặt trống và những đồ dùng bằng gốm cho thấy điều gì trong khiếu thẩm mĩ của cư dân văn lang?
? Em hiểu tình cảm cộng đồng klaf gì?
?:Yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
(Đời sống vật chất, tinh thần phong phú=> Tình cảm cộng đồng)
 ? Ngày nay, những phong tục, tập quán nào của cư dân Văn Lang còn được lưu giữ?
1.Nông nghiệp và các nghề thủ công
a.Nông nghiệp:
- Công cụ: cuốc đồng, lưỡi cày đồng.
-Trồng trọt: lúa rau, cây ăn quả
-Chăn nuôi: trâu bò tạo nguồn sức kéo , gia cầm.
b.Nghề thủ công:
-Làm gốm
-Luyện kim
-Dệt vải
-Đóng thuyền
2.Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
-Nhà ở: chủ yếu là nhà sàn
-Phương tiện đi lại bằng thuyền
-Thức ăn: cơm nếp, cơm tẻ, rau, thịt, cá
-Mặc: Nam: đống khố
 Nữ: mặc váy
3.Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang như thế nào?
- Tổ chức những lễ hội
-Tục nhuộm răng, ăn trầu, gói bánh.
-Tín ngưỡng: thờ thần, thờ tổ tiên
- Có khiếu thẩm mĩ cao.
4 .Củng cố bài:
-Yếu tố tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang là gì?
 GV chốt: Đời sống vật chất, tinh thần của cư dân Văn Lang đã được nâng cao lên 1 bước trên cơ sở phát triển kinh tế bước đầu tạo ra nét riêng, độc đáo.
5 .Hướng dẫn học bài:
-Hoàn thành câu hỏi ở SGK
-Chuẩn bị bài 14
Nhận xét sau giờ dạy:
...................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn30/ 11 / 2009
Ngày giảng: 1/11/2009
Tiết15-Bài14:
Nước âu lạc
A.Mục tiêu toàn bài:

File đính kèm:

  • docGiao an Lich su 6 hang.doc