Giáo án Lịch sử 6 - Lê Thị Thu Hương
Tiết Bài Tên bài
1 1 Sơ lược về môn lịch sử
2 2 Cách tính thời gian trong lịch sử
3 3 Xã hội nguyên thuỷ
4 4 Các quốc gia cổ đại phương Đông
5 5 Các quốc gia cổ đại phương Tây
6 6 Văn hoá cổ đại
7 7 Ôn tập
8 8 Thời nguyên thuỷ trên đát nước ta
9 9 Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta
10 10 Những chuyển biến trong đời sống kinh tế
11 Kiểm tra 1 tiết
12 11 Những chuyển biến về xã hội
13 12 Nước Văn Lang
14 13 Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
15 14 Nước Âu Lạc
16 15 Nước Âu Lạc(tt)
17 16 Ôn tập chương I và II
18 Kiểm tra HKI
19 Bài tập lịch sử
20 17 Cuộc KN Hai Bà Trưng
21 18 Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán
22 19 Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế
23 20 Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (tt)
24 Bài tập lịch sử
25 Kiểm tra 1 tiết
nhất của Âu Lạc (cách đây hơn 2000 năm). Thể hiện tài năng sáng tạo và kĩ thuật xây thành của nhân dân ta. Thành vừa là kinh đô vừa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia. 5. Nhà nước âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào? - Năm 181-180 TCN Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Việt. Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại được quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước. - Năm 179 TCN, An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà, Âu Lạc bị thất bại nhanh chóng. - Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm xương máu là đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác. - Vua phải tin tưởng ở trung thần. - Vua phải dựa vào dân để đánh giặc, bảo vệ đất nước. IV. Củng cố bài - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 1. Em hãy dùng bản đổ mô tả thành Cổ Loa. 2. Dựa vào truyền thuyết lịch sử An Dương Vương, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà. Giáo viên giải thích 4 câu ca dao đóng khung cuối bài: “Ai về qua huyện Đông Anh, Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương. Cổ Loa thành ốc khác thường, Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.” V. Dặn dò học sinh - Học theo câu hỏi cuối bài. - Các em hãy mô tả thành Cổ Loa bằng bản đồ và đánh giá ý nghĩa lịch sử của thành Cổ Loa (chính trị, kinh tế, quân sự). Bài 16. ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Học sinh củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc, từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang-Âu Lạc. - Nắm được những thành tựu kinh tế và văn hóa của các thời kì khác nhau. - Nắm được những nét chính của xã hội và nhân dân thời Văn Lang, Âu Lạc, cội nguồn dân tộc. 2. Tư tưởng - Củng cố ý thức và tình cảm của HS đối với Tổ quốc, với nền văn hóa dân tộc. 3. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và thống kê các sự kiện một cách có hệ thống. 4. Đồ dùng dạy học và tài liệu tham khảo - Lược đồ đất nước ta thời nguyên thủy và thời Văn Lang, Âu Lạc. - Một số tranh ảnh và công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn. - Một số câu ca dao về phong tục, tập quán và nguồn gốc dân tộc. B. NỘI DUNG I. Ổn định lớp II. Kiểm tra bài cũ 1 Em hãy mô tả thành Cổ Loa. 2. Em hãy phân tích những giá trị của thành Cổ Loa? (chính trị, kinh tế quân sự). III. Bài mới GV đặt câu hỏi: - Căn cứ vào những bài đã học, em hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người nguyên thủy trên đất nước ta. HS trả lời: GV dùng bản đồ hình 24 SGK phóng to treo trên bảng để HS có thể xác định vùng những người Việt cổ cư trú. - Người ta tìm thấy rằng hóa thạch của người tối cổ ở hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên Lạng Sơn). - Núi Đọ thanh Hoá), tìm thấy nhiều công cụ bằng đá của người nguyên thủy, cách đây khoảng 40 - 30 vạn năm. - Tìm thấy chiếc răng và mảnh xương trán của Người tinh khôn ở hang Kéo Lạng Sơn). GV sơ kết: GV hướng dẫn các em lập sơ đồ: Dấu tích của Người tối cổ ở Việt Nam. 1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời kì dựng nước Văn Lang-Âu Lạc? - Cách nay hàng chục vạn năm đã có người Việt cổ sinh sống. - Những người Việt cổ và các thế hệ con cháu họ là chủ nhân muôn thuở của đất nước Việt Nam. Địa điểm Thời gian Hiện vật Hang Thẩm Hai, Thẩm Hàng chục vạn năm Chiếc răng của Người tối Khuyên (Lạng Sơn) cổ. Núi Đọ (Thanh Hoá) 40-30 vạn năm Công cụ bằng đá của người nguyên thủy được ghè đẽo thô sơ. Hang Kéo Lèng (Lạng 4 vạn năm Răng và mảnh xương trán Sơn) của Người tinh khôn. phùng Nguyên cồn Châu 4.000- 3.500 năm Nhiều công cụ đồng thau. Tiên. Bến Đò... GV hỏi: Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? HS trả lời: GV: Căn cứ vào đâu, em xác định những tư liệu này? HS trả lời: Căn cứ vào những tài liệu của giới khảo cổ học Việt Nam. GV: Tổ chức xã hội của người nguyên thủy Việt Nam như thế nào? HS trả lời: GV hướng dẫn HS lập bảng những giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thủy Việt Nam. 2. Xã hội nguyên thủy Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? - Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua giai đoạn Ngườm, Sơn Vi (đồ đá cũ) công cụ đồ đá được ghè đẽo thô sơ. - Văn hóa Hòa Bình-Bắc Sơn (đồ đá giữa công cụ đá được ghè đẽo một mặt, bắt đầu có đồ gốm (Bắc Sơn). - Chứng tỏ người Việt cổ đã bước sang thời đại đồ đá mới. - Văn hóa Phùng Nguyên (thời đại kim khí) đồng thau xuất hiện. - Thời kì Sơn Vi, người nguyên thuỷ sống thành từng bầy. - Thời Hòa Bình - Bắc Sơn họ sống thành các thị tộc mẫu hệ. - Thời Phùng Nguyên, họ sống thành các bộ lạc là liên minh các thị tộc phụ hệ. Giai đoạn Địa điểm Thời gian Công cụ sản xuất Người tối cổ Sơn Vi Hàng chục vạn năm Đồ đá cũ, công cụ đá được ghè đẽo thô sơ. Người tinh khôn (giai đoạn đầu) Hòa Bình, Bắc Sơn 40 - 30 vạn năm Đồ đá giữa và đồ đá mới công cụ đá được mài tinh xảo. Người tinh khôn (giai đoạn phát triển). Phùng Nguyên 4000-3500 năm Thời đại kim khí, công cụ sản xuất bằng đồng thau + sắt. GV: Cách đây khoảng 4000 năm, người Việt cổ đã sinh sống trên đất nước Việt Nam, họ đã tạo nên những cơ sở vật chất và tinh thần đầu tiên cho buổi đầu dựng nước Văn Lang. Quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta thường đi liền với nhau. Quá trình dựng nước Âu Lạc cũng là quá trình người Việt cổ phải tiến hành kháng chiến chống Tần, chống Triệu. GV gọi HS kể lại truyền thuyết "Âu Cơ và Lạc Long Quân.” GV đặt câu hỏi để HS trả lời: - Sau truyền thuyết "Âu Cơ và Lạc Long Quân" em có suy nghĩ gì về cội nguồn dân tộc? HS trả lời: Dân tộc ta có chung một cội nguồn thống nhất đồng bào. GV: Chúng ta vừa nghe truyền thuyết về cội nguồn dân tộc, còn thực tế thì sao? GV hướng dẫn HS trả lời. GV gọi 1 HS kể về chuyện Sơn Tinh-Thủy Tinh (nói lên chiến thắng lũ lụt của cha ông). GV đặt câu hỏi tiếp: Cách đây khoảng 4000 năm, công cụ sản xuất của người Việt cổ chủ yếu làm bằng gì? HS trả lời : Nếu còn nhiều thời gian GV yêu cầu HS kể lại chuyện Thánh Gióng (chú ý chi tiết con ngựa sắt). GV hỏi: Những lý do gì đã dẫn tới sự ra đời nhà nước đầu tiên ở nước ta? GV dùng sơ đồ khu di chỉ Cổ Loa và bản đồ Nam Việt và âu Lạc thế kỉ III TCN để nhắc lại cuộc kháng chiến chống Tần và chống Triệu. Tuy cuộc kháng chiến chống Triệu đã thất bại, nước ta rơi vào tình trạng hơn 1000 năm Bắc thuộc, nhưng nhân dân ta vẫn kiên trì đấu tranh để giành lại độc lập. GV hỏi HS: Những công trình văn hóa tiêu biểu cho văn minh Văn Lang-Âu Lạc là gì? HS trả lời: GV giải thích: + Trống đồng là vật tượng trưng cho văn minh Văn Lang-Âu Lạc: Nhìn vào các hoa văn của trống đồng người ta có thể thấy những văn hóa vật chất và tinh thần của thời kì đó. Trống đồng dùng trong lễ hội cầu mưa thuận gió hoà. + Thành Cổ Loa: Là kinh đô của nước Âu Lạc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của đất nước, khi có chiến tranh thành Cổ Loa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia. Bởi vì xung quanh 3 vùng thành đều là các hào nước được nói với sông Hoàng và sông Hồng, từ đó ta có thể tiến lên Tây Bắc, Việt Bắc và ra biển bằng đường thủy. GV dùng sơ đổ khu thành Cố Loa (hình 41) để phân tích những giá trị của thành Cổ Loa. GV sơ kết: Thời Văn Lang-Âu Lạc để lại cho chúng ta: Tổ quốc nhà nước Văn Lang-Âu Lạc mở đầu thời kì đựng nước và giữ nước. Thuật luyện kim: sản xuất ra các công cụ đồng và sắt làm cho năng suất lao động cao hơn, đời sống nhân dân ổn định hơn. Người dân lúc đó chủ yếu sống bằng nền kinh tế trồng lúa nước với 2 ngành chính là trồng trọt và chăn nuôi. Dân tộc ta hình thành những phong tục tập quán riêng. Thờ thần Mặt Trời, thần sấm, thần ma, thần núi, đất, nước. Thờ cúng tổ tiên... Phong tục: Nhuộm răng, ăn trầu, ngày Tết làm bánh chưng, bành dày. - Đặc biệt là sau sự thất bại của An Dương Vương, chúng ta đã rút ra bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước: trong mọi tình huống, chúng ta phải luôn luôn cảnh giác với kẻ thù 3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc ? -Cách đây khoảng 4000 năm các bộ lạc Việt cổ đã sống định cư thành các xóm làng ở vùng gò đồi trung du châu thổ sông Hồng, sông Mã. -Họ sống bằng nghề nông nguyên thủy (trồng trọt và chăn nuôi). -Trồng lúa nước là chủ yếu hàng năm phải lo trị thủy, bảo vệ mùa màng. - Công cụ sản xuất chủ yếu bằng đồng, sắt thay thế cho công cụ đá. - 15 bộ lạc sinh sống ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ cần phải liên kết với nhau để trị thủy, chống lũ lụt, bảo vệ mùa màng và chống giặc ngoại xâm Trong 15 bộ lạc, bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh nhất, thủ lĩnh của bộ lạc Văn Lang là vua Hùng (cha tuyền con nối). Vua Hùng đặt tên nước là Văn Lang (thế kỉ III TCN), sau đó thành nước Âu Lạc 4. Những công trình văn hóa tiêu biểu của thời Văn Lang Âu Lạc? - Trống đồng và thành Cổ Loa. Chương III THỜI KÌ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP Tiết 19: Bài 17. CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40) A. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1. Kiến thức - Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị (thời kì Bắc thuộc). Sự thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. - Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn dân ủng hộ, thắng lợi nhanh chóng, đất nước giành được độc lập. 2. Tư tưởng Giáo dục cho HS ý thức căm thù quân xâm lược, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc. Giáo dục cho các em lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam. 3. Kĩ năng Rèn luyện cho HS biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử. Bước đầu rèn luyện kĩ năng cho HS biết vẽ và đọc bản đồ lịch sử. 4. Đồ dùng dạy học Bản đồ loại treo tường "Khởi nghĩa Hai Bà Trưng" do trung tâm bản đồ tranh ảnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo xuất bản. Bản đồ Nam Việt và Âu Lạc thế kỉ III TCN. Bản đồ Âu Lạc thế kỉ I - thế kỉ III. Tranh dân gian về Hai Bà Trưng khởi nghĩa, ảnh về đền thờ Hai Bà ở Hà Nội, Hà Tây... B. NỘI DUNG I. Ổn định lớp II. Kiểm tra bài cũ III. Bài mới: GV dùng bản đồ Nam Việt và âu Lạc thế kỉ III TCN, khái quát cho
File đính kèm:
- Su 6(2).doc