Giáo án Lịch sử 6 - Học kỳ II
I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1/ Kiến thức
- Học sinh cũng cố những kiến thức về kịch sử dân tộc, từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
2/ Tư tưởng
- Cũng cố ý thức và tình cảm của HS đối với Tổ quốc, với nền văn hóa dân tộc.
3/ Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và thống kê các sự kiện một cách có hệ thống.
4/ Đồ dùng dạy học và tài liệu tham khảo
- Lược đồ đất nuớc ta thời nguyên thủy và thời Văn Lang, Âu Lạc.
- Một số tranh ảnh và công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn.
- Một số câu ca dao về phong tục, tập quán và nguồn gốc dân tộc.
II/ NỘI DUNG
1/ Ổn định lớp: ( TG) 1 Phút
2/ Kiểm tra bài củ: ( TG) 4 Phút
- Hãy trình bày việc xây thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng ?
- Hãy trình bày nhà nước Âu Lạc sụp đỗ trong hoàn cảnh nào ?
3/ Bài mới
* Sau khi học hết phần chương I và II, hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những phần kiến thức mà chúng ta đã học.
Tư hoảng sợ, vội bỏ thành Long Biên chạy về Trung Quốc. - Tháng 4/542, nhà Lương kéo quân từ Quảng Châu sang đàn áp. Nghĩa quân đánh bại quân Lương. - Đầu năm 543, nhà Lương lại kéo quân sang lần thứ hai, ta chủ động đánh bại chúng ở hợp Phố. - Tướng địch bị giết gần hết. * Kết quả khởi nghĩa + Quân Lương bị đại bại. + Lý Bí lên ngôi hoàng đế, lấy hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, lấy niên hiệu là Thiên Đức, đóng đô ở vùng cửa sông Tô Lịch ( Hà Nội). - Lý Nam Đế thành lập triều đình với 2 ban: văn, võ. - Triệu Túc giúp vua cai quản mọi việc. - Đứng đầu ban văn là Tinh Thiều. - Đứng đầu ban võ là Phạm Tu. 4 / CŨNG CỐ BÀI: ( TG) 4 Phút - Trình bày diễn biến khởi nghĩa Lý Bí ( bằng bản đồ). - Lý Bí đã làm gì sau khi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa? - Tại sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân? 5 / DẶN DÒ HỌC SINH: ( TG) 1 Phút - Học sinh học theo các câu hỏi cuối bài. - Học xong, học sinh trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí bằng lược đồ trong SGK. - Giải thích tại sao Lý Bí xưng Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân. - Xem bài 22 ở nhà trước. Tuần: Ngày soạn: Tiết: Ngày dạy: BÀI 22 KHỞI NGHĨA LÝ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN ( 542 – 602) ( tiếp theo) I/ MỤC ĐÍCH YÊU CẦU 1/ Kiến thức - Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí nổ, các thế lực phong kiến Trung Quốc ( nhà lương, nhà Tùy) đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược nước ta, hòng lập lại chế độ đô hộ. - Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân lương trải qua 2 thời kì: thời kì thứ nhất do Lý Bí lãnh đạo, thời kì thứ hai do Triệu Quang Phục lãnh đạo, đây là cuộc chiến đấu không cân sức, Lý Bí phải rút lui dần, trao quyền chỉ huy chiến đấu cho Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục đã xây dựng căn cứ Dạ Trạch, sử dụng lối đánh du kích, đánh đuổi quân xâm lược, giành chủ quyền cho đất nước. - Đến thời Hậu Lý Nam Đế ( Lý Phật Tử), nhà Tuỳ huy động một lực lượng lớn sang xâm lược, cuộc kháng chiến của nhà tiền Lý bị thất bại, nước Vạn Xuân lại rơi vào ách thống trị của bọn phong kiến phương Bắc. 2/ Tư tưởng - Giáo dục cho HS ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc ta trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. 3/ Kĩ năng - Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng phân tích kĩ năng đọc bản đồ lịch sử. II/ NỘI DUNG 1/ Ổn định lớp: ( TG) 1 Phút 2/ Kiểmtra bài cũ: ( TG) 4 Phút - Trình bày diễn biến khởi nghĩa Lý Bí. - Tại sao Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân? 3/ Bài mới * Mùa xuân năm 544, cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã thành công. Lý Bí lên ngôi Hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân với hi vọng đất nước, dân tộc sẽ được trường tồn. Nhưng tháng 5 năm 545, phong kiến phương Bắc, lúc này là triều đại nhà Lương và sau đó là nhà Tùy, đã mang quân sang xâm lược trở lại nước ta. Đây là cuộc chiến đấu không cân sức. Nhân dân ta đã chiến đấu rất dũng cảm, nhưng cuối cùng không tránh khỏi thất bại TG Hoạt Động Thầy và Trò Ghi Bảng 10 15 10 GV: Dùng lược đồ khởi nghĩa Lý Bí để trình bày vấn đề này ( bản đồ câm, giáo viên nói đến đâu điền địa danh và đánh mũi tên đến đó). + Đường thủy: chúng theo đường biển tiến vào cửa sông Bạch Đằng tiến vào đất liền. + Đường bộ: chúng men theo ven biển tiến vào phía đông bắc nước ta. - Vì thế giặc mạnh, thành làm bằng đất không giữ được lâu. GV giải thích + Hồ Điển Triệt ( nay thuộc Lập Thạch – Vĩnh Phúc) nằm ở bên bờ sông Lô, cách Bạch Hạc khoảng 15 km, địa thế hiểm yếu. Xưa có con ngòi nối liền sông Lô với hồ, 3 mặt đông, nam, bắc của hồ là các dải đồi cao; phía tây là những đồi thấp và cách đồng trũng. Từ sông Lô chỉ có một con đường đi vào phía bắc của hồ. Vào một đêm mưa to, gió lớn, Trần Bá Tiên được một hùng binh của Lý Bí chỉ đường, đã đánh úp quân của Lý Nam Đế ở hồ Điển Triệt. + Quân ta chống đỡ không nổi. - Anh trai của Lý Nam Đế là Lý Thiên Bảo và Lý Phật Tử ( là người trong họ, là tướng của Lý Nam Đế) đã đem lực lượng còn lại lui về Thanh Hoá. GV: Qua trình bày trên, theo em, sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nhà nước Vạn Xuân không? Tại sao? HS trả lời + Sự thất bại của Lý Nam Đế không phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân, vì cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn tiếp tục dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. Triệu Quang Phục đã đưa quân về đóng ở đầm Dạ Trạch, dùng chiến thuật du kích kháng chiến lâu dài, đánh bại quân Lương. GV : Gọi HS đọc mục 4 trang 61 SGK sau đó đặt câu hỏi, yêu cầu HS trả lời + Em biết gì về Triệu Quang Phục? HS trả lời + Triệu Quang Phục ( con trai của Triệu Túc) là người có công lớn trong cuộc khởi nghĩa và được Lý Bí rất tin cậy. + Triệu Quang Phục là một tướng trẻ, có tài, cho nên sau khi Lý Nam Đế bị đánh úp ở hồ Điển Triệt, Lý Nam Đế đã trao quyền chỉ huy quân sự cho Triệu Quang Phục. + Triệu Quang Phục đem quân về đóng ở đầm Dạ Trạch ( Hưng Yên) để kháng chiến lâu dài. GV: Theo em, vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến? HS trả lời - Bởi vì Dạ Trạch là một vùng đầm lầy mênh mông, lau say um tùm. Ơû giữa có một bãi đất cao khô ráo, có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được. Triệu Quang Phục đã cho quân đóng ở bãi nổi. Ban ngày nghĩa quân ở căn cứ rất bí mật ( như nơi không người), ban đêm nghĩa quân chèo thuyền ra ngoài căn cứ đánh úp địch, cướp vũ khí, lương thực. GV: Âm mưu của quân Lương đối với việc tiêu diệt lực lượng của Triệu Quang Phục như thế nào? HS trả lời + Sau nhiều lần bao vây Dạ Trạch, quân Lương đều bị nghĩa quân chống trả quyết liệt. Tình thế giằng co kéo dài. Trần Bá Tiên thất vọng, nhà Lương có loạn ( năm 550), Trần Bá Tiên nhân đó bỏ về nước, giao lại binh quyền cho tì tướng Dương Sàn. Dương Sàn là tướng bất tài. Quân Lương mệt mỏi. + Nhân cơ hội đó, Triệu Quang Phục đã phản công lại, đánh bại quân Lương, ông chiếm được thành Long Biên. GV: Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo? HS trả lời ( HS thảo luận ) - Cuộc kháng chiến này thắng lợi là do được đông đảo nhân dân ủng hộ. - Biết tận dụng địa thế hiểm yếu của Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích, phát triển lực lượng kháng chiến lâu dài. - Quân Lương chán nản, luôn bị động trong chiến đấu. GV : Gọi HS đọc mục 5 trang 62 SGK và đặt câu hỏi: + Sauk hi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục đã làm gì? HS trả lời - Năm 571, Lý Phật Tử từ phía nam kéo quân về cướp ngôi. Lý Phật Tử lên làm vua, sử cũ gọi là Hậu Lý Nam Đế. - Sau đó vua Tùy ( thay nhà Lương) đòi Lý Phật Tử sang chầu, nhưng ông kiên quyết thoái thác không đi. GV đặt câu hỏi + Theo em, vì sao nhà Tùy yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu? Vì sao Lý Phật Tử Không sang? HS trả lời + Nhà Tùy yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu là để nhân đó có thể bắt ông và lập lại chế độ thống trị ở nước ta như trước, phải phụ thuộc Trung Quốc. + Lý Phật Tử không đi là vì ông đã đề phòng mưu đồ nham hiểm của giặc và ông tích cực chuẩn bị lực lượng kháng chiến. GV: Lý Phật Tử chuẩn bị kháng chiến như thế nào? HS trả lời + Ông tăng thêm quân ở những nơi trọng yếu như Long Biên ( Bắc Ninh), Ông Diên ( Hà Nội) và ông đích thân cầm quân giữ Cổ Loa ( Hà Nội). GV: Cuộc kháng chiến chống quân Tuỳ của Lý Phật Tử diễn ra như thế nào? HS trả lời 3/ Chống quân Lương xâm lược - Tháng 5 năm 545 nhà Lương cử Dương Phiêu làm thứ sử Giao Châu và Trần Bá Tiên chỉ huy một đạo quân lớn theo 2 đường thủy, bộ vào nước ta. - Quân ta do kéo quân đến vùng Lục Đầu giang ( Hải Dương) để đánh địch. - Lực lượng ta yếu hơn địch nên phải lui về giữ thành ở của sông Tô Lịch ( Hà Nội). - Thành bị vỡ không giữ nổi Lý Nam Đế phải đem quân về giữ thành Gia Ninh ( Việt Trì – Phú Thọ). - Đầu năm 546 giặc chiếm thành Gia Ninh, Lý Nam đế phải đem quân lui về vùng núi Phú Thọ, sau đó đóng quân ở hồ Điển Triệt. - Lý Nam Đế phải chạy vào động Khuất Lão ( Tam Nông – Phú Thọ). - Năm 548 Lý Nam Đế mất. 4/ Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào? - Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến. - Ông dùng chiến thuật du kích để đánh quân Lương. - Nhân dân thường gọi Triệu Quang Phục là Dạ Trạch Vương. - Cuộc kháng chiến của Triệu Quang Phục kết thúc thắng lợi năm 550. 5/ Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào? - Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua ( Triệu Việt Vương) và tổ chức chức chính quyền - Lý Phật Tử lên làm vua được hơn 30 năm ( 571 – 603). - Năm 603, 10 vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân. Lý Phật Tử bị bao vây ở Cổ Loa, rồi bị bắt giải về Trung Quốc. 4 / CŨNG CỐ BÀI: ( TG) 4 Phút - Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào? - Triệu Quang Phục là ai? Vì sao ông đánh bại được quân Lương, giành lại độc lập cho đất nước?
File đính kèm:
- giao an lich su 6 ky II moi soan.doc