Giáo án Lịch sử 6 - Học kỳ I - Năm học 2011-2012
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu đựợc Lịch sử là một môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với con người. Học lịch sử là rất cần thiết đối với học sinh.
2. Kĩ năng: Học sinh làm quen với kĩ năng tư duy và liên hệ thực tế
3. Thái độ: Bồi dưỡng học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích học tập bộ môn.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, vấn đáp, thảo luận
III. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Tranh Bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám
2. Học sinh: SGK
Là một công dân của đất nước cần phải hiểu biết lịch sử dân tộc. b. Sau công nguyên, xã hội nguyên thuỷ bắt đầu tan rã. c. Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm: Ai Cập, Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp. d. Các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây đều đạt những thành tựu rực rỡ về văn hoá. 2. Em hãy điểm lại những thành tựu vềvăn hoá của người phương Đông cổ đại: - Lịch:. - Chữ viết:.. - Toán học:. - Kiếntrúc ............................................................................................................................ II. Tự luận 1. Em hãy nêu và phân tích đặc điểm của các giai cấp trong xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây ? 2. Em hãy trình bày đời sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước ta ? ĐÁP ÁN + THANG ĐIỂM I. Trắc nghiệm ( 3đ) 1. a,b,d 2. - Lịch: Dựa vào sự di chuyển của Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất, người phương Đông làm ra lịch ( âm lịch ) - Chữ viết: chữ viết ra đời sớm ( chữ tượng hình ) - Toán học: + Sáng tạo ra chữ số + Biết được phép đếm từ 1 đến 10 + Giỏi về hình học và số học - Kiến trúc: Xây dựng những công trình độc đáo, đồ sộ: Kim tự tháp, vườn treo Babilon II. Tự luận ( 7đ) 1. ( 3đ ) * Phương Đông: - Nông dân - Quí tộc - Nô lệ * Phương Tây: - Chủ nô - Nô lệ 2.( 4đ) - Đời sống vật chất: + Cải tiến công cụ lao động + Sử dụng nhiều loại nguyên liệu làm công cụ + Trồng trọt, chăn nuôi. - Đời sống tinh thần: + Biết làm đồ trang sức + Tục chôn người chết kèm theo công cụ lao động * Nhận xét: HS tự rút ra nhận xét 4. Củng cố bài học GV thu bài và nhận xét giờ kiểm tra 5. Hướng dẫn HS học và làm bài ở nhà - HS ôn tập, chuẩn bị trước bài mới V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 2/11/2011 Chương II: THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC VĂN LANG – ÂU LẠC Tiết 11: NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu được những chuyển biến lớn có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế của người nguyên thuỷ với hàng loạt những phát minh, cải tiến trong kĩ thuật sản xuất và chế tác công cụ lao động. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, so sánh. 3. Thái độ: Nâng cao tinh thần, ý thức sáng tạo trong lao động, học tập II. PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: Bản đồ Việt Nam 2. Học sinh: sgk IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức ( 1p) Ngày giảng Tiết Lớp Ghi chú 2. Kiểm tra bài cũ ( 5p ) GV trả bài kiểm tra 1 tiết. 3. Bài mới (35p) T/gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS+ghi bảng 20p 15p Yêu cầu HS đọc SGK Hướng dẫn HS quan sát H.28, 29, 30 sgk. - Em có nhận xét gì về kĩ thuật chế tác công cụ thời đó ? - Đồ gốm có gì khác biệt so với thời kì trước ? - Thuật luyện kim được phát minh như thế nào ? - Những bằng chứng nào chứng tỏ rằng thuật luyện kim đã ra đời ? - Thuật luyện kim ra đời có ý nghĩa như thế nào? Yêu cầu HS đọc sgk - Những dấu tích nào chứng tỏ con người đã phát minh ra nghề trồng lúa nước ? GV chỉ vị trí của Hoa Lộc, Phùng Nguyên trên bản đồ - Việc trồng lúa nước được con người tiến hành ở đâu? trong điều kiện nào? 1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào ? Thuật luyện kim được phát minh như thế nào? - Kĩ thuật mài tiến bộ: mài 2 mặt, biết sử dụng bàn mài, cưa đá. + Rìu, bôn được mài nhẵn, công cụ bằng xương, sừng ngày càng nhiều - Nhiều loại hình đồ gốm: bình, vò, bát, đĩa, cốccó trang trí các loại hoa văn khác nhau. - Trong quá trình làm đồ gốm con người đã phát minh ra thuật luyện kim - Người ta đã tìm thấy các cục đồng, sỉ đồng, dây đồng, dùi đồng - Đây là một bước tiến dài trong chế tạo công cụ, chuyển biến từ thời đại đồ đá sang thời đại đồ đồng. 2. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu? trong điều kiện nào? - Người ta tìm thấy những chiếc cuốc đá ở Hoa Lộc, Phùng Nguyên, cùng với dấu vết của gạo cháy, vỏ lúa. - Con người định cư lâu dài và trồng lúa ở các đồng bằng, ven các con sống lớn: Sông Hồng, sông Mã, sông Cả. Nơi đây có đát đai màu mỡ, đủ nước tưới. Vì vậy lúa gạo trở thành nguồn lương thực chính. 4. Củng cố bài học (2p) GV hệ thống nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ( 2p) HS học bài theo câu hỏi sgk, xem trước bài mới. V. RÚT KINH NGHIỆM . Ngày soạn: 9/11/2011 Tiết 12: NHỮNG CHUYỂN BIẾN VỀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC 1. Kiến thức: Giúp HS hiểu rằng do tác động của phát triển kinh tế, xã hội nguyên thuỷ đã có những chuyển biến quan trọng trên nhiều lĩnh vực. Xã hội đã có sự phân công lao động. Chế độ phụ hệ dần thay thế cho chế độ mẫu hệ trước đây. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nhận biết, so sánh. 3. Thái độ: Giáo dục HS lòng tự hào về cội nguồn dân tộc. II. PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, dạy học nêu vấn đề, vấn đáp. III. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên: SGV 2. Học sinh: sgk IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức ( 1p) Ngày giảng Tiết Lớp Ghi chú 2. Kiểm tra bài cũ ( 5p ) - Hãy nêu quá trình ra đời và tác dụng của nghề nông trồng lúa nước ? * Kiểm tra: 3. Bài mới (35p) T/gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS+ghi bảng 10p 15p 10p Yêu cầu HS đọc sgk - Sự phân công lao động trong xã hội xuất phát từ yếu tố nào ? - Trong xã hội có sự phân công lao động như thế nào? - Em có nhận xét gì về sự phân công lao động trong xã hội ? - Xã hội thời Văn Lang-Âu Lạc có gì đổi mới so với trước ? - Vì sao chế độ phụ hệ lại thay thế cho chế độ mẫu hệ ? - Theo em những ai là người có quyền quản lí làng bản ? HS đọc sgk - Sự phát triển kinh tế và sự phân công lao động đã tác động như thế nào tới xã hội nước ta ? 1. Sự phân công lao động đã hình thành như thế nào ? - Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ngày càng phát triển đòi hỏi phải có người chuyên chăm lo cho sản xuất. - Người phụ nữ ngoài việc nhà thường tham gia sản xuất nông nghiệp, làm gốm, dệt vải. - Nam giới một phần làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá; một phần chuyên chế tác công cụ lao động. → Sự phân công lao động đã hình thành 2. Xã hội có gì đổi mới ? - Cuộc sống con người ngày càng ổn định, hình thành hàng loạt các làng bản ở ven các con sông lớn ( chiềng chạ ). Các chiềng chạ hợp lại với nhau thành các bộ lạc - Chế độ phụ hệ dần thay thế cho chế độ mẫu hệ. - Người đứng đầu làng bản có quyền chỉ huy những người khác và được chia phần thu hoạch nhiều hơn, các gia đình cũng có thu nhập khác nhau. - Chôn người chết kèm theo của cải và công cụ lao động. 3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào ? - Kinh tế, xã hội có sự phát triển mạnh mẽ. - Hình thành những nền văn hoá phát triển cao: Óc Eo, Sa Huỳnh đặc biệt là văn hoá Đông Sơn. - Thời văn hoá Đông Sơn, đồ đồng đã trở nên phổ biến và dần thay thế cho đồ đá 4. Củng cố bài học (2p) GV hệ thống nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ( 2p) HS học bài theo câu hỏi sgk, xem trước bài mới. V. RÚT KINH NGHIỆM . Ngày soạn: 17/11/2011 TIẾT 13: NƯỚC VĂN LANG I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC 1. Kiến thức: Hs nẳm được những nét cơ bản về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang. Nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là 1 tổ chức quản lý đất nước bền vững đánh dấu giai đoạn mở đầu của thời kỳ dựng nước. 2. Kĩ năng: Vẽ sơ đồ, phân tích, đánh giá 3. Thái độ: Lòng tự hào dân tộc và tình cảm cộng đồng II. PHƯƠNG PHÁP: III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGV 2. Học sinh: sgk IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức ( 1p) Ngày giảng Tiết Lớp Ghi chú 2. Kiểm tra bài cũ ( 5p ) - Sự phân công lao động trong xã hội diễn ra như thế nào? * Kiểm tra: .. 3. Bài mới (35p) T/gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS+ghi bảng 10p 10p 15p Hướng dẫn học sinh đọc sách giáo khao. -Nha nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? -Xuất phát từ những yêu cầu gì mà nhà nước Văn Lang ra đời ? Học sinh đọc sách giáo khoa. Giới thiệu bản đồ khu vực sinh sống của bộ lạc Văn Lang. -Nước Van Lang được ra đời như thế nào? Học sinh đọc sách giáo khao. Giới thiệu sơ đồ tổ chức Nhà nước Văn Lang. - Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? - Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang ? 1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? -Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo.Cuộc sống định cư, sản xuất phát triển, làng chạ được mở rộng. -Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ và phát triển sản xuất nông nghiệp. Việc mở rộng giao lưư và tự vệ Với những yêu cầu trên nhà nước Văn Lang đã ra đời. 2. Nhà nước Văn Lang thành lập. -Văn Lang là bộ lạc hùng mạnh nhất, sinh sống ở lưư vực sông Hồng từ Ba Vì (Hà Tây) tới Việt Trì (Phú Thọ) -Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc khác nhau lập nên Nhà nươc Văn Lang vào thế kỷ VIITCN, lấy hiệu là Hùng Vương, đăt tên nước là Văn Lang. Đóng đô ở vùng Bạch Hạc (Việt Trì- Phú Thọ) 3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào? - Đứng đầu là Vua Hùng chia nước ra làm 15 bộ. - Đứng đầu mỗi bộ là Lạc Tướng - Đứng đầu các chiềng chạ là bồ chính Giải quyết các việc về ruộng đất, các mối bất hoà. -Nhà nước Văn Lang chưa có luật pháp và quân đội 4. Củng cố bài học (2p) GV hệ thống nội dung bài học. 5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài ở nhà ( 2p) HS học bài theo câu hỏi sgk, xem trước bài mới. V. RÚT KINH NGHIỆM Ngày soạn: 23/11/2011 Tiết 14: ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CƯ DÂN VĂN LANG I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC. 1. Kiến thức: HS hiểu được thời Văn Lang người dân Việt Nam đã xây dựng được cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng vừa đầy đủ, vừa phong phú tuy còn sơ khai. 2. Kĩ năng: .Quan sát hình ảnh và nhận xét. 3. Thái độ: .Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hoá dân tộc. II. PHƯƠNG PHÁP: đàm thoại, thảo luận III. CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: SGV 2. Học sinh: sgk IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY 1. Ổn định tổ chức ( 1p) Ngày giảng Tiết Lớp Ghi chú 2. Kiểm tra bài cũ ( 5p ): - Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? -Vẽ sơ đồ t/c Nhà nước Văn Lang? * Kiểm tra: 3. Bài mới (35p) T/gian Hoạt động của GV Hoạt động của HS+ghi bảng 10p 15p 10p HS đọc sgk. - Cư dân Văn Lang đã làm nông nghiệp bằng công cụ gì? - Lương thực chính của cư dân Văn Lang là gì? - Quan sát h36-37-38 - Những
File đính kèm:
- GA Su 6 ki I.doc