Giáo án Lịch sử 6 - Bài 16, Tiết 17: Ôn tập chương I và II

1. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 a. Kiến thức: Giúp HS nhớ lại và khắc sâu:

 - Những dấu hiệu chứng tỏ trên mảnh đất Việt Nam hiện nay, từ xa xưa đã có người Việt cổ sinh sống.

 - Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào ?

 - Những nét nổi bật của thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.

 b. Về kỹ năng:

 - Thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – âu Lạc.

 c. Về tư tưởng:

 - Dân tộc Việt Nam là người chủ tự nhiên và muôn thuở của nước Việt Nam

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2029 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Bài 16, Tiết 17: Ôn tập chương I và II, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 9/12/2011 Ngày dạy:12/12/2011 Lớp 6B
 13/12/2011 Lớp 6D
 14/12/2011 Lớp 6A,C
Bài 16 Tiết 17 
ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
1. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
 a. Kiến thức: Giúp HS nhớ lại và khắc sâu:
 - Những dấu hiệu chứng tỏ trên mảnh đất Việt Nam hiện nay, từ xa xưa đã có người Việt cổ sinh sống.
 - Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào ?
 - Những nét nổi bật của thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta.
 b. Về kỹ năng: 
 - Thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – âu Lạc.
 c. Về tư tưởng: 
 - Dân tộc Việt Nam là người chủ tự nhiên và muôn thuở của nước Việt Nam
2. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH :
 a. Giáo viên: - Lược đồ “Một số di tích khảo cổ Việt Nam”
 - Tranh ảnh các công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn từng thời kỳ. Một số câu chuyện cổ, câu ca dao về nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán.
 b. Học sinh: Học bài cũ + Xem trước bài mới.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY :
 a. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)
? Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?
Đáp: - Năm 179TrCN, Do An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết. Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu.
 * Giới thiệu bài : ( 1’)
 Chúng ta vừa học xong thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn tập các kiến thức ở chương I và II
 b. Dạy nội dung bài mới:
Câu 1: Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta?
 ( Hiện vật, Thời gian? Địa điểm? ) ( 7’)
GV dùng bản đồ hình 24 SGK cho HS xác định vùng những người Việt cổ cư trú.
Cho HS lập bảng thống kê dấu tích của người Việt cỏ ở Việt Nam
Hiện vật
Thời gian
Địa điểm
Những chiếc răng của người tối cổ
Cách đây 30-40 vạn năm.
ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
Nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ 
Cách đây 30-40 vạn năm
Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai)
GV sơ kết : Những người Việt cổ và con cháu của họ là chủ nhân muôn thuở của đất nước Việt Nam.
Câu 2: Xã hội nguyên thuỷ trải qua những giai đoạn nào ? ( 8’)
? Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào? 
? Căn cứ vào đâu em xác định được tư liệu này? 
? Tổ chức Xã hội của người nguyên Thuỷ Việt Nam như thế nào?
- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua 3 giai đoạn cụ thể là:
+ Giai đoạn Sơn Vi ( đồ đá cũ ), công cụ đồ đá được ghè đẽo thô sơ.
+ Giai đoạn văn hoá Hoà Bình – Bắc Sơn ( đồ đá giữa ) công cụ đá được ghè đẽo một mặt, bắt đầu có đồ gốm ( Bắc Sơn ). Chứng tỏ người Việt cổ đã bước sang thời đại đồ đá mới.
+ Giai đoạn văn hoá Phùng Hưng ( thời đại kim khí ) đồng thau xuất hiện.
- Căn cứ vào các tài liệu của giới khảo cổ học Việt Nam.
- Thời kì Sơn Vi, người nguyên thuỷ sống thành từng bầy.
- Thời Hoà Bình, Bắc Sơn họ sống thành các thị tộc mẫu hệ.
- Thời Phùng Nguyên họ sống thành các bộ lạc là liên minh các thị tộc mẫu hệ.
GV hướng dẫn HS: Lập bảng thống kê những giai đoạn phát triển của xã hội nguyên thuỷ Việt Nam
Giai đoạn
Địa điểm
Thời gian
Công cụ sản xuất
Người tối cổ
Sơn Vi
Hàng chục vạn năm
Đồ đá cũ, công cụ đá được ghè đẽo thô sơ
Người tinh khôn ( Giai đoạn đầu )
Hoà Bình-Bắc Sơn
40-30 vạn năm
Đồ đá giữa và đồ đá mới, công cụ đá được mài tinh xảo.
Người tinh khôn
 ( Giai đoạn phát triển )
Phùng nguyên
4000- 3500 năm
Thời đại kim khí, công cụ sản xuất bằng đồng thau + sắt
Câu 3: Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc?
 ( 10’)
? Địa bàn cư trú của người việt cổ ở đâu? Cách đây bao nhiêu năm? 
? Họ sống bằng nghề gì?
? Cây lương thực chính của họ là gì?
Công cụ chủ yếu của họ làm bằng gì?
? Quá trình sinh sống họ gặp khó khăn gì? 
? Để khắc phục những khó khăn đó họ phải làm gì?
? Nhà nước Văn Lang ra đời như thế nào?
? Cho HS kể lại truyền thuyết “ Con rồng cháu tiên ”.
? Qua câu chuyện này em có suy nghĩ gì về cội nguồn dân tộc?
? Nhà nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Cách đây khoảng 4000 năm các bộ lạc Việt cổ đã sống định cư thành các xóm làng ở vùng thung lũng, ven sông ven biển. 
- Họ sống bằng trồng trọt và chăn nuôi.
- Cây lúa nước.
- Công cụ chủ yếu bằng đồng, sắt thay thế cho công cụ bằng đá.
- Lũ lụt và các bộ tộc khác xâm lấn.
- Các bộ lạc phải liên kết với nhau lập ra nhà nước. 
- Trong 15 bộ lạc sống ở đồng bằng ven các con sông lớn thì bộ lạc Văn Lang là hùng mạnh nhất, thủ lĩnh của bộ lạc văn Lang đã dứng lên hợp nhất các bộ lạc lập lên nước Văn lang vị thủ lĩnh ấy tự xưng là Hùng Vương, đóng đo ở Bạch Hạc ( Việt Trì – phú Thọ ) vào thế kỉ thứ III TCN.
- HS kể.
- Dân tộc ta có chung một cọi nguồn thống nhất ( Đồng bào )
- Vào cuối thề kỉ III TCN đất nước Văn Lang suy yếu. Quân Tần âm mưu xân lược Văn Lang Thục Phán chỉ huy đất nước đánh tan quân Tần, năm 207 TCN thục phán lên làm vua hợp nhất người Tây Âu và người Lạc Việt thành một nước mới đặt tên là Âu Lạc.
Câu 4: Những công trình văn hoá tiêu biểu thời Văn Lang – Âu Lạc:( 11’)
? Những công trình tiêu biểu cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc là gì ?
GV giải thích: 
Trống đồng là vật tượng trưng cho văn minh Văn Lang – Âu Lạc.
Nhìn vào hoa văn của trống đồng người ta có thể thấy những văn hoá vậy chất và tinh thần của thời đó.
Trống đồng dùng trong lễ hội, cầu mưa thuận gió hoà.
Thành cổ loa: Là kinh đô của Âu Lạc, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của đất nước, khi có chiến tranh thành Cổ Loa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
Bởi vì xung quanh 3 vòng thành đều là các hào nước được nối với sông Hoàng và sông Hồng, từ đó ta có thể tiến lên Tây bắc, Việt Bắc và ra biển bằng đường thuỷ
GV dùng sơ đồ khu thành cổ loa ( hình 41 ) để phân tích những giá trị của thành Cổ Loa
Trống đồng
Thành Cổ Loa
 * Kết luận toàn bài: Tóm lại, thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho chúng ta:
- Tổ quốc ( nhà nước Văn Lang - Âu Lạc mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước)
- Thuật luyện kim: SX công cụ lao động.
- Nông nghiệp lúa nước, với 2 nghành sx chính là trồng trọt và chăn nuôi.
- Phong tục: Nhuộm răng, ăn trầu, ngày tết làm bánh chưng bánh dày.
- Tín ngưỡng: thờ thần Mặt trời, thần sấm, thần mưa, thần núi. Thờ cúng tổ tiên....
- Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước. Trong mọi tình huống, chúng ta phải luôn cảnh giác với kẻ thù.
 c. Củng cố - Luyện tập: ( 2’)
 GV khái quát nội dung toàn bài.
 d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: ( 1’)
 - Học lại bài ở chương I và chương II
 - Chuẩn bị thi HKI
 *************************
 RÚT KINH NGHIỆM SAU KHI GIẢNG BÀI
Thời gian.....................................................................................................................
Nội dung:....................................................................................................................
Phương pháp giảng dạy:..............................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................
 .

File đính kèm:

  • doctiet 18.doc
Giáo án liên quan