Giáo án Lịch sử 12 THPT Trần Quang Khải NĐ
I MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
-Trên cơ sở những quyết định của Hội nghị Ianta (1945 ) cùng những thoả thuận sau đó của 3 cường quốc ( Liên xô, Mĩ, Anh ) một trật tự thế giới mới được hình thành với đặc trưng lớn là thế giới chia làm hai phe: XHCN và TBCN, do 2 siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe, thường được gọi là trật tự Ianta.
- Mục đích:, nguyên tắc hoạt động và vai trò quan trọng của Liên hợp quốc.
2. Về tư tưởng :
Giúp học sinh nhận thức khách quan về những biến đổi to lớn của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, đồng thời biết quí trọng, giữ gìn hoà bình thế giới.
3. Về kĩ năng:
- Quan sát, khai thác tranh ảnh, bản đồ.
- Các kĩ năng tư duy,: So sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1.Ổn định lớp:
2. Giới thiệu khái quát về Chương trình Lịch sử lớp 12
Chương trình Lịch sử 12 nối tiếp chương trình lịch sử 11 và có 2 phần:
+ Phần một: Lịch sử thế giới hiện đại ( 1945 – 2000 ).
+ Phần hai: Lịch sử Việt Nam (1919 – 2000 ).
3. Dẫn dắt vào bài:
CTTG 2 kết thúc đã mở ra một thời kì mới của lịch sử thế giới với những biến đổi vô cùng to lớn . Một trật tự thế giới mới đượchình thành với đăc trung cơ bàn là thế giới chia làm hai phe: XHCN và TBCN .Một tổ chức quốc tế mới được thành lập và duy trì đến ngày nay, làm nhiệm vụ bảo vệ hoà bình, an ninh thế giới : Liên hợp quốc.
4. Tiến trình tổ chức dạy - học
ượng bộ, chia nước này thành 2 quốc gia trên cơ sở tôn giáo ( Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người hồi giáo) Không thỏa mãn với quy chế tự trị, nhân dân Ấn Độ tiếp tục đấu tranh, thực dân Anh phải nhượng bộ. Ngày 26.1.1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập, nước cộng hòa Ấn Độ được thành lập * Ý nghĩa: - Chấm dứt ách thống trị của thực dân Anh, mở đường cho Ấn Độ phát triển - Ảnh hưởng quan trọng đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 2. Công cuộc xây dựng đất nước - Trong thời kì xây dựng đất nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng ÂĐ đã đạt được những thành tựu quan trọng: + Nông nghiệp: * Từ giữa thập niên 70, ÂĐ đã thựchiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp, nhờ đó đã tựtúc được lương thực * Từ 1995, xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới. + Công nghiệp:Trong thập niên 80, ÂĐ đứng hàng thứ 10 thế giới về xuất khẩu công nghiệp, đã chế tạo được nhiều máy móc hiện đại. + Khoa học – kĩ thuật: Đang cố gắng vươn lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ. + văn hoá – giáo dục: Thực hiện cuộc “cách mạng chất xám” và trở thành một trong những cường quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới. - Đối ngoại: Thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ PTCMTG. 5. Củng cố: GV yêu cầu học sinh tổng hợp kiến thức đã học. Bài 5 CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LA TINH Ngày soạn: 02.8.2014 Tiết: 7 – Trang 35 I /MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Những nét cơ bản về quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước châu Phi và Mĩ Latinh. - Công cuộc xây dựng kinh tế xã hội ( những thành tựu và khó khăn) của các nước châu Phi và Mĩ latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai. 2. Về tư tưởng : - Trân trọng, cảm phục trước những thành quả đấu tranh của pTGPDT ở châu Phi và Mĩ Latinh. - Nhận thức sâu sắc về những khó khăn của các nước này trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ 3. Về kĩ năng: - Quan sát, khai thác lược đò và tranh ảnh.. - Các kĩ năng tư duy,: So sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện. II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1. Ổn định lớp; 2.Kiểm tra bài cũ: 1. Sự ra đời, quá trình phát triển và vai trò của tổ chức ASEAN. 2. Nêu những thành tựu chính của ÂĐ trong công cuộc xây dựng đất nước sau CTTG thứ hai. 3. Dẫn dắt vào bài mới 4.Tiến trình tổ chức dạy học Phương pháp Kiến thứ cơ bản - GV sử dụng lược đồ châu Phi sau CTTG thứ hai và giới thiệu vài nét về châu Phi: Châu Phi là châu lục lớn thứ 3 thế giới (sau châu Á và châu Mĩ) bao gồm 57 quốc gia với diện tích khoảng 30,3 triệu km2, dân số 839 triệu người (2002). Đây là khu vực giàu taid nguyên và nông sản quý. Song do chính sách thống trị và vơ vét của cải của chủ nghĩa thực dân phương Tây mà châu Phi trở nên nghèo nàn, lạc hậu. - Sau khi CTTG thứ hai , cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc đã bùng nổ ở châu Phi và nơi đây troẻ thành “Lục địa mới trổi dậy” trong cuộc đấu tranh chống CNĐQ, CNTD. -H: Em hãy nêu rõ những khó khăn của các nước châu Phi trong công cuộc xây dựng kinh tế - xã hội?Triển vọng phát triển của châu lục này - Khác với châu Á và châu Phi, nhiều nớ Mĩ La tinh giành được đọc lập từ tay Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Vào đầu TK XIX nhưng sau đó lệ thuộc vào Mĩ. Sau CTTG thứ hai, với ưu thế hơn về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách biên MLT thành sân sau của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ. Cũng vì thế, cuộc đấu tranh chống chệ độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát triển, tiêu biểu nhất là thắng lợi của cách mạng Cuba. H: Hãy nêu những thành tựu và khó khăn chủ yếu của các nước MLT trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội? - Thập niên 90, kinh tế MLT có chuyển biến tích cực hơn, thu hút được nguồn vốnđầu tư nước ngoài (70 tỉ USD năm 1994). Tuy nhiên những khó khăn đặt ra còn rất lớn nư tình trạng mâu thuẫn xã hội, nạn tham nhũng… I. Các nước châu Phi 1. Vài nét về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Bắc Phi, Kết quả: 18-6-1953 nước cộng hòa Ai Cập ra đời, + 1956 Tuynidi, Marốc, Xuđăng, 1957 Gana, 1958 Ghinê... giành được độc lập. + 1960 là năm châu Phi với 17 nước được trao trả độc lập. + 1962 Angiêri, 1974 Êtiôphi, !975 Ănggôla, Môdămbích giành được độc lập đánh dấu hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã. + 21-3-1990 Namibia tuyên bố độc lập, 11-1993 đã chính thức xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apácthai) 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội. ( ko dạy) 3. Đặc điểm phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi: + Thành lập tổ chức thống nhất châu Phi (OAU) + Chủ yếu là do giai cấp tư sản lãnh đạo. + Chủ yếu đấu tranh bằng thương lượng, nghị trường. + Mức độ độc lập chậm, không đồng đều. 4. Những khó khăn tồn tại: Nợ, mù chữ, thiên tai, đói rét, bệnh tật, dân số quá đông, xung đột dân tộc, sắc tộc, không ổn đinh chính trị và sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân mới. *Cuộc đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi được xếp vào phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc vì chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi là hình thái của chủ nghĩa thực dân, đánh đổ chế độ này là đánh đổ một hình thái áp bức, bóc lột thực dân. II. Các nước Mĩ Latinh 1. Vài nét về quá trinh đấu tranh giành và bảo vệ độc lập dân tộc. Khu vực Mỹ Latinh gồm 33 nước diện tích trên 20 triệu km2, dân số 517 triệu người - Trước chiến tranh thế giới II, các nước Mỹ Latinh đều giành được độc lập, nhưng sau đó lệ thuộc và là “sân sau” của Mỹ. Sau 1945 nhân dân Mỹ Latinh đứng lên chống chế độ độc tài thân Mỹ. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba do PhiđenCátxtơrô lãnh đạo. - 26-7-1953 Phiđen Cátxtơrô lãnh đạo nghiã quân tấn công trại lính Môncađa, - 1-1-1959 chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen đứng đầu. - Từ năm 1964 nhân dân Panama đấu tranh đòi chủ quyền kênh đào với Mỹ, đến 1999 Mỹ buộc phải trao trả cho Panama. Đến 1983, ở vùng Caribê đã có 13 nước độc lập. - Nhiều phong trào đấu tranh mạnh mẽ chống chế độ độc tài ở các nước như Vênêxuêla, Goantêmala, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Chilê và En Xanvađo... 2. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội. - Sau khi khôi phục độc lập chủ quyền, các nước MLT tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, đạt được thành tựu quan trọng: Braxin, Achentina, Mêhicô, đã trở thành các nước công nghiệp mới NIC. - Thập niên 90, kinh tế MLT có chuyển biến tích cực hơn, thu hút được nguồn vốnđầu tư nước ngoài (70 tỉ USD năm 1994). Tuy nhiên những khó khăn đặt ra còn rất lớn ... 5. Sơ kết bài học - Củng cố: Yêu cầu HS tổng hợp kiến thức đã học và trả lời câu hỏi sau: 1. Những thành quả chính tong công cuộc đấu tranhgiành độc lập của nhân dân châu Phi sau CTTG thứ hai? Những khó khăn mà châu lục này đang đối mặt là gì? 2. Những thành tựu và khó khăn của ác nước MLT sau CTTTG thứ hai? - Dặc dò: + Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về 1 nước châu Phi hoặc MLT ( Tuỳ chọn). - Bài tập: 1. Năm nào được lịch sử lựa chọn là “Năm chau Phi”? a. 1953 b. 1960 c. 1975 2. Lãnh tụ kiệt xuất của cách mạng và đất nước Cuba là ai? a. Phiđen Caxtơrô b. Nenxơn Manđêla c. G Nêru --------------------------------------------------------- CHƯƠNG IV: MĨ – TÂY ÂU - NHẬT BẢN (1945 – 2000) Bài 6 NƯỚC MĨ Ngày soạn: 02.8.2014 Tiết: 8 – Trang 42 I /MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Nắm đựơc quá trình phát riển của nước Mĩ từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay (1945 – 2000). - Nhận thức được vị trí, vai trò hàng đầu của nwosc Mĩ trong đời sống q tế. - Nắm được những thành tựu cơ bản của Mĩ trong các lĩnh vực khoa học, kĩ thuật, thể thao, văn hoá 2. Về tư tưởng : - Tự hào hơn về cuộc káng chiến chống Mĩ của nhân dân ta trước một đế quốc hùng mạnh như Mĩ. - Nhận thức được ảnh hưởng của chiến tranh Việt nam đến nước Mĩ trong giai đoạn này. - Ý thức hơn về trách nhiệm của tuổi trẻ ngày nay đối với công cuộc hện đại hoá đất nước. 3. Về kĩ năng: - Các kĩ năng tư duy,: So sánh, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện. II.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC 1, Ổn định lớp; 2.Kiểm ta bài cũ: 1. Nêu khái quát nhữn thắng lợi trong cuộc đấu trah giành và bảo vệ độc lập của các nước Mĩ latinh sau CTTG thứ hai. 2. Thành tựu và khó khăn về kinh tế - xã hội của các nước MLT sau chiến tranh thế giới thứ hai. 3. Dẫn dắt vào bài mới Trước hết, GV khái quát đôi nét về hệ thống TBCN:Sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNTB phát triển qua 4 giai đoạn: 1945 – 1950,, 1950=-1773, 1973-1991, 1991 -2000.Ba trung tâm chủ yếu của hệ thống TBCN đó là Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đã vươn lên vị trí cường quốc hàng đầu, số 1 thế giới, có quyền lực và tham vọng, luôn theo đuổi mưu đồ bá chủ thế giới.Vậy, dựa vào đâu Mĩ có thể đặt ra cho mình những mục tiêu và tham vọng ấy? Để hiểu rõ hơn, chúng ta sẽ đi tìm hiểu sự phát triển, tiềm lực kinh tế - tài chính và quân sự của Mĩ . 4.Tiến trình tổ chức dạy học Phương pháp Kiến thứ cơ bản - Sự phát triển ktế Mĩ? - H: Nguyên nhân nào dẫn đến sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh? *Thành tựu: + Máy tính: công cụ đa năng để lưu giữ, xử lí thông tin rất linh hoạt, nhất là hiện nay máy tính được nối mạng Internet, công cụ của nó ngày càng lớn.Một đĩa mềm có thể chức thông tin bằng cả một thư viện.Thế hệ vi tính do người Mĩ chế tạo đầu tiên có kích cỡ lớn bằng nưra gian phòng. +Pôlime và vật liệu tổng hợp có những thuộc tính mà vật liệu tự nhiên không có: siêu nhẹ, siêu bền, siêu cứng… trung tâm hàng không vũ trụ Kennơđi.: Những thành tựu đó ứng dụng đã thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển nhanh, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đựơc cải thiện ( Liên hệ hiện nay, Mĩ có những cửa hàng miễn phí cho những người thất nghiệp). + Tuy nhiên, sự phát tr’ kinh tế không làm cho nước Mĩ hoàn toàn ổn định, xã hội Mĩ vẫn chứa đựng nhiều mâuthuẫn của các tầng lớp xã hội, hố ngăn cách giàu nghèo rất lớn. Ở Mĩ có 400 người có thu nhập hàng năm từ 185 triệu USD trở lên, tương phản với 25 triệu người sống dưới mức nghèo khổ. Ở Mĩ thuờng xuyên diễn ra những bê bối chính trị. ( Vụ Oateghết.) + Học thuyết toàn cầu đầu tiên đó là học t
File đính kèm:
- Giao an lich su 12 su TG.doc