Giáo án Lịch sử 12 theo chuẩn kiến thức kỹ năng 2014- 2015

Học kì I

Phần một. lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000

Chương I.Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949) (1 tiết)

Bài 1. Sự hình thành trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1949)

Chương II. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000) (2 tiết)

Bài 2. Liên Xô và các nước Đông Âu (1945-1991). Liên bang Nga (1991-2000)

Chương III. Các nước á, Phi và Mĩ La-tinh (1945-2000) (4 tiết)

Bài 3. Các nước Đông Bắc á

Bài 4. Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ

Bài 5. Các nước châu Phi và Mĩ La-tinh

Chương IV. Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945-2000) (3 tiết)

Bài 6. Nước Mĩ

Bài 7. Tây Âu

Bài 8. Nhật Bản

Chương V. Quan hệ quốc tế (1945-2000) (2 tiết)

 Bài 9. Quan hệ quốc tế trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh

Chương VI. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá (1 tiết)

 Bài 10. Cách mạng khoa học - công nghệ và xu thế toàn cầu hoá nửa sau thế kỉ XX.

 Bài 11. Tổng kết lịch sử thế giới hiện đại từ năm 1945 đến năm 2000 (1 tiết)

 Làm bài kiểm tra viết (1 tiết)

Phần hai. lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000

Chương I. Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1930 (5 tiết)

Bài 12. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925.

 Bài 13. Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1925 đến năm 1930.

Chương II. Việt Nam từ năm 1930 đến năm 1945 (6 tiết)

Bài 14. Phong trào cách mạng 1930 - 1935.

Bài 15. Phong trào dân chủ 1936 - 1939.

Bài 16. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945). Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời.

Chương III. Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954 (8 tiết)

 Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2 - 9 - 1945 đến trước ngày 19 - 12 -1946.

Bài 18. Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 - 1950).

Bài 19. Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1951-1953).

Bài 20. Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp kết thúc (1953-1954).

Làm bài kiểm tra học kì I (1 tiết)

 Học kì II

Chương IV. Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 (7 tiết)

Bài 21. Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954 - 1965).

Bài 22. Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ xâm lược. Nhân dân Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965 - 1973).

Bài 23. Khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội miền ở Bắc, giải phóng hoàn toàn miền Nam (1973-1975)

Lịch sử địa phương (2 tiết).

Làm bài kiểm tra viết (1 tiết)

Chương V. Việt Nam từ năm 1975 đến năm 2000 (4 tiết)

Bài 24. Việt Nam trong năm đầu sau thắng lợi của kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1975.

Bài 25. Việt Nam xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh bảo vệ Tổ quốc (1976-1986).

Bài 26. Đất nước trên đường đổi mới đi lên CNXH (1986-2000).

 Tổng kết lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 (1 tiết)

 Ôn tập, làm bài tập lịch sử (1 tiết)

 Làm bài kiểm tra học kì II (1 tiết )

 

 

doc112 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3675 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 12 theo chuẩn kiến thức kỹ năng 2014- 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhà nước dân chủ nhân dân phát triển theo con đường XHCN, thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV). Còn ở Tây Âu, Mĩ viện trợ 17 tỉ thông qua kế hoạch Macsan, giúp các nước Tây Âu khôi phục kinh tế và phát triển theo con đường TBCN.
HS: Đọc SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi
HS: Lắng nghe và ghi chép ý chính
3. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập
*Tình hình nước Đức: 
- Các nước Mĩ, Anh và Pháp không nghiêm chỉnh thực hiện các điều khoản của Hội nghị Pốtxđam: thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức ở Tây Đức (9/1949). 
- Liên Xô giúp đỡ nhân dân Đông Đức thành lập nước CHDC Đức (10/1049) " Hai nước Đức ra đời với hai chế độ chính trị đối lập nhau.
- Châu Âu hình thành hai hệ chính trị - xã hội đối lập nhau: TBCN và XHCN " Châu Âu từ “đối thoại” chuyển sang “đối đầu”, dẫn đến chiến tranh lạnh giữa hai phe.
V. Củng cố, dặn dò
1. Củng cố
GV nêu một số câu hỏi và hướng dẫn HS tự củng cố kiến thức:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, trật tự thế giới - Ianta mới được hình thành như thế nào?
- Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục đích gì? Vai trò của Liên hợp quốc trong việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế?
- Tình trạng hai cực, hai phe chi phối đời sống chính trị và quan hệ quốc tế như thế nào?
2. Bài tập về nhà
- Ôn lại nội dung bài học dựa theo câu hỏi củng cố kiến thức cuối giờ.
- Đọc trước bài 2 và tìm hiểu nội dung các kênh hình trong SGK
Bài 2 – LIÊN XÔ VÀ CÁ NƯỚC ĐÔNG ÂU (1945 -1991)
 LIÊN BANG NGA (1991 -2000)
I. Mục tiêu
Học xong bài này, học sinh cần:
1. Kiến thức
- Khái quát được công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ 1945 -1991 như công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh, những thành công trong việc xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật cho CNXH. Đồng thời cũng thấy được quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang xô viết.
- Hiểu được sự ra đời của các nước XHCN ở Đông Âu và quá trình xây dựng CNXH (1950 - những năm 70) và quá trình khủng hoảng, sụp đổ của hệ thống CNXH ở Đông Âu
- Trình bày được mối quan hệ hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa ở châu Âu và các nước XHCN khác: quan hệ kinh tế, văn hóa, khoa học – kĩ thuật, quan hệ chính trị - quân sự.
	2. Kĩ năng 
- Biết so sánh các những điểm tương đồng về các giai đoạn lịch sử giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
- Rèn luyện các kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát, phương pháp tự học, sử dụng SGK, khai thác lược đồ lịch sử,…
3. Thái độ, tư tưởng
- Học tập tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH.
- Có thái độ khách quan, khoa học khi phê phán những khuyết điểm sai lầm cảu những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu, từ đó rút ra kinh nghiệm cần thiết cho công cuộc đổi mới của nước ta
II. Một số khái niệm, thuật ngữ lịch sử cơ bản 
- Tổ chức Hiệp ước Vácsava: Thành lập tháng 5/1955, gồm các nước XHCN ở châu Âu lúc bấy giờ là Liên Xô, Ba Lan, Bungari, Hungari, CHDC Đức,... nhằm giúp nhau về các mặt để bảo vệ và xây dựng đất nước, bảo vệ hòa bình thế giới. Sau khi CNXH ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, tổ chức này cũng bị giải thể.
- Cải tổ: tổ chức lại theo những nguyên tắc mới, yêu cầu mới, có nội dung và hình thức khác trước, nhằm là cho xã hội tốt hơn. Trong thực tế nhiều cuộc cải tổ không làm được điều này mà ảnh hưởng xấu đến sự phát triển xã hội như cuộc cải tổ ở Liên Xô.
- Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG): Ra đời ngày 21/12/1991, sau khi tổng thống 3 nước Nga, Ucraina, Bêlarút ra tuyên bố chung Liên bang Xô viết không tồn tại nữa và quyết định hình thành lập hình thức liên minh mới. Vì vậy tại thủ đô Anma Ata (Cadắcxtan), 11 nước công hòa trong Liên bang xô viết trước đây kí Hiệp định về giải tán Liên bang Xô viết và thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập – SGN. Các nước SNG một mặt có xu hướng “hướng ngoại” (các nước phương Tây), mặt khác thấy được sự cần thiết để hợp tác với nhau.
 	- Đa nguyên chính trị: Đây là một khái niệm chính trị có nguồn gốc triết học (đa nguyên luận) được giai cấp tư sản sử dụng từ đầu thế kỉ XVIII để biện luận quan điểm chính trị của mình dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh tư bản chủ nghĩa, chủ trương nhiều đảng phái cùng hoạt động trong một nước. Ngày nay chủ nghĩa để quốc dùng thuyết đa nguyên chính trị chống các nước xã hội chủ nghĩa, phong trào công nhân và dân tộc tiến bộ
III. Phương tiện dạy học chủ yếu
- Lược đồ Liên Xô và lược đồ các nước dân chủ nhân dân Đông Âu sau chiến tranh thế giới hai.
 - Một số hình ảnh về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô như tàu vũ trụ Phương Đông, chân dung nhà du hành vũ trụ I. Gagarin, nhà máy điện nguyên tử . Những hình ảnh về “Bức tường Beclin”, lá cờ búa liềm hạ xuống từ điện Kremli, một số hình ảnh nước Nga ngày nay như thủ đô Mátxcơva, chân dung thủ tướng V. Putin, tổng thống S. Mevedep được thiết kế trên phần mềm PowerPoint.
- Máy vi tính kết nối máy chiếu 
Ghi chú: GV có thể liên hệ với khoa Lịch sử - Trường ĐHSP Hà Nội để khai thác tư liệu hình ảnh trên, hoặc tìm mua đĩa CD - Encatar và cuốn Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử lớp 12 THPT (NXB ĐHSP, Hà Nội, 2009).
IV. Gợi ý tiến trình và phương pháp tổ chức dạy học
1. Ổn định lớp học
2. Kiểm tra bài cũ
GV có thể sử dụng câu hỏi sau:
- Những quyết định của Hội nghị Ianta và ảnh hưởng những quyết định đó đến tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ 2.
- Trình bày sự ra đời, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của tổ chức Liên hợp quốc.
3. Chuẩn bị cho HS nghiên cứu kiến thức mới
- Liên Xô là một quốc gia đạt được nhiều thành tựu kinh tế, khoa học kĩ thuật đồng thời đóng vai trò quan trọng trong các quan hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ 2, đứng đầu “một phe”. Vì thế cần phải thấy được những đóng góp của Liên Xô ở giai đoạn này tránh tư tưởng “phủ nhận”, “lên án”.
- Đông Âu ban đầu theo khái niệm địa lí chỉ các nước nằm ở phía đông châu Âu, nhưng từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khái niệm Đông Âu lại mang yếu tổ chính trị nhằm chỉ khối các ở châu Âu đi theo con đường XHCN dưới ảnh hưởng của Liên Xô đối lập với khối các nước Tây Âu theo con đường TBCN. 
- GV trình chiếu Lược đồ các nước châu Âu trên màn hình lớn (hoặc treo lược đồ - nếu thực hiện giờ học truyền thống) và xác định vị trí của Liên Xô và các quốc gia ở Đông Âu.
- GV đặt câu hỏi nêu vấn đề và dẫn dắt vào bài mới: Vậy sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của Liên Xô và các nước Đông Âu như thế nào?Vì sao Liên Xô và Đông Âu lại rơi vào tình trạng khủng hoảng và tan rã? Bài học hôm nay sẽ giải đáp những vấn đề này.
4. Tổ chức cho HS nghiên cứu kiến thức mới 
Một số gợi ý: 
- Bài này, nội dung kiến thức của SGK dải đều ở 3 mục, các mục đều có nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, nhiều vấn đề cần phải làm sáng tỏ. Tùy theo ý tưởng sư phạm, GV có thể soạn theo như SGK hoặc theo từng khu vực Liên Xô và Đông Âu.
- Để thiết kế bài giảng trên phần mềm PowerPoint, GV có thể khai thác một số hình ảnh liên quan đến các nước Đông Âu trong đĩa Encatar.
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
Chuẩn kiến thức
 (Kiến thức cần đạt)
Hoạt động : GV nêu câu hỏi:
Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, Liên Xô gặp phải những khó khăn như thế nào? Nhiệm vụ trước mắt của nhân dân Liên Xô là gì? Những kết quả đạt được trong giai đoạn này như thế nào?
GV: Nhận xét, bổ sung và phân tích (dựa vào số liệu trong SGK). Cụ thể:
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô là nước đi đầu trong việc chống phát xít, đồng thời cũng là nước chịu nhiều tổn thất nặng nề: hơn 26 triệu người chết, hàng chục nghìn thành phố, làng mạc, nhà máy bị phá hủy.
+ Nhiệm vụ trước mắt, quan trọng nhất của nhân dân Liên Xô là khôi phục, hàn gắn vết thương chiến tranh.
 + Liên Xô thực hiện thắng lợi kế hoạch Nhờ đó, đến năm 1950 nền kinh tế về cơ"5 năm lần thứ nhất trước thời hạn bản được phục hồi và vượt mức so với trước chiến tranh.
GV: Có thể nhấn mạnh thêm vai trò của nhân dân xô viết đã làm nên thành công của kế hoạch 5 năm ngay sau chiến tranh.
Hoạt động: GV chia lớp học thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cụ thể để các em cùng nghiên cứu SGK trong 3 phút trả lời câu hỏi.
Nhóm 1: Đặc điểm, tình hình kinh tế Liên Xô trong những năm 1950 – những năm 70.
Nhóm 2: Những thành tựu chính trong các lĩnh vực khoa học – kĩ thuật của Liên Xô.
Nhóm 3: Đặc điểm, tình hình xã hội Liên Xô trong những năm 1950 – những năm 70..
Nhóm 4: Những nét chính trong chính sách đối ngoại của Liên Xô những năm 1950 – những năm 70.
: Hết thời gian, GV yêu cầu đại diện từng nhóm trình bày, các nhóm khác lắng nghe và có thể nêu thắc mắc để nhóm trình bày giải thích rõ hơn. 
GV: Nhận xét phần trình bày của từng nhóm, sau đó trình bày bổ sung và chốt ý
GV cần nhấn mạnh: 1). Trong các giai đoạn 1950 – những năm 70, Liên Xô đã hoàn thành các kế hoạch đề ra, sản lượng công nghiệp đứng thứ 2 trên thế giới nhưng dẫn đầu về công nghiệp vũ trụ và điện hạt nhân (dẫn chứng qua câu chuyện về du hành gia I. Gagarin qua đó có thể khơi dậy ở học sinh khả năng sáng tạo, chinh phục đỉnh cao khoa học).
2) Về đối ngoại Liên Xô thực hiện chính sách bảo vệ hòa bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc và giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa. Giáo viên có thể liên hệ với sự giúp đỡ đối với Việt Nam trong cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
Hoạt động 1: 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu về quá trình khủng hoảng, tan rã của Liên Xô. GV có thể đặt câu hỏi nêu vấn đề tập trung ở một số ý :
Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 tác động đến Liên Xô như thế nào? Giới lãnh đạo đất nước đã làm gì để đối phó với tác động của nó? Những giải pháp đó thành công hay càng đưa Liên Xô rơi vào tình trạng khủng hoảng? 
GV: Nhận xét, trình bày phân tích và chốt ý
Hoạt động 2: GV nêu câu hỏi để HS suy nghĩ
Để giải quyết với khủng hoảng, Liên Xô đã làm gì? Nội dung cuộc cải tổ và tác động của nó đến Liên Xô.
GV: Bổ sung khái quát nét chính để làm rõ hai vấn đề sai lầm của cải tổ và tác động của nó càng làn cho tình trạng khủng hoảng thêm trầm trọng và dẫn đến sự tan rã của Liên Xô. Cuộc cải tổ sai lầm do việc chuyển sang nền kinh 

File đính kèm:

  • docgiao an lich su 12 ca nam chuan kien thucky nang 20142015.doc