Giáo án Lịch sử 12 cơ bản

A/ MỤC TIÊU:

 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

 - Sự hình thành trật tự thế giới mới “Trật tự hai cực I-an-ta”

 - Những quan hệ của “Trật tự thế giới hai cực”. Sự ra đời của tổ chức Liên hợp quốc, tình trạng “chiến tranh lạnh” đối đầu giữa hai phe XHCN và TBCN

 - Tình hình thế giới từ sau “chiến tranh lạnh”, những hiện tượng mới và các xu thế của thế giới ngày nay.

 2/ Tư tưởng:

 Những nét khái quát của thế giới nửa sau thế kỷ XX với những diễn biến phức tạp, đó là cuộc đấu tranh gay gắt vì những mục tiêu của loài người: Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ hợp tác phát triển.

 3/ Kĩ năng: Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ, tổng hợp, phân tích, nhận định những vấn đề lịch sử.

B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

 Bản đồ thế giới và những tranh ảnh và tài liệu nói về thời kỳ này: “chiến tranh lạnh” và Liên hợp quốc.

C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1/ Ổn định, kiểm tra: Em biết gì về Liên minh châu Âu (EU) hiện nay?

 2/ Giới thiệu bài mới: Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, một trật tự thế giới mới được thành lập, đó là

“trật tự 2 cực Ianta”, Liên Xô và Mỹ là 2 siêu cường đại diện cho 2 phe: XHCN và TBCN đứng đầu mỗi cực. Để tìm hiểu rõ hơn chúng ta cùng tìm hiểu bài này.

 

doc56 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1666 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 12 cơ bản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo VNQDĐ quyết định sống mái với quân thù, với phương châm “không thành công thì cũng thành nhân”- âu là chết đi để làm gương cho người sau phấn đấu. 
GV: Có thể cho HS trình bày cuộc khởi nghĩa trên lược đồ
GV: Minh hoạ thêm
* Hoạt động 2: Cá nhân
GV: Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam cuối năm 1929?
HS: Trình bày
GV: Phân tích ý và minh hoạ, giới thiệu hình 30.
GV: Quá trình thành lập của 3 tổ chức trên?
HS: Trình bày theo sgk
GV: Kết luận:
Như vậy, chỉ trong vòng 4 tháng, ở Việt Nam đã có tới 3 tổ chức cộng sản ra đời. Khẳng định bước phát triển nhảy vọt của cách mạng Việt Nam
I/ Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926 -1927):
- Phong trào công nhân, nông dân, tiểu tư sản phát triển với quy mô toàn quốc
- Trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên, họ đã trở thành lực lượng chính trị độc lập
II/ Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928):
- Từ Hội Phục Việt được thành lập từ (7/1925), đổi tên thành Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928)
- Tổ chức VNCMTN đã có sức hút mạnh mẽ với Tân Việt, nhiều người xin gia nhập HVNCMTN
III/ Việt Nam Quốc dân đảng (1927) và cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930):
1/ Việt Nam Quốc dân đảng (1927):
- Ngày 25/12/1927 Việt Nam Quốc dân đảng ra đời
- Lãnh đạo: Nguyễn Thái Học, Nguyễn Khắc Nhu…
- Thành phần: Tiểu tư sản trí thức, tư sản lớp dưới, thân hào địa chủ, phú nông, binh lính
- Tôn chỉ: theo chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn 
2/ Khởi nghĩa Yên Bái (1930)
 - Khởi nghĩa bùng nổ đêm 9/2/1930 và nhanh chóng bị thất bại 
 - Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử: (SGK)
IV/ Ba tổ chức Cộng sản đảng nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929:
- Hoàn cảnh:
 + Cuối 1928 - đầu 1929 phong trào cách mạng trong nước phát triển mạnh " cần có 1 đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng
- Sự thành lập: 
+ Đông Dương Cộng sản đảng 17/6/1929
+ 8/1929, An Nam Cộng sản đảng ra đời (TQ)
+ 9/1929, Đông Dương Cộng sản liên đoàn (Hà Tĩnh)
 4/ Củng cố:
- Em hãy trình bày về phong trào cách mạng Việt Nam 1926-1927?
- Sự ra đời và phân hoá của tổ chức Tân Việt cách mạng đảng? Nguyên nhân thất bại khởi nghĩa Yên Bái?
 5/ Hướng dẫn tự học:
 a/ Bài vừa học: Như đã củng cố
 b/ Bài sắp học:
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 18
Ngày soạn: 18/01/08. Ngày dạy: 23/01/08
Chương II: VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1930-1939
Tiết: 22 	Bài: 18	ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
Hoàn cảnh lịch sử, nội dung chủ yếu, ý nghĩa lịch sử của Hội nghị thành lập Đảng
Nội dung chính của Luận cương chính trị tháng 10/1930
 - Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
 2/ Tư tưởng: 
 Thấy được vai trò của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với Hội nghị thành lập Đảng (3/2/1930). Giáo dục cho HS lòng biết ơn và kính yêu đối với chủ tịch Hồ Chí Minh, củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng.
 3/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng tranh ảnh lịch sử, lập niên biểu lịch sử và biết phân tích, đánh giá, nêu ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng.
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Chân dung lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng chí Trần Phú (1930) và một số đồng chí dự Hội nghị thành lập Đảng.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra: Nêu sự phát triển của phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1926- 1927?
 2/ Giới thiệu bài mới:
 3/ Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Em hãy trình bày hoàn cảnh lịch sử dẫn đến sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Minh hoạ thêm
GV: Trình bày về Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930?
HS: Trả lời theo sgk
GV: Minh hoạ thêm: Đầu tháng 1/1930, trước nhu cầu cấp bách của phong trào cộng sản trong nước, được sự uỷ nhiệm của Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc đã từ Thái Lan về Cửu Long- Hương Cảng-Trung Quốc triệu tập Hội nghị thành lập Đảng, tham dự hội nghị có 7 đại biểu: Nguyễn Ái Quốc, Trịnh Đình Cửu, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm, Nguyễn Thiện, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn
GV: Nội dung, ý nghĩa Hội nghị thành lập Đảng?
HS: Trình bày ý nghĩa lịch sử
GV: Củng cố, liên hệ ở Phú Yên và chuyển ý
* Hoạt động 2: Cả lớp
GV: Hãy nêu nội dung chủ yếu của Luận cương chính trị tháng 10-1930?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Giới thiệu hình 31: Đồng chí Trần Phú- Tổng bí thư đầu tiên của Đảng cho HS " giới thiệu cho HS vài phẩm chất của Trần Phú trước quân thù " là tổng bí thư đầu tiên và trẻ tuổi nhất trong hàng ngũ Tổng bí thư
GV: Kết luận: Luận cương chính trị tháng 10-1930 còn hạn chế nhất định:
 + Chưa nêu cao vấn đề dân tộc (hàng đầu)
 + Nặng đấu tranh giai cấp (cách mạng ruộng đất)
 + Đánh giá không đúng khả năng cách mạng của tiểu tư sản, còn “tả khuynh”, “giáo điều” qua một quá trình đấu tranh những nhược điểm đó mới được xoá bỏ
* Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Em hãy nêu ý nghĩa của việc thành lập Đảng?
HS: Trả lời theo những ý sgk
GV: Phân tích minh hoạ thêm về vai trò của Đảng, có thể hát bài “Đảng đã cho ta một mùa xuân để minh hoạ”
GV: Sơ kết ý
I/ Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)
- Hoàn cảnh:
+ Cuối năm 1929, phong trào cách mạng trong nước phát triển, đòi hỏi phải có một đảng thống nhất lãnh đạo
+ Nguyễn Ái Quốc chủ ttrì Hội nghị từ 3 " 7/2/1930 tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc 
- Nội dung:
 + Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam 3/2/1930
 + Hội nghị thông qua Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo
- Ý nghĩa: 
+ Nó có ý nghĩa như một đại hội
+ Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt… là Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng
II/ Luận cương chính trị (10/1930)
- Nội dung luận cương:
 + Đường lối chiến lược cách mạng Đông Dương là cách mạng tư sản dân quyền, sau đó tiến thẳng lên CNXH, bỏ qua tư bản chủ nghĩa
 + Nhiệm vụ chiến lược: Dân tộc, dân chủ
 + Lực lượng cách mạng là công - nông
 + Xây dựng chính quyền công - nông
 + Cách mạng Việt Nam gắn liền khăng khít với cách mạng thế giới
III/ Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng
- Đó là tất yếu lịch sử, là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa 3 yếu tố: chủ nghĩa Mác Lê-nin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước. Là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam, từ đây giai cấp công nhân Việt Nam nắm độc quyền lãnh đạo cách mạng
- Cách mạng Việt Nam gắn liền khăng khít với cách mạng thế giới.
 4/ Củng cố:
 Trình bày về Hội nghị thành lập Đảng 3/2/1930? Nội dung chủ yếu của luận cương (10/1930)do đồng chí Trần Phú khởi thảo. Nêu ý nghĩa thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
 5/ Hướng dẫn tự học:
 a/ Bài vừa học: Như đã củng cố
 b/ Bài sắp học:
 Dặn dò HS đọc trước và soạn bài 19
Ngày soạn: 22/01/2008. Ngày dạy: 28/01/2008
Tiết: 23 	 Bài: 19	 PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930-1935
A/ MỤC TIÊU:
 1/ Kiến thức: Giúp học sinh nắm được: 
Nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của phong trào cách mạng 1930-1931 mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh, HS cần hiểu được “Tại sao Xô viết Nghệ - Tĩnh là chính quyền kiểu mới”
Quá trình hồi phục lực lượng cách mạng (1931-1935)
Hiểu và giải thích được các khái niệm “khủng hoảng kinh tế”, “Xô viết Nghệ - Tĩnh” 
 2/ Tư tưởng: Giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục tinh thần đấu tranh anh dũng kiên cường của quần chúng công - nông và các chiến sĩ cộng sản.
 3/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng sử dụng bản đồ để trình bày phong trào cách mạng và kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá các sự kiện lịch sử
B/ THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC: Lược đồ về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh và một số tư liệu, tranh ảnh về các chiến sĩ cộng sản.
C/ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 1/ Ổn định, kiểm tra:
 2/ Giới thiệu bài mới:
 3/ Dạy bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG GHI
* Hoạt động 1: Cá nhân
GV: Giải thích một vài nét về tình hình lúc bấy giờ
GV: Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của phong trào cách mạng Việt Nam 1930-1931?
HS: Trả lời theo sgk
GV: Khẳng định có 3 nguyên nhân
* Hoạt động 2: Nhóm
GV: Em hãy trình bày phong trào cách mạng 1930-1931 phát triển với quy mô toàn quốc (Từ 2/1930- 1/5/1930)?
HS: Dựa vào chữ in nhỏ sgk trả lời
GV: Phong trào công nhân? Phong trào nông dân?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Đặc biệt là phong trào kỷ niệm 1-5?
GV: Giải thích và minh hoạ thêm. Đỉnh cao là Xô viết Nghệ - Tĩnh. Giới thiệu lược đồ về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, HS theo dõi lược đồ sgk hình 32
GV: Cho HS thảo luận nhóm. Cả lớp chia 4 nhóm
N1: Diễn biến của phong trào? (Dựa vào lược đồ trình bày)
N2: Kết quả và ý nghĩa của phong trào?
N3: Vì sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào công nhân, nông dân 1930-1931?
N4: Căn cứ vào đâu để cho rằng Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng 
GV gọi đại diện nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét bổ sung
GV: Trước sự lớn mạnh của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh, thực dân Pháp đã làm gì? Ý nghĩa lịch sử?
HS: Dựa vào sgk trả lời
* Hoạt động 3: Cá nhân
GV: Tình hình Việt Nam sau phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Thái độ của những người yêu nước Việt Nam lúc bây giờ?
HS: Dựa vào sgk trả lời
GV: Lực lượng cách mạng được phục hồi ntn?
HS: Trả lời theo sgk
GV: Sơ kết và nhận xét chung
I/ Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
* Nguyên nhân:
+ Do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933)
+ Thực dân Pháp tăng cường bóc lột thuộc địa
+ Sự ra đời của Đảng Cộng sản
II/ Phong trào cách mạng 1930-1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh của quần chúng bùng lên mạnh mẽ với quy mô toàn quốc. Đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh
- Diễn biến: (SGK)
- Kết quả: Chính quyền Xô viết ra đời ở một số huyện nhưng sau đó bị đàn áp
- Ý nghĩa: chứng tỏ tinh thần yêu nước và năng lực cách mạng của quần chúng.
III/ Lực lượng cách mạng được phục hồi
- Từ cuối 1931, phong trào cách mạng bị khủng bố khốc liệt
- Tháng 3/1935, Đại hội lần thứ nhất của Đảng họp tại Ma Cao(Trung Quốc), đánh dấu sự phục hồi phong trào cách mạng
 4/ Củng cố:
 Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới phong trào cách mạng 1930-1931?
Căn cứ vào đâu nói rằng: 

File đính kèm:

  • docgiao an su 12 co ban.doc