Giáo án lịch sử 11- Cơ bản
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Tình hình Việt Nam trước khi thực dân Pháp xâm lược.
- Pháp tấn công Đà Nẵng, sau đó chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì; Cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử.
- Biết liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm
3. Thái độ
- Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông.
- Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỉ XIX.
- Có nhận thức đúng với các nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
1 - GV: Giáo án, sgv.
2- HS: Vở, sgk
III.PHƯƠNG PHÁP phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện
IV. TIẾN TRÌNH
1.Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Nêu những nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại?
3. Bài mới
cả đội Quyên cùng tài Xưởng trong cho chí trại ngoài Thợ rèn các tỉnh đều mời hội công Súng ta chế được vừa xong Đem ra mà bằn nức lòng lắm thay Bắn cho tiệt giống quân Tây Cậy nhiều súng ống phen này hết khoe” - GV hỏi: Em có nhận xét gì về cuộc khởi nghĩa Hương Khê - HS trả lời - GV hỏi: Vì sao cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương? - HS trả lời, bổ sung cho nhau - GV nhận xét, kết luận * 2: Tìm hiểu cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX. - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ khởi nghĩa Yên Thế trang 134 tìm hiểu cuộc khởi nghĩa. - GV phân tích tình huống dẫn đến cuộc giảng hoà lần thứ nhất (1893-1897), chủ trương của Đề Nắm; âm mưu của Pháp và tình huống dẫn đến cuộc hoà hoãn lần thứ hai (1889 – 1908) - GV hỏi: Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào Cần vương và những cuộc đấu tranh tự vệ là gì? - HS trả lời, bổ sung cho nhau - GV nhận xét, kết luận... II. Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào Cần vương và phong trào đấu tranh tự vệ cuối thế kỉ XIX. 3. khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1886). - Lãnh đạo: Phan Đình Phùng, Cao Thắng. - Địa bàn: Căn cứ chính: Hương Khê (Hà Tĩnh). hoạt động rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Kì. - Hoạt động chủ yếu: + Từ 1885 - 1888 chuẩn bị lực lượng, xây dựng căn cứ, chế tạo vũ khí, tích trữ lương thực... + Từ 1888 - 1896, nghĩa quân chiến đấu quyết liệt, liên tục mở các cuộc tập kích, đẩy lùi các cuộc hành quân càn quét của địch. Chủ động tấn công thắng nhiều trận lớn nổi tiếng. - Kết quả, ý nghĩa: Phan Đình Phùng hy sinh (12/1895): 1896, khởi nghĩa thất bại. - Là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương. 4. Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 1913) - Nguyên nhân: + Nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì khó khăn, một bộ phận phiêu tán lên Yên Thế. Họ sẵn sàng đấu tranh. + Khi Pháp thi hành chính sách bình định, nhân dân Yên thế đã khởi nghĩa. - Diễn biến: + Từ 1884 - 1892, dưới sự chỉ huy của Đề Nắm, nghĩa quân xây dựng hệ thống phòng thủ ở Bắc Yên Thế, đẩy lùi nhiều cuộc càn quét của địch. + Từ 1893 - 1897, do Đề Thám lãnh đạo, giảng hoà với Pháp 2 lần, nghĩa quân làm chủ 4 tổng ở Bắc Giang… + Từ 1898 - 1908, trong 10 năm hoà hoãn, căn cứ Yên Thế trở thành nơi hội tụ của những nghĩa sĩ yêu nước. + 1909 - 1913, Pháp mở cuộc tấn công, nghĩa quân di chuyển liên tục từ nơi này sang nơi khác. 2/1913, Đề Thám bị sát hại, khởi nghĩa tan rã. - Ý nghĩa: thể hiện tiềm năng, ý chí, sức mạnh to lớn của nông dân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. 4. Củng cố - Song song với các cuộc khởi nghĩa Cần vương còn có các cuộc nổi dậy của nông dân và đồng bào các dân tộc thiểu số, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Mặc dù thất bại, phong trào Cần vương và khởi nghĩa Yên Thế vẫn có vị trí hết sức to lớn trong sự nghiệp đấu tranh chống đế quốc, vì nền độc lập tự do của tổ quốc, để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu. 5. Dặn - Học bài cũ theo nội dung câu hỏi SGK. - Ôn tập các nội dung bài 21 , chuẩn bị giờ sau kiểm tra một tiết V. RKN. KIỂM TRA VIẾT Tiết 27 Ngày soạn I/-MỤC TIÊU.: - Nhận biết về phong trào cần vương và hiểu được các cuộc khởi nghĩa Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế. khác nhau -Rèn kỹ năng phân tích những sự kiện lịch sử -Trình bày những nhận thức của bản thân về kiến thức lịch sử đã học IV/-TIẾN TRÌNH: 1, Ổn định lớp : 2, Đề bài Câu 1: (4 điểm) Em hiểu thế nào là “Cần vương”? Xuống chiếu Cần vương nhằm mục đích gì? Tại sao sau khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục nổ ra? Nói lên điều gì? Câu 2. (3 điểm ) Tại sao nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương ? Câu 3 (3 điểm) Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương ? Ma trận đề Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng cấp độ điểm thấp cao PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG Phong trào cần vương Nội dung Giải thích 0,5 2,0 1.5 4.0 Tiêu biểu nhất 3.0 3.0 Điểm giông và khác Nhận xét. 2.0 1.0 3.0 1.0 7.0 2.0 10.0 3.Đáp án: Câu Nội dung Điểm 1 - Cần vương có nghĩa là giúp vua - Nội dung chủ yếu của chiếu Cần vương là: kêu gọi “bách quan, khanh sĩ”, văn thân sĩ phu và nhân dân ra sức Cần vương vì mục tiêu đánh Pháp, khôi phục nền độc lập dân tộc, lập lại chế độ phong kiến có vua hiền, tôi giỏi. - Vì vậy có thể hiểu ngắn gọn: Chiếu Cần vương kêu gọi văn thân, sĩ phu, nhân dân, phò vua, giúp vùa cứu nước. Khẩu hiệu “Cần vương” đã nhanh chóng thổi bùng ngọn lửa yêu nước cháy âm ỉ bấy lâu, một phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp diễn ra sôi nổi, liên tục kéo dài 12 năm, đến cuối thế kỉ XIX mới chấm dứt. Trước đây, triều Nguyễn chưa một lần hiệu triệu nhân dân đứng lên cứu nước, vì vậy ngọn cờ Cần vương giờ đang nhanh chóng quy tụ được lực lượng. - Giải thích.; phong trào Cần vương là phong trào hưởng ứng khẩu hiệu phò vua giúp nước vậy tại sao khi vua bị bắt mà phong trào vẫn diễn ra Sau khi vua bị bắt, tính chất Cần vương, phò vua không còn, nhưng mục đích cứu nước còn và luôn là mục tiêu hướng tới của nhân dân ta. Vì vậy phong trào vẫn tiếp tục diễn ra kể cả sau khi vua bị bắt. Chứng tỏ “Cần vương” chỉ là danh nghĩa khẩu hiệu còn tính chất yêu nước chống Pháp là chủ yếu vì vậy phong trào Cần vương mang tính chất dân tộc sâu sắc. 0,5 1.0 1,0 0,5 1.0 2 Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương vì: + Kéo dài hơn 10 năm, dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa Cần vương. + Địa bàn rộng khắp 4 tỉnh Bắc Trung Bộ. + Căn cứ rộng lớn khắp vùng núi 4 tỉnh căn cứ chính Hương Khê, còn có nhiều căn cứ khác. + Chuẩn bị tương đối chu đáo: có thể chế tạo được súng trường, tích trữ lương thảo; đào đắp công sự liên hoàn. + Đánh nhiều trận nổi tiếng. ->Cao Thắng đã cùng thợ rèn dày công nghiên cứu, mô phỏng, chế tạo thành công loại súng trường theo kiểu của Pháp (500 khẩu) để trang bị cho nghĩa quân, Pháp phải công nhận súng do Cao Thắng chế tạo “giống hệt súng trường của công binh xưởng ở nước ta” (Pháp) chế tạo, chỉ khác hai điểm: Lò xo yếu và nòng súng không xẻ rãnh nên đạn bay không xa và không mạnh. Tuy nhiên trong điều kiện kỹ thuật đương thời thì đó là một thành công lớn. 3.0 3 Điểm khác nhau căn bản giữa phong trào nông dân Yên Thế và phong trào Cần vương là: + Phong trào Cần vương gồm những cuộc khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần vương với mục đích giúp vua cứu nước, hưởng ứng lời kêu gọi của triều đình. +Còn phong trào nông dân Yên Thế nhằm mục đích chống chính sách cướp bóc và bình dịnh quân sưj của thực dân Pháp, các xóm làng của nông dân từ các nơi tụ họp về nương nhờ lẫn nhau để sinh sống và chống lại các thế lực đe doạ từ bên ngoài, họ tự mình đứng lên để bảo vệ cuộc sống của mình, đó là phong trào mang tính tự phát (tính chất tự vệ, của nông dân. -> Vì vậy không thể xếp phong trào nông dân Yên Thế vào phong trào Cần vương. 2.0 1.0 - Nhận xét đề và đáp án - Đánh giá bài làm của HS CHƯƠNG II: VIỆT NAM TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN HẾT CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1914-1918) BÀI 22: XÃ HỘI VIỆT NAM TRONG CUỘC KHAI THÁC LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP. Tiết.28 Ngày soạn. I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức - Trình bày được những biểu hiện của sự chuyển biến về kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX, những chuyển biến về xã hội với sự ra đời của các giai cấp tầng lớp mới. - Giải thích được nguyên nhân của sự chuyển biến về kinh tế, xã hội. 2. Kĩ năng- Rèn kĩ năng so sánh 3. Thái độ - Hiểu được bản chất bóc lột của thực dân Pháp. II. CHUẨN BỊ. 1- GV: Giáo án, sgv 2 - HS: Vở, sgk III.PHƯƠNG PHÁP. Nhận xét ,đánh giá IV. TIẾN TRÌNH 1.Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ . 3. Bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản * Tìm hiểu tình hình kinh tế Việt Nam dưới tác động của trương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp. - GV yêu cầu hs theo dõi sgk và trả lời câu hỏi: + Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp tiến hành khi nào? + Nêu những điểm mới trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải và thương nghiệp ở nước ta đầu thế kỉ XX? - GV nhận xét, bổ sung, kết luận - So sánh sự khác nhau của kinh tế Việt Nam ở hai thời điểm cuối thế kỉ XIX với đầu thế kỉ XX? - GV nhhận xét, kết luận - Sự biến động đó đem lại lợi ích cho ai? - GV nhận xét, kết luận * Tìm hiểu những thay đổi trong cơ cấu xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. -: Trong thời kì phong kiến ở nước ta tồn tại mấy giai cấp? Đó là những giai cấp nào? Địa vị của họ? - GV nhận xét, kết luận - GV tiếp tục nêu câu hỏi: Trong XHVN đầu thế kỉ XX còn tồn tại các giai cấp cũ không? Thân phận của họ lúc này có gì khác trước? - GV nhận xét, kết luận - GV hỏi: Cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới nào? Nguyên nhân làm nảy sinh các lực lượng xã hội mới đó? - GV nhận xét, hướng dẫn học sinh tìm hiểu về thái độ đối với vấn đề giải phóng dân tộc của từng giai cấp. - GV kết luận Nguyên nhân của sự chuyển biến: những chuyển biến… nội dung bản Hiệp ước Giáp Tuất và nhấn mạnh tính chất, hệ quả của bản hiệp ước. 1. Những chuyển biến về kinh tế - Nông nghiệp, Pháp chiếm đất làm đồn điền. - Công nghiệp, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời. - Thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế. - Giao thông vận tải, chính quyền thuộc địa chú ý xây dựng hệ thống giao thông, chủ yếu để phục vụ việc chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự. 2. Những chuyển biến về xã hội - Những biến động của giai cấp cũ: + Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến giàu có, được Pháp nâng đỡ, chiếm đoạt ruộng đất của nông dân. Một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần yêu nước. + Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù đế quốc và phong kiến. - Các giai cấp, tầng lớp xã hội mới: + Côn
File đính kèm:
- giao an su 11 LSVN.doc