Giáo án Lịch sử 11 - Bài 19: Nhân dân Việt Nam kháng chiến chống Pháp xâm lược (Từ 1885 đến trước 1873) (Tiết 2) - Phạm Thị Xâm
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này HS có khả năng:
- Trình bày được quá trình Phám đánh chiếm lục tỉnh Nam Kì
- Nêu và nhận về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì.
2. Tư tưởng
- Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng.
- Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông.
- Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỉ XIX.
- Có nhận thức đúng với các nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể.
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT Bộ môn: Lịch sử Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hiếu Thảo Giáo sinh thực tập: Phạm Thị Xâm Ngày dạy: Thứ Tư12/3/2014....Lớp 11B11 (Tiết 2) GIÁO ÁN GIẢNG DẠY BÀI 19 NHÂN DÂN VIỆT NAM KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP XÂM LƯỢC (TỪ 1885 ĐẾN TRƯỚC 1873) (Tiết 2) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau khi học xong bài này HS có khả năng: - Trình bày được quá trình Phám đánh chiếm lục tỉnh Nam Kì - Nêu và nhận về cuộc kháng chiến của nhân dân ta ở ba tỉnh miền Đông và ba tỉnh miền Tây Nam Kì. 2. Tư tưởng - Hiểu được bản chất xâm lược của chủ nghĩa thực dân và sự tàn bạo của chúng. - Tự hào về truyền thống chống xâm lược của cha ông. - Có thái độ đúng mức khi tìm hiểu về nguyên nhân và trách nhiệm của nhà Nguyễn trong việc để mất nước cuối thế kỉ XIX. - Có nhận thức đúng với các nhân vật, sự kiện lịch sử cụ thể. 3. Kỹ năng - Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá sự kiện, vấn đề lịch sử. - Biết liên hệ, rút ra bài học kinh nghiệm. - Sử dụng lược đồ trình bày diễn biến các sự kiện. II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC -SGK lịch sử 11 ban cơ bản và các tài liệu tham khảo khác có liên quan. -Lược đồ Pháp xâm lược VN từ năm 1858 đến 1873... - Lược đồ các cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì - Các tranh ảnh lịch sử có liên quan... III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Kiểm tra bài cũ Nêu tình hình Việt Nam giữa thế kỉ XIX, trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp? Trình bày chiến sự ở Đà Nẵng năm 1858 Dẫn dắt vào bài mới Thất bại cuộc tiến công quân sự tại Đà Nẵng, Gia Định. Bị sa lầy tại chiến trường Trung Quốc và Ý. Tuy vậy, Pháp vẫn không từ bỏ âm mưu xâm lược Việt Nam. Ngay sau khi Hiệp ước Bắc Kinh được kí kết Pháp tức tốc kéo quân về và tiếp tục quá trình xâm lược Việt Nam. Vậy Pháp chiếm lục tỉnh Nam Kì như thế nào ? Thái độ của triều Nguyễn và nhân dân ta đã chống Pháp ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. Tổ chức các hoạt động dạy học trên lớp. Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản HS cần nắm được * Hoạt động 1: cá nhân GV dẫn dắt: sau khi kết thúc thắng lợi cuộc chiến ở Trung Quốc, quân Pháp liền kéo về Gia Định tiếp tục mở rộng đánh chiếm nước ta. Ngày 23/2/1861 với hỏa lực mạnh, Pháp tấn công và chiếm được đồn Chí Hoà. - Thừa thắng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. + Định Tường: 12/4/1861 + Biên Hoà: 18/12/1860 + Vĩnh Long: 23/3/1862 -GV sử dụng lược đồ để chỉ cho HS vị trí của 3 tỉnh miền Đông Nam Kì - GV nêu câu hỏi: khi thực dân Pháp mở rộng đánh cbiếm Nam Kì thì nhân dân ta đã đứng lên kháng chiến như thế nào? - HS dựa vào SGK trả lời - GV nhận xét, chốt ý: Khi giặc Pháp từ Gia Định đánh lan ra, cuộc kháng chiến của nhân dân ta càng phát triển mạnh hơn dưới sự lãnh đạo của các văn thân sĩ phu yêu nước với các trận đánh lớn như: Trận Quý Sơn (Gò Công), trận đốt tàu Hy Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông đoạn chảy qua thôn Nhật Tảo của nghĩa quân Nguyễn Trung Trực. - GV cung cấp thêm về Nguyễn Trung Trực và chiến công đốt cháy tàu giặc trên sông Vàm Cỏ: tên thật là Nguyễn Văn Lịch, người phủ Tân An, Định Tường (nay thuộc Long An). Trận đánh nổi tiếng của ông là vụ đốt cháy chiến hạn Hi Vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông trưa ngày 10/12/1862. Ông đã cùng 1 toán nghĩa quân dụ giặc lên bờ rồi cầm đầu 5 chiếc thuỳên áp tới khiến bọn giặc trên tàu không kịp trở tay, bị tiêu diệt hầu hết. Sau trận đó ông được triều đình phong chức Quân Cơ, coi giữ vùng Hà Tiên. Trận đánh trên sông Nhật Tảo khích lệ mạnh mẽ tinh thần cứu nước của nhân dân lục tỉnh. Thực dân Pháp đã thú nhận: “đây là một trận đau đớn làm cho tinh thần người Việt phấn khởi và gây cảm xúc sâu sắc trong một số người Pháp”. - GV dẫn dắt giữa lúc phong trào kháng chiến của nhân dân dâng cao, gây cho địch nhiều tổn thất thì triều đình lại vội vã ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất 5/6/1862 cắt hẳn 3 tỉnh miền Đông cho Pháp và phải chịu nhiều điều khoản nặng nề khác. GV: cung cấp cho các em về các điều khoản của Hiệp ước Nhâm Tuất và nêu câu hỏi: Em đánh giá như thế nào về Hiệp ước Nhân Tuất, về triều đình Nguyễn qua việc chấp nhận ký kết Hiệp ước? - HS dựa vào nội dung Hiệp ước, suy nghĩ trả lời. -GV kết luận: + Đây là một Hiệp ước mà theo đó Việt Nam phải chịu nhiều thiệt thòi, vi phạm chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam. + Hiệp ước chứng tỏ thái độ nhu nhược của triều đình, bước đầu nhà Nguyễn đã đầu hàng thực dân Pháp. GV dẫn dắt: Để thấy được cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước Nhâm Tuất tiếp tục diễn ra như thế nào, chúng ta tìm hiểu sang mục III. * Hoạt động 2: cả lớp -GV nêu câu hỏi: sau khi hiệp ước 1862 được kí kết, thái độ và hành động của triều đình và của nhân dân ta ra sao? - HS suy nghĩ kết hợp với theo dõi SGK để trả lời - GV nhận xét, bổ sung, chốt ý: Thất vọng trước thái độ của triều đình, sau khi 3 tỉnh miền Đông bị triều đình cắt cho Pháp nhân dân vẫn tiếp tục kháng chiến gây cho Pháp nhiều khó khăn, tiêu biểu có cuộc khởi nghĩa của Trương Định - GV giới thiệu về nhân vật Trương Định và dùng lược đồ cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì để tường thuật sơ lược diễn biến cuộc khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo -GV dẫn dắt: Dã tâm của Pháp là chiếm cho được toàn bộ nước ta, do đó sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kì, Pháp chuẩn bị chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây- điều này cũng nằm trong kế hoạch chinh phục từng gói nhỏ của Pháp. -GV sử dụng lược đồ giới thiệu về địa thế của ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Sau đó nêu câu hỏi: - Kế hoạch chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì được chúng tiến hành như thế nào? - HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, kết luận: Kế hoạch chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì được chúng tiến hành như sau: chiếm Campuchia, cô lập ba tỉnh miền Tây, ép triều đình Huế nhường quyền cai quản và cuối cùng tấn công bằng vũ lực. - 20/6/1867, Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long, Phan Thanh Giản phải nộp thành. - Từ 20 đến 24/6/1867, Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì ( Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn. Mất thêm 3 tỉnh miền Tây, triều đình Huế mất đi vùng hậu phương rộng lớn, giàu có, Pháp có thêm điều kiện mở rộng đánh chiếm ra Trung Kì và Bắc Kì. -GV dẫn dắt: Từ 1859-1867, Pháp đã chiếm được 6 tỉnh Nam kì. Mặc dù vậy nhân dân vẫn đứng lên kháng chiến đến cùng. - phong trào kháng chiến tiếp tục gia tăng với nhiều tấm gương sáng về lòng yêu nước, bất khuất chống ngoại xâm. -GV phát vấn: Dựa vào sgk, em hãy kể tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu? -HS dựa vào sgk trả lời: + tiêu biểu là các cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân, Trương Quyền, Phan Tôn, Phan Liêm... Tuy nhiên do tương quan lực lượng ngày càng chênh lệch, bất lợi cho ta, vũ khí thô sơ...-> các phong trào đều thất bại II. Cuộc kháng chiến chống Pháp ở Gia Định và các tỉnh miền Đông Nam Kì từ năm 1859 đến năm 1862 2.Kháng chiến lan rộng ra các tỉnh miền Đông Nam Kì. Hiệp ước 5-6-1862 Ngày 23/2/1861 Pháp tấn công và chiếm được đồn Chí Hoà. - Thừa thắng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kì. + Định Tường: 12/4/1861 + Biên Hoà: 18/12/1860 + Vĩnh Long: 23/3/1862 -Nhân dân ta tiếp tục kháng chiến chống thực dân Pháp, tiêu biểu là khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực - Ngày 5/6/1862 triều đình đã ký với Pháp Hiệp ước Nhâm Tuất cắt hẳn 3 tỉnh miền Đông cho Pháp và phải chịu nhiều điều khoản nặng nề khác. III. Cuộc kháng chiến của nhân dân Nam Kì sau hiệp ước 1862 Nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì tiếp tục kháng chiến sau Hiệp ước 1862 - Triều đình ra lệnh giải tán các đội nghĩa binh chống Pháp. - Nhân dân quyết tâm kháng chiến tới cùng, tiêu biểu có phong trào “tị địa” và cuộc khởi nghĩa của Trương Định Thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì - Ngày 20/6/1867 Pháp dàn trận trước thành Vĩnh Long –> Phan Thanh Giản nộp thành. - Từ ngày 20 đến 24/6/1867 Pháp chiếm gọn 3 tỉnh miền Tây Nam Kì, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên không tốn một viên đạn. 3. Nhân dân ba tỉnh miền Tây chống Pháp - Nhân dân tiếp tục kháng chiến - Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu: khởi nghĩa của Trương Quyền, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Hữu Huân... thể hiện lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất của nhân dân ta. do tương quan lực lượng, phong trào bị đàn áp và thất bại. 4.Sơ kết bài học (củng cố) GV có thể so sánh tinh thần chống Pháp của vua quan triều Nguyễn và của nhân dân từ 1858 – 1873: + Triều đình tổ chức kháng chiến chống Pháp ngay từ đầu song đường lối kháng chiến nặng nề về phòng thủ, thiếu chủ động tấn công, ảo tưởng đối với thực dân Pháp, bạc nhược trước những đòi hỏi của thực dân Pháp. + Nhân dân chủ động đứng lên kháng chiến với tinh thần cương quyết dũng cảm. Khi triều đình đầu hàng, nhân dân tiếp tục kháng chiến mạnh hơn trước, bằng nhiều hình thức linh hoạt, sáng tạo. 5. Dặn dò -Học bài, trả lời các câu hỏi trong SGK -Chuẩn bị trước bài mới Nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn: TP.HCM ngày 8 tháng 03 năm 2014 Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn Giáo sinh thực tập
File đính kèm:
- bai 19 tiet 2 ls 11.docx