Giáo án Lịch sử 10 (Trọn bộ)

Hoạt động 6: Cả lớp và cá nhân

 - GV trình bày hoạt động của thành thị: Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ tập hợp lại với nhau trong các tổ chức hội là phường hội hay thương hội và đặt ra những quy chế riêng (phường quy) nhằm giữ độc quyền sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình, đấu tranh chống áp bức sách nhiễu của các lãnh chúa.

 - GV giới thiệu nội dung bức tranh hình 24 trong SGK “Hội chợ ở Đức”, đây là bức tranh thể hiện cảnh mua bán tại Hội chợ ở Đức phản ánh sự phát triển của thương nghiệp của xã hội phong kiến Tây Au lúc bấy giờ.

 - GV nêu câu hỏi: Nêu vai trò của thành thị? HS đọc SGK trả lời câu hỏi.

 - GV nhận xét và chốt ý: Sự phát triển của các ngành thủ công đã phá vở nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, tạo điều kiện cho kinh tế hàng hoá phát triển, góp phần tích cực xoá bỏ chế độ phân quyền. Đặc biệt mang lại không khí tự do.

doc106 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 3112 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 10 (Trọn bộ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 rút về xây dựng căn cứ ở Trà Lũ (Nam Định). Năm 1827 quân triều đình tấn công Trà Lũ, Phan Bá Vành bị giết, khởi nghĩa thất bại. Làng trà Lũ bị tàn phá.
	+ Cao Bá Quát (1808 – 1855). Quê ở Phú Thuỵ – Gia Lâm – Hà Nội. Năm 1831 đổ cử nhân, thuở nhỏ sống nghèo nhưng nhân cách cứng rắn, nổi tiếng văn hay chữ tố. Nhưng mấy lần thi hội đều phạm quy nên bị đánh hỏng; năm 1841 làm quan Bộ lễ tại Huế. Năm 1847 làm ở Viện hàn Lâm, sớm nhận rõ bộ mặt xấu xa của vua quan triều đình, ông từ quan.
	Cao Bá Quát là nhà thơ lớn, người đương thời ca ngợi “văn như Siêu, Quát vô Tiền Hán”. Ông để lại hàng nghìn bài thơ chữ Nôm và chữ Hán, thể hiện rõ bản lĩnh, tài năng và ý chí của ông, luôn đề cao các anh hùng dân tộc, các nhà Nho nhân cách, phản ánh nỗi cực khổ của dân nghèo.
	Năm 1853, 1854 các tỉnh bắc Ninh, sơn tây bị hạn hán, châu chấu hoành hành cắn phá lúa, nhân dân đói khổ, lòng người bất mãn với triều đình. Nhân cơ hội này ông tổ chức khởi nghĩa, trở thành thủ lĩnh của khởi nghĩa nông dân. Do bị bại lộ nên khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá Quát hy sinh tại trận địa. Sau đó triều đình Tự Đức ra lệnh tru di 2 họ. Bà con nội, ngoại của Cao Bá Quát nhiều người bị giết hại. Sách vở của ông cũng bị đốt huỷ.
	- HS nghe, ghi nhớ về những nhân vật Lịch sử.
II. PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA NHÂN DÂN VÀ BINH LÍNH 
- Nửa đầu thế kỉ XIX những cuộc khởi nghĩa của nông dân nổ ra rầm rộ ở khắp nơi. Cả nước có tới 400 cucô5 khởi nghĩa.
- Tiêu biểu:
+ Khởi nghĩa Phan Bá Vành bùng nổ năm 1821 ở Sơn Nam Hạ (Thái Bình) mở rộng ra hải Dương, An Quảng đến năm 1827 bị đàn áp.
+ Khởi nghĩa Cao Bá Quát bùng nổ năm 1854 ở Ứng Hoà – Hà Tây, mở rộng ra Hà Nội, Hưng yên đến năm 18ü bị đàn áp.
+ Năm 1833 một cuộc nổi dậy của binh lính do lê văn Khôi chỉ huy nổ ra ở Phiên An (Gia Định), làm chủ cả Nam Bộ ® năm 1835 bị dập tắt.
Hoạt động 4: Cá nhân
	- GV phát vấn: Qua những nét chính về phong trào đấu tranh của nông dân thời Nguyễn em rút ra đặc điểm của phong trào?
	- HS dựa vào phong trào, so sánh trả lời.
	- GV bổ sung, kết luận về đặc điểm của phong trào.
	- HS nghe, ghi chép .
- Đặc điểm:
+ Phong trào đấu tranh của nhân dân nổ ra ngay từ đầu thế kỷ khi nhà Nguyễn vừa lên cầm quyền.
+ Nổ ra liên tục, số lượng lớn.
+ Có cuộc khởi nghĩa quy mô lớn và thời gian kéo dài như khởi nghĩa Phan Bá Vành, Lê Văn Khôi.
Hoạt động 5: 
	- GV giảng giải: Do tác động của phong trào nông dân và do tình hình chung của xã hội các dân tộc ít người đã nổi dậy đấu tranh.
	- HS nghe, ghi nhớ về nguyên nhân các dân tộc nổi dậy đấu tranh là do:
	+ Tác động của phong trào nông dân trên khắp cả nước.
	+ Các dân tộc ít người nói riêng và nhân dân ta dưới thời Nguyễn nói chung đều có mâu thuẫn, bất mãn với triều đình.
	- GV tiếp tục trình bày những nét chính về phong trào đấu tranh của các dân tộc miền núi.
	- HS nghe, ghi chép.
III. ĐẤU TRANH CỦA CÁC DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
- Nửa đầu thế kỷ XIX các dân tộc ít người nhiều lần nổi dậy chống chính quyền.
+ Ở phía bắc: Có cuộc khởi nghĩa của người Tày ở Cao Bằng (1833 – 1835) do Nông Văn Vân lãnh đạo.
+ Ở phía Nam: Có cuộc khởi nghĩa của người Kh’me ở miền Tây Nam Bộ.
Þ Giữa thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa tạm lắng khi Pháp chuẩn bị xâm lược nước ta.
4. Củng cố
- Nhận xét chung về tình hình nước ta dưới thời Nguyễn: Dưới thời Nguyễn mặc dù triều đình đã cố gắng ổn định nền thống trị, và đã có cống hiến nhất định trên một số lĩnh vực, nhất là lĩnh vực văn hoá, song trong bối cảnh thế giới và đất nước đặt ra những thách thức, yêu cầu phải tự cường thì nhà Nguyễn đã không đáp ứng và làm cho các mâu thuẫn xã hội càng gian tăng, phong trào đấu tranh phản đối chính quyền diễn ra liên tục làm cho xã hội Việt Nam thời Nguyễn, như một học giả phương tây nhận xét: “đang lên cơn sốt trầm trọng”.
5. Dặn dò 
- HS học bài, ôn tập Lịch sử Việt Nam cổ – trung đại.
- Làm bài tập trong SGK.
SƠ KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NGUỒN GỐC 
ĐẾN GIỮA THẾ KỶ XIX
Bài 27
QUÁ TRÌNH DỰNG NƯỚC VÀ GIỮ NƯỚC
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	Sau khi học xong yêu cầu HS nắm được.
1. Kiến thức
- Nước Việt Nam có Lịch sử giữ nước lâu đời, trải qua nhiều biến động thăng trầm.
- Trong quá trình tồn tại, phát triển nhân dân ta đã từng bước hợp nhất, đoàn kết xây dựng một quốc gia thống nhất, có tổ chức Nhà nước hoàn chỉnh, có nền kinh tế đa dạng ổn định, có nền văn hoá tươi đẹp giàu bản sắc riêng đặt nền móng vững chắc cho sự vươn lên của các thế hệ nối tiếp.
- Trong quá trình lao động sáng tạo, xây dựng đất nước, nhân dân Việt Nam còn phải liên tục cầm vũ khí chung sức, đồng lòng tiến hành hàng loạt các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm bảo vệ độc lập Tổ Quốc.
2. Tư tưởng
	- Bồi dưỡng lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
	- Bồi dưỡng ý thức vươn lên trong học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3. Kỹ năng
	- Rèn kỹ năng tổng hợp vấn đề, so sánh, phân tích.
II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ
	Câu hỏi: Trình bày xã hội Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX so sánh với thế kỷ XVIII.
2. Mở bài
	Từ buổi đầu xây dựng đất nước cho đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lao động, chiến đấu đầy hy sinh gian khổ, song cũng hết sức anh dũng, kiên cường, để khái quát lại các thời kỳ xây dựng phát triển đất nước và công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cùng học bài 27.
3. Tổ chức dạy học bài mới
	* Hoạt động 1: Cá nhân
	Trước hết, GV kẻ một bảng, thống kê nội dung cơ bản của các thời kỳ xây dựng và phát triển đất nước lên bảng, theo mẫu:
	A. Kiến thức cơ bản
	I. Các thời kỳ phát triển và xây dựng đất nước:
	 Nội dung chủ yếu
Thời kỳ 
Chính trị
Kinh tế
Văn hoá – giáo dục
Xã hội
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm vững
	- HS kẻ mẫu bảng thống kê vào vở.
	- GV phát vấn: Lịch sử dân tộc từ thời dựng nước đến thế kỷ XIX chia làm mấy thời kỳ? Đó là những thời kỳ nào?
	- HS suy nghĩ, nhớ lại kiến thức đã học để trả lời:
	- GV nhận xét và phân kỳ Lịch sử dân tộc theo SGK đồng thời ghi các thời kỳ vào cột đầu tiên của bảng thống kê:
	+ Thời kỳ dựng nước thế kỷ XII TCN đến đầu thế kỷ II TCN (thời Bắc thuộc thời từ thế kỷ I – X).
	+ Giai đoạn đầu của thế kỷ thời kỳ XVI – XVIII.
	+ Việt Nam nửa đầu thế kỷ XIX.
	- HS ghi chép.
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
	- GV chia lớp làm 4 nhóm (có thể chia theo tổ) sau đó phân công:
	+ Nhóm 1: Thảo luận và điền vào bảng thống kê tình hình chính trị tổ chức bộ máy Nhà nước, qua các thời kỳ. Thống kê các triều đại phong kiến Việt Nam từ thế kỷ X – XIX.
	+ Nhóm 2: Thảo luận và điền vào bảng thống kê nét cơ bản về tình hình kinh tế nước ta qua các thời kỳ.
	+ Nhóm 3: Thảo luận và điền vào bảng thống kê những nét chính về tình hình tư tưởng văn hoá giáo dục ,của nước ta qua các thời kỳ.
	+ Nhóm 4: Thảo luận về tình hình xã hội các mối quan hệ xã hội qua các thời kỳ.
	- HS thảo luận nhóm và tự điền vào bảng thống kê nội dung được phân công, cử một đại diện trình bày trước lớp.
	- GV gọi đại diện các nhóm trả lời.
	- HS đại diện các nhóm trả lời, HS khác chú ý nghe, ghi nhớ. Có thể đặt câu hỏi cho các nhóm khác nếu có thắc mắc.
	- GV: Sau khi các nhóm trình bày xong GV có thể đưa ra thông tin phản hồi bằng cách treo lên bảng một bảng thống kê đã chuẩn bị sẵn theo mẫu dưới.
 ND chủ 
	 yếu
Thời kỳ 
Chính trị
Kinh tế
Văn hoá – 
giáo dục
Xã hội
Thời kỳ dựng nước VII TCN – II TCN (Từ thế kỷ I – X bị phong kiến phương Bắc đô hộ – Bắc thuộc)
- Thế kỷ VII TCBN – II TCN Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc thành lập ở Bắc Bộ Þ Bộ máy Nhà nước quân chủ còn sơ khai.
- Thế kỷ II TCN ở Nam Trung bộ lâm ấp, Chăm pa ra đời.
- Thế kỷ I TCN quốc gia Phù Nam ra đời ở Tây nam Bộ.
- Nông nghiệp trồng lúa nước.
- TCN dệt, gốm, làm đồ trang sức.
- đời sống vật chất đạm bạc, giản dị, thích ứng với tự nhiên.
- Tín ngưỡng: Đa phần.
- Đời sống tinh thần phong phú, đa dạng, chất phát.
- Giáo dục từ năm 1070 được tôn vinh ngày càng phát triển.
- Quan hệ vua tôi gần gũi, hoà dịu.
- Giai đoạn đầu của thời kỳ phong kiến độc lập X – XV, giai đoạn đất nước bị chia cắt XVI - XVIII
TCN Nhà nước quân chủ phong kiến ra đời Þ thế kỷ XV hoàn chỉnh bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến địa phương.
- Chiến tranh phong kiến Þ đất nước chia cắt làm 2 miền: Đàng Trong, Đàng Ngoài với 2 chính quyền riêng.
Þ Nền quân chủ không còn vững chắc như trước.
- Nhà nước quan tâm đến sản xuất Þ nông nghiệp.
- TCN – TN phát triển.
- Đời sống kinh tế của nhân dân được ổn định. 
- Thế kỷ XVII kinh tế phục hồi.
+ NN: ổn định và phát triển nhất là ở Đàng Trong.
+ Kinh tế hàng hoá phát triển mạnh giao lưu với nước ngoài mở rộng tạo điều kiện cho các đô thị hình thành, hứng khởi
- Nho giáo, Phật giáo thịnh hành, Nho gi

File đính kèm:

  • docGiao an lich su 10 co ban tron bo.doc
Giáo án liên quan