Giáo án Lịch sử 10 - Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh - Phạm Thị Xâm

1. Kiến thức

· Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng:

 - Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVIII)

 -Nêu được tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh

2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ

 - Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Au, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.

 

docx8 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 5567 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 10 - Bài 29: Cách mạng Hà Lan và cách mạng tư sản Anh - Phạm Thị Xâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LÝ THƯỜNG KIỆT
Bộ mơn: Lịch sử
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Nguyễn Hiếu Thảo
Giáo sinh thực tập: Phạm Thị Xâm
Ngày dạy: Thứ Tư26/3/2014....Lớp 10C2 (Tiết 2)
GIÁO ÁN THỰC TẬP GIẢNG DẠY_LỊCH SỬ 10
Bài 29
CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG TƯ SẢN ANH
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau khi học xong bài này học sinh có khả năng: 
	- Trình bày được nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVIII) 
 -Nêu được tính chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng tư sản Anh
2. Tư tưởng, tình cảm, thái độ
	- Cách mạng tư sản trong buổi đầu thời cận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốc gia châu Aâu, song chỉ là sự thay đổi hình thức bóc lột này bằng hình thức bóc lột khác mà thôi. Một chế độ bóc lột mới, tinh vi và tàn bạo đang hình thành.
3. Kỹ năng
	- Rèn luyện kỹ năng trình bày, phân tích, khái quát, tổng hợp, đánh giá sự kiện.
II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY – HỌC
 -SGK lịch sử lớp 10 ban cơ bản và các tài liệu tham khảo khác có liên quan.
	- Bản đồ nước Anh khi Cách mạng tư sản bùng nổ
- Một số tranh ảnh có liên quan ....
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY - HỌC 
Kiểm tra bài cũ:
Nêu những nét đặc trưng của truyền thống yêu nước Việt Nam thời phong kiến độc lập
2. Giới thiệu bài mới
	Từ thế kỷ XV – XVII, chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong. Giai cấp tư sản tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng khẳng định thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của mình. Lịch sử thế giới bắt đầu bước sang một trang mới mở đầu bằng những cuộc cách mạng tư sản. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới: cách mạng tư sản Hà Lan và cách mạng tư sản Anh
2. Tổ chức dạy học bài mới
Các hoạt động của thầy và trò
Những kiến thức HS cần nắm vững
Cách mạng Hà Lan:
GV hướng dẫn cho học sinh về nhà đọc thêm để biết về cuộc Cách mạng Hà Lan theo các ý cơ bản sau:
Nguyên nhân, diễn biến:
- Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất châu Aâu nhưng chịu sự thống trị của Tây Ban Nha.
- Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.
- Tháng 8 / 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.
- Năm 1609 Hiệp định đình chiến dược ký kết, nhưng đến năm 1648 mới được công nhận độc lập.
Ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
+ Mở đường cho chủ nghĩa TB Hà Lan phát triển.
+ Mở ra thời đại mới – bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
Hạn chế: Quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi kinh tế, chính trị.
1. Cách mạng Hà Lan (giảm tải, đọc thêm SGK)
Hoạt động 1: cả lớp + cá nhân
	- GV phát vấn: Sự phát triển của nền kinh tế Anh được thể hiện như thế nào? GV hướng dẫn HS dựa vào SGK để nhận thức nội dung cơ bản theo logic sau:
	- Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.
	- Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hoá theo hướng TBCN, trở thành quý tộc mới.
	GV miêu tả cảnh “Rào đất cướp ruộng” (Hình ảnh “Cừu ăn thịt người” của nhà văn Tomat Morơ), giải thích khái niệm tầng lớp quí tộc mới (Quí tộc mới: là những quí tộc phong kiến đã tư sản hóa, kinh doanh theo phương thức tư bản chủ nghĩa, như thuê nhân công nông nghiệp, mở công xưởng...) sau đó hướng dẫn HS lý giải vì sao tư sản, quý tộc mới ở Anh giàu lên nhanh chóng như vậy.
	- GV phát vấn: Sự bảo thủ, lạc hậu và phản động của chế độ phong kiến Anh thể hiện như thế nào? 
-HS dựa vào SGK trả lời câu hỏi:
+Nhiều thứ thuế mới được đặt ra...
+Nhà nước nắm độc quyền thương mại và thu thuế thuyền bè, duy trì nhiều đặc quyền phong kiến.
GV tiếp tục dẫn dắt HS giải quyết vấn đề: Mâu thuẫn trong lòng xã hội Anh biểu hiện như thế nào? Hướng giải quyết mâu thuẫn đó?
Mâu thuẫn giữa quí tộc mới + tư sản với các thế lực phong kiến phản động trở nên sâu sắc, biểu hiện qua những cuộc xung đột giữa Quốc hội và nhà vua.
Yêu cầu đặt ra: xóa bỏ những rào cản phong kiến, mở đường cho kinh tế TBCN phát triển.
	GV hướng dẫn HS theo dõi sgk và lên bảng điền những sự kiện chính theo bảng niên biểu sau: 
	+ 1642 – 1648: 
	+ 1649: 
	+ 1653:
	+ 1688:
Hs dựa vào SGK lên bảng ghi sự kiện
Gv nhận xét và dựa vào niên biểu, hướng dẫn HS nắm được hướng phát triển của cách mạng Anh qua các mốc thời gian chính, sau đó lý giải vấn đề:
	+ Vì sao cách mạng Anh có sự thoả hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ để thiết lập chế độ “quân chủ lập hiến”?
Do thái độ hai mặt của giai cấp tư sản Anh. Khi chưa đủ mạnh, vì lợi ích của giai cấp mình, chúng không chỉ lừa phỉnh quần chúng đứng lên tranh đấu chống chế độ phong kiến, mà còn lôi kéo cả một bộ phận quý tộc mới (từng là kẻ thù của mình trước đó) tạo nên một liên minh chính trị mới. Khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản phản bội lại quần chúng cách mạng, đồng thời củng cố liên minh quý tộc – tư sản bằng việc thiết lập một thể chế chính trị Quân chủ lập hiến. Nhà vua “trị vì” mà không “cai triï” vì không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay Quốc Hội lập hiến của giai cấp tư sản -> CMTS chưa triệt để.
- GV phát vấn: Nêu ý nghĩa lịch sử của CMTS Anh?
- HS dựa vào sgk và suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt lại ý: Dù còn có những hạn chế nhất định song sách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với Lịch sử thế giới.
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ Phong kiến sang chế độ tư bản.
2. Cách mạng tư sản Anh 
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng
Kinh tế: đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất Châu Âu.
+ Công nghiệp: Công trường thủ công chiếm ưu thế.
 + Thương nghiệp: Ngoại thương phát triển, bán len dạ và buôn nô lệ da đen.
 + Nông nghiệp: Chủ nghĩa tư bản thâm nhập vào nông nghiệp
Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất TBCN.
b. Diễn biến của cách mạng:
+ Năm 1642 – 1648: nội chiến ác liệt (Vua – Quốc hội).
+ Năm 1449: xử tử vua, nước công hoà ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.
+ 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi).
+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
c. Ý nghĩa
- Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
- Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ Phong kiến sang chế độ tư bản.
4. Củng cố bài học
GV củng cố kiến thức cho HS thông qua một số câu hỏi trắc nghiệm:
Tầng lớp quí tộc mới ở Anh được hình thành từ thành phần nào?
Một số địa chủ, quí tộc
Thương nhân, người cho vay lãi
Nông dân
Các ý A và B đúng
Đáp án D
Triều đình phong kiến Anh đã thực hiện những biện pháp nào nhắm cản trở sự phát triển kinh doanh của quí tộc mới và tư sản?
Nhiều thứ thuế mới được đặt ra
Nhà nước nắm độc quyền thương mại và đánh thuế thuyền bè
Nhiều đặc quyền phong kiến được duy trì
Các ý trên đều đúng
Đáp án D
3. Sự kiện nào đánh dấu cuộc nội chiến ở Anh bắt đầu?
A. Nông dân tấn công nơi ở của Sác-lơ I
B. Quốc hội tuyên chiến với nhà vua
C. Nhà vua tuyên chiến với Quốc hội
D. Các ý A và B đều đúng
Đáp án C
4. Vua Sáclơ I bị xử tử vào thời gian nào?
A. 14/6/1645
B. 1648
C. 1653
D. 30/1/1649
Đáp án D
5. Sau khi Anh trở thành nước Cộng hòa, quyền lực trong nước thuộc về giai cấp, tầng lớp nào?
A. Công nhân và nông dân
B. Lãnh chúa và phong kiến
C. Quí tộc mới và tư sản
D. Nông dân và binh lính.
Đáp án C
5. Dặn dò 
- HS học bài, trả lời câu hỏi theo SGK, 
- Chuẩn bị và đọc trước bài 30.
Nhận xét, đánh giá của giáo viên hướng dẫn:
TP. HCM ngày 24 tháng 3 năm 2014
Phê duyệt của giáo viên hướng dẫn	 Giáo sinh thực tập

File đính kèm:

  • docxbai 29 ls 10.docx
Giáo án liên quan