Giáo án Lâm sinh 9
I. Vị trí, vai trò, triển vọng của nghề trồng rừng.
1. Cung cấp sản phẩm và nguyên liệu.
Rừng cung cấp cho con người gỗ, củi, nguyên liệu cho công nghiệp ( giấy, hương liệu.)
2. Bảo vệ môi trường sinh thái.
Đây là giá trị to lớn nhất của rừng. Cây rừng có khả năng hấp thụ CO2 nhả O2 do đó rừng có tác dụng duy trì sự cân bằng không khí trên trái đất
3. Nuôi dưỡng nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán.
Những nơi có rừng khi mưa, một phần lượng nước mưa được tán lá rừng giữ lại, một phần do thảm mục giữ lại và sau đó thấm sâu vào lòng đất còn phần nhỏ mới tiếp tục chảy trên mặt đất ra các con sông suối.
4. Rừng có tác dụng làm đẹp cảnh quan đất nước.
5. Vai trò của rừng trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc.
6. Triển vọng phát triển của nghề trồng rừng.
Lâm nghiệp Việt Nam hiện được giao quản lý trên 16 triệu ha rừng và đất rừng chiểm tới nửa diện tích lãnh thổ. Nghề trồng rừng có nguồng lao động dồi dào vừa có khả năng cung ứng và có nhu cầu sử dụng, thị trường hàng hoá lâm sản đang có thời cơ phát triển tốt. Nhu cầu phòng hộ nghỉ ngơi, du lịch tăng nhanh.
oại phân bón thường là phân hữu cơ ủ hoai trộn với phân vô cơ(NPK) với liều lượng 1-5kg phân hữu cơ + 0,1 – 0,2Kg phân NPK cho một hố cho một lần bón. Bón thúc thường được kết hợp với làm cỏ, vun gốc 3. Tưới nước. - Tưới nước với mục đích để đát có đủ nước hoà tan muối khoáng đáp ứng nhu cầu thoát hơi nước của cây, rễ cây phát triển nhanh 4. Trồng rặm - Rừng sau khi trồng xong do nhiều nguyên nhân như kỹ thuật, bỏ sót, do thời tiết... có nhiều cây chết phải trồng rặm. Nếu tỉ lệ sống trên 95% số cây chết rải đều thì không phải trồng rặm còn nếu cây chết tập chung thành từng mảng lớn phải trồng rặm. Nếu tỉ lệ sống dưới 95% phải trồng rặm và tiến hành trồng rặm ngay sau một tháng kể từ ngày trồng. 5. Bảo vệ rừng trồng. - Trước hết phải phòn trừ sâu bệnh hại cho rừng trồng bằng cách thực hiện đầy đủ các biện pháp kĩ thuật liên hoàn: Chọn giống tốt, cây con đủ tiêu chuẩn, làm đất kĩ, trồng đúng thời vụ và đúng kĩ thuật, làm tốt công tác chăm sóc rừng và kết hợp với dùng thuốc hoá học, nhưng biện pháp này tốn kém, hiệu quả còn thấp. - Rừng mới trồng cây còn thấp bé dễ bị người và gia súc làm đổ gãy hay làm cụt ngọn vì vậy trong 3 – 5 năm đầu phải cấm người cắt cỏ, chăn thả trâu bò, chặt cây làm củi. - Hiện tượng đót nương làm rãy, đốt cỏ để săn bắn... rễ gây nạn cháy rừng cần thực hiện các biện pháp sau: Xung quanh rừng trồng nên lập các dải phòng lửa rộng 50 – 100m. Nếu diện tích rừng lớn, thành lập hệ thống băng cản lửa, chia rừng thành các ô có diện tích khoảng 200ha. Trên các dải phòng hoả trồng các cây khó chay hoặc để trống. 4. Đánh giá kết quả học sinh. Chỉ tiêu đánh giá Kết quả Người đánh giá Tốt Khá Đạt * Chuẩn bị: * Thực hiện quy trình: + Làm cỏ xới đất + Bón phân + Tưới nước + Trồng dặm c. Củng cố luyện tập Qua bài này em biết thêm điều gì? d. Hướng dẫn về nhà Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới Lớp dạy : 9 Tiết ........ Ngày dạy .............................. Sĩ số : 44 Vắng... Tiết 29 - 30 ÔN TẬP 1. Mục tiêu a. Kiến thức: Giáo viên giúp học sinh hệ thống hoá lại được toàn bộ kiến thức đã học từ đầu năm đến giờ Biết vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phát triển tư duy, quan sát, tái hiện lại kiến thức. 3. Thái độ: - Ý thức trong bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường hiện nay và có ý thức cao trong học tập 2. Chuẩn bị a.Chuẩn bị của GV: - Giáo án, hệ thống câu hỏi b. Chuẩn bị của HS: - Sách, bút, vở 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ b. Bài mới : HĐ I: Giáo viên cho học sinh hệ thống câu hỏi ôn tập. Câu 1: Vị trí vai trò của nghề trồng rừng? Câu 2: Mục tiêu của chương trình lâm sinh là gì? Phương pháp học tập môn học này? Câu 3: Ươm cây rừng là gì? Nêu kĩ thuật gieo hạt, chăm sóc trước và sau khi hạt nảy mầm? Câu 4: Quy trình xử lí hạt bằng nhiệt đối với cây thông ? Câu 5: Điều kiện để lập vườn gieo ươm ? Câu 6: Quy trình thực hành làm đất đóng bầu? Câu 7: Có những phương thức trồng rừng nào? Nêu đặc điểm của từng phương thức? Câu 8: Cần chăm sóc rừng sau khi trồng như thế nào? HĐ II. Giáo viên cho học sinh thực hành. * Cho học sinh ôn lại quy trình sử lý hạt giống bằng nước ấm và quy trình làm đất đóng bầu ? IV. CỦNG CỐ, DĂN DÒ Học sinh các nhóm báo cáo lại kết quả thực hiện. Thu dọn lớp học, đồ dùng. Về nhà ôn bài để tiết sau làm bài kiểm tra Tiết 31 BÀI KIỂM TRA 1. Muc tiêu a. .Kiến thức: Kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh qua 1thời gian học. - Làm được các thao tác trong quy trình xử lí, biết sử dụng nhiệt kế đo nhiệt độ của nước. Biết thực hành kích thích hạt giống nảy màm bằng nhiệt độ và hoá chất. Biết cách đúng thao tác, kỹ thuật và đảm bảo được chất lượng nẩy mầm của hạt. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phát triển tư duy, quan sát. 3. Thái độ: - Ý thức trong bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường hiện nay và vận dụng kiến thức đã học vào trong cuộc sống II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của GV: - Sưu tầm tranh ảnh, giáo án, tài liệu có liên quan đến bài học 2.Chuẩn bị của HS: - Sách, bút, vở - Sưu tầm tranh ảnh về cách thức sử lý hạt giống 3. Tiến trình bài dạy a. Kiểm tra bài cũ: b. Bài mới : Đề bài: Thực hành theo đúng quy trình xử lí hạt giống bằng nhiệt? Tiết 32 – 37 LẬP KẾ HOẠCH THIẾT KẾ KHU RỪNG HOẶC ĐAI RỪNG PHÒNG HỘ I MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Giúp học sinh nắm được các tri thức, kĩ năng về: nhu cầu trồng rừng phòng hộ ở địa phương trên cơ sở điều kiện tự nhiên và sản xuất. Thiết kế được các biện pháp kĩ thuật cụ thể để lập đai rừng phòng hộ. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phát triển tư duy, quan sát. 3. Thái độ: - Ý thức trong bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường hiện nay. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của GV: - Sưu tầm tranh ảnh, giáo án, tài liệu có liên quan đến bài học 2.Chuẩn bị của HS: - Sách, bút, vở - Sưu tầm tranh ảnh về rừng. III .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung HĐ I: Tìm hiểu về phương thức làm đất. - GV treo tranh cho học sinh quan sát một quả đồi trọc? Với loại đất này ta cần làm gì để trống xói mòn, rửa trôi đất? - Có những phương pháp làm đất nào? Quy trình của từng phương pháp? HĐII: Tìm hiểu về phương pháp kĩ thuật gieo trồng - Đối với loại đất đồi trọc, dốc ta cần gieo trồng như thế nào? - Nêu những biện pháp gieo trồng và đặc điểm của từng biện pháp để cây rừng nhanh khép tán và chống được sự xói mòn, rửa trôi đất mà vẫn cải tạo được đất? HĐ III. Nội dung thực hành. - GV chia nhóm và hướng dẫn học sinh thực hành. -> Cho học sinh thực hành - Giáo viên nhận xét và đánh giá kết quả bằng điểm cho một số nhóm thực hành Quan sát Trả lời Thảo luận tìm ra câu trả lời Trả lời Thao luận nhóm tìm ra câu trả lời Làm theo yêu cầu của giáo viên Thực hành I. Trồng rừng toàn diện chống xói mòn trên đất dốc, nghèo xấu. 1. Phương pháp làm đất: - Đào hố hình nanh sấu ( hố hàng trên và hàng dưới so le nhau). + Từ đỉnh xuồng chân dốc cứ cách 1 – 2 m đào một hố dài 1m rộng 0,3m sâu 0,2 m. -> Cách làm đất này sẽ chia nhỏ dòng chảy, giảm thấp lưu lượng nước và lắng đọng bùn cát. - Cầy theo băng trên đường đồng mức: + Tiến hành nơi có độ dốc không lớn, không có đá lộ đầu to. Dùng máy hay trâu để cầy đất theo đường đồng mức. Cứ cách khoảng 1 – 2 m cầy một luống rộng 0,7m sâu 0,2m trên luống cầy đào hố để trồng cây. + Sau khi làm đất sẽ hình thành những mương nhỏ chạy ngang dốc coá tác dụng giữ nước và giữ đất - Đào mương ngang dốc để trồng rừng: + Thường áp dụng nơi có độ dốc lớn > 300 mặt dốc dài thì mương rộng 0,9m sâu 0,8 m dài 8 – 15m. Khoảng cách giữa các mương theo mặt dốc 8- 12m. Các mương đều chạy theo đường đồng mức cắt ngang dòng nước chảy, đặt so le với nhau. Trên các mương đào hố trồng cây khoảng cách cây là 1m. Mương bằng ngang dốc có tác dụng giữ nước và đất rất tốt. - Đào hố kết hợp đào mương để trồng rừng: + áp dụng ở nơi dốc mạnh >300 khoảng cách giữa hai mương trên mặt dốc 10 – 12m, khoảng cách hố là 1 – 1,5m, hố bố trí theo hình tam giác có đường kính 0,4m. -> Làm đất kiểu này có tác dụng chống xói mòn mạnh, giữ nước và đất tốt, cây trồng chóng khép tán. 2. Kỹ thuật gieo trồng. - Trồng rừng chống xói mòn nơi đất dốc, nên trồng hỗn giao nhiều loại cây tạo cho rừng có nhiều tầng để phát huy tác dụng chống xói mòn ngay từ khi rừng chưa khép tán. Muốn vậy cần áp dụng một số biện pháp sau: - Trồng xen: Chọn một số cây phụ trợ để trồng xen với cây rừng trồng. Trồng xen theo hàng hoặc theo băng để cây rừng khi còn nhỏ nhưng cây trồng xen đã có tác dụng che đất chống xói mòn và cải tạo đất. + Trồng xen cây nông nghiệp với cây rừng: lúa nương, sắn, dong diềng, dứa.. + Trồng cây phân xanh để che phủ và cải tạo đất. Cây phân xanh che phủ đất, chống xói mòn đồng thời cũng là nguồn phân hữu cơ cải tạo đất. + Để lại cây bụi mọc tự nhiên xen lẫn với cây trồng: Nơi có độ dốc lớn khi làm đất trồng rừng nên chừa lại các cây trồng thành băng theo đường đồng mức để giữ nước và che phủ đất chống xói mòn. - Trồng rừng hỗn loài nhiều tầng: - Trồng rừng hỗn laòi nhiều tầng vẫn phát huy khả năng tận dụng không gian dinh dưỡng của cây vừa tăng khả năng giữ nước và che phủ đất chống xói mòn của rừng. Nên áp dụng phương pháp trồng dày, theo hàng trên đường đồng mức. Chọn các cây chịu nóng, chịu khô hạn không đòi hỏi nhiều chất dinh dưỡng có bộ rễ phát triển mạnh. II. Nội dung thực hành. 1. Từng nhóm học sinh 3 người 1 nhóm dựa trên các tài liệu đã chuẩn bị sẵn thảo luận để xác định loại trồng rừng phòng hộ. 2. Sau khi xác định được loại trồng rừng phòng hộ , nhóm học sinh thiết kế quy trình kỹ thuật trồng rừng. + Hướng đai rừng: Đai chính, đai phụ. + Kết cấu đai rừng: Bề rộng đai rừng, cụ li các đai rừng, chọn loại cây trồng trong đai rừng. + Kĩ thuật gieo trồng cây: Tạo cây con, trồng, chăm sóc rừng trồng... + Vẽ sơ đồ các đai rừng phòng hộ. 4. Đánh giá kết quả học sinh. Chỉ tiêu đánh giá Kết quả Người đánh giá Tốt Khá Đạt * Chuẩn bị: * Thực hiện quy trình: + Xác định hướng + Xác định kết cấu đai rừng + Kỹ thuật gieo trồng + Vẽ sơ đồ Tiết 38 – 40 THỰC HÀNH: XỬ LÝ HẠT GIỐNG CÂY THỨ HAI ( CÂY BẠCH ĐÀN) I MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Làm được các công việc sử lý hạt giống bạch đàn. Thực hiện đúng quy trình và yêu cầu kỹ thuật, bảo đảm an toàn lao động và vệ sinh môi trường. 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng phát triển tư duy, quan sát, thực hành. 3. Thái độ: - Ý thức trong bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường hiện nay. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1.Chuẩn bị của GV: - Sưu tầm tranh ảnh, giáo án, tài liệu có liên quan đến bài học. - Đồ dùng thực hành. 2.Chuẩn bị của HS: - Sách, bút, vở - Sưu tầm tranh ảnh và những dụng cụ như giáo viên đã dặn. II .HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1.ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới : Hoạt động của thầy HĐ của trò Nội dung - Nêu cách kích thích sự nẩy mầm của lúa, đậu ? - Tại sao nhiệt độ ở mỗi loại hạt lại khác nhau ? Giáo viên đưa thông tin cho học sinh ghi nhớ Giáo viên cho học sinh nêu quy trình sử lý hạt giống bằn
File đính kèm:
- Giao an lam sinh 9.doc