Giáo án Hướng nghiệp lớp 9

I/ CHUYÊN ĐỀ 1,2,6.

 1. KHI CHỌN NGHỀ BẠN CẦN LÀM GÌ?

- Sức khỏe của bạn thế nào ,có phù hợp với nghề bạn chọn không?

- Tính tình của bạn thế nào ? có phù hợp nghề bạn chọn không ?

(ví dụ: Bạn ưa hoạt động, chạy nhảy không làm tốt công tác văn phòng hay nghề may chẳng hạn thì không nên chon những nghề phải ngồi một chỗ.).

- Cuộc sống của bạn và gia đình ra sao?

- Trả lời câu hỏi trên bạn sẽ nhận thức đúng đắn về chính bản thân mình.

- Bạn biết những nghề gì? (nếu chưa biết nhiều, bạn hãy hỏi người lớn và trung tâm xúc tiến việc làm hay xem sách báo ti vi.).

- Xã hội cần nghề gì?

- Bạn thích những nghề gì?

- Bạn làm được nghề gì?

- Trả lời Bốn câu hỏi trên, bạn sẽ chọn được nghề phù hợp.

 2. KHI ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGHỀ BẠN CẦN LÀM GÌ?

- Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề,của nơi đào tạo nghề đó.

- Rèn luyện kĩ năng kĩ sảo lao động cần thiết của nghề đó.

- Học thật tốt các môn học có liên quan đến nghề đó với thái độ vui vẻ

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hướng nghiệp lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HƯỚNG NGHIỆP LỚP 9
(Tài liệu hướng nghiệp lớp 9 xuất bản năm 2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo)
I/ CHUYÊN ĐỀ 1,2,6.
 1. KHI CHỌN NGHỀ BẠN CẦN LÀM GÌ? 
-   Sức khỏe của bạn thế nào ,có phù hợp với nghề bạn chọn không?
-  Tính tình của bạn thế nào ? có phù hợp nghề bạn chọn không ?
(ví dụ: Bạn ưa hoạt động, chạy nhảy không làm tốt công tác văn phòng hay nghề may chẳng hạn thì không nên chon những nghề phải ngồi một chỗ.).
-  Cuộc sống của bạn và gia đình ra sao?
- Trả lời câu hỏi trên bạn sẽ nhận thức đúng đắn về chính bản thân mình.
- Bạn biết những nghề gì? (nếu chưa biết nhiều, bạn hãy hỏi người lớn và trung tâm xúc tiến việc làm hay xem sách báo ti vi...).
- Xã hội cần nghề gì?
- Bạn thích những nghề gì?
- Bạn làm được nghề gì?
- Trả lời Bốn câu hỏi trên, bạn sẽ chọn được nghề phù hợp.
 2.  KHI ĐÃ CHỌN ĐƯỢC NGHỀ BẠN CẦN LÀM GÌ? 
- Tìm hiểu nhu cầu nhân lực của nghề,của nơi đào tạo nghề đó.
- Rèn luyện kĩ năng kĩ sảo lao động cần thiết của nghề đó.
- Học thật tốt các môn học có liên quan đến nghề đó với thái độ vui vẻ thoải mái, yêu thích và say mê.
II/ CHUYÊN ĐỀ 3,4: THẾ GIỚI NGHỀ NGHIỆP
 1/ Lĩnh vực quản lí, lãnh đạo (có 10 nhóm nghề)
     	- Lãnh đạo các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể và các bộ phận trong các cơ quan đó.
     	- Lãnh đạo doanh nghiệp.
     	- Cán bộ kinh tế, kế hoạch, tài chính, kế toán, thống kê.
     	- Cán bộ kĩ thuật công nghiệp
     	- Cán bộ kĩ thuật nông nghiệp, lâm nghiệp
     	- Cán bộ khoa học giáo dục.
     	- Cán bộ văn hóa nghệ thuật
     	- Cán bộ cán bộ y tế
     	- Cán bộ văn hóa nghệ thuật.
     	- Cán bộ y tế
     	- Cán bộ luật pháp, kiểm sát
     	- Cán bộ thư kí các cơ quan và một số nghề lao động trí óc khác.
  2/ Lĩnh vực sản xuất (có 23 nhóm nghề) 
- Làm việc trên thiết bị động lực.
- Khai thác, chế biến mỏ: dầu, than, hơi đốt.
- Luyện kim, đúc, luyện cốc.
- Chế tạo máy, gia công kim loại, kĩ thuật điện và điện tử, vô tuyến điện.
- Sản xuất giấy và sản phẩm giấy bìa.
- Sản xuất vất liệu xây dựng, bê tông, sành sứ, gốm thủy tinh.
- Khai thác và chế biến lâm sản.
- In.
- Dệt.
- May mặc.
- Công nghiệp da, da lông, da giả.
- Công nghiệp lương thực thực phẩm.
- Xây dựng( thiết kế, thi công, kiến trúc, cầu đường...)
- Nông nghiệp( Đất đai, trồng rừng, chăn nuôi, chế biến).
- Lâm nghiệp.
- Ngư nghiệp.
- Vận tải.
- Bưu chính viễn thông.
- Điều khiển máy nâng chuyển.
- Thương nghiệp, cung ứng vật tư, phục vụ, ăn uống..
- Phục vụ công cộng và sinh hoạt.
- Các nghề sản xuất khác.
(Xem Tìm hiểu các trường đại học cao đẳng, THCN. )
III / CHUYÊN ĐỀ 5:  THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG
 1/ Khái niệm
    	Thị trường lao động thực chất là nơi mua và bán sức lao động dưới hình thức một bên là tuyển chọn, kí hợp đồng ngắn hạn và dài hạn với một bên là làm việc với mức tiền lương thỏa thuận và các khoản phụ cấp,chế độ phúc lợi, bảo hiểm...
 2/ Yêu cầu của thị trường lao động hiện nay
Hầu hết các bên sử dụng lao động đều hướng vào tuyển chọn người lao động có trình độ học vấn cao, có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ mới và kĩ thuật tiên tiến.(1)
Ngoài bằng nghề chính còn phải biết ít nhất 1 ngoại ngữ (nhất là tiếng Anh) và biết sử dụng thành thạo máy tính.(2)
Yêu cầu cao về trí tuệ, thể chất và tinh thần đáp ứng được nhịp độ lao động nhanh và cường độ lao động cao trong ca làm việc.(3)
 3/ Một số thị trường cơ bản
- Thị trường lao động nông nghiệp.
- Thị trường lao động công nghiệp
- Thị trường lao động công nghệ thông tin
- Thị trường lao động xuất khẩu lao động.
- Thị trường lao động Trong ngành dầu khí
- Thị trường lao động chứng khoán.
 ......
VI/ CHUYÊN ĐỀ 7: HỆ THỐNG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG VÀ THCN, DẠY NGHỀ
- Xem tìm hiểu các trường đại học cao đẳng, THCN.
- Các bộ ngành (theo nguồn tài liệu hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh  2002 và công tác tuyển sinh năm 2003, 3/2003):
+ 1- Bộ công nghiệp: 21 trường ( công nghiệp,cơ khí,hóa chất, kinh tế, kĩ thuật, mỏ,điện, cơ điện....)
+2-  Bộ nông nghiệp: 15 trường( Lương thực-thựcphẩm, nông- lâm-ngư nghiệp, thủy lợi, phát triển nông thơn, cơ điện –xây dựng, nghiệp vụ quản lí...)
+3-  Bộ giáo dục và đào tạo: 22 trường (CNTTin,kĩ nghệ, sư phạm luật nông lâm thuỷ sản, nghệ thuật, y khoa kĩ thuật công nghệ...)
+ 4- Bộ giao thông vận tải: 6 trường ( giao thông vận tải đường sắt đường sông đường bộ).
+ 5- Bộ kế hoạch và đầu tư: 1 trường ( kinh tế kế hoạch).
+ 6- Bộ lao động thương binh xã hội : 4 trường( LĐ- XHội).
+ 7- Bộ nội vụ: 2 trường( lưu trữ và nghiệp vụ văn phòng).
+ 8- Bộ  ngoại giao : 1 trường (quan hệ quốc tế).
+ 9- Bộ quốc phòng (7 trường ( Kĩ thuật, quân y, cầu đường,  công nghiệp quốc phòng, kĩ thuật hải quân, kĩ thuật xe máy).
+ 10- Bộ  tài chính : 5 trường( Ma ket tinh, quản trị kinh doanh, tài chính kế toán..).
+ 11- Bộ  tài nguyên và môi trường: 5 trường( khí tượng thủy văn địa chính...).
+  12-Bộ thủy sản : 3 trường( thủy sản, kĩ thuật thủy sản, nghiệp vụ thủy sản).
+ 13- Bộ thương mại:  6 trường( kinh tế đối ngoại,,kĩ thuật thương mại, ăn uống khách sạn,du lịch thương mại.).
+  14-Bộ văn hóa thông tin : 12 trường( âm nhạc, múa, mĩ thuật, mĩ thuật trang trí, sân khấu điện ảnh, văn hóa, in, nghệ thuật , xiếc...).
+ 15- Bộ xây dựng : 7 trường ( xây dựng, công trình đô thị.)
+  16-Bộ y tế : 11 trường ( kĩ thuật y tế, y tế, dược, sốt rét, kí sinh trùng, côn trùng, y học cổ truyền.)
+  17- Cục hàng hải: 2 trường
+ 18- Cục hàng không dân dụng:1 trường( hàng không)
+ 19- Đài tiếng nói Việt Nam: 2 trường( phát thanh truyền hình)
+ 20- Đài truyền hình Việt Nam: 1 trường
+  21-Liên minh hợp tác xã Việt Nam: 1 trường( kinh tế kĩ thuật)
+  22- Ngân hàng nhà nước: 1 trường
+  23- Tổng công ti bưu chính viễn thông: 2 trường( công nghệ bưu chính viễn thông)
+  24-Ban cơ yếu chính phủ: 1 trường: Kĩ thuật mật mã.
    	 Tính đến năm 2004: cả nước có 226 trường dạy nghề (199 trường công lập 27 trường ngoài công lập) 165 trường đại học, cao đẳng, THCN. Đưa tổng số cơ sở đào tạo nghề lên tới con số 391. Có 320 trung tâm dạy nghề, 150 trung tâm dịch vụ việc làm, 300 trung tâm giáo dục kĩ thuật tổng hợp hướng nghiệp, 551 trung tâm giáo dục thường xuyên,  trên 3000 trung tâm học tập cộng đồng phường xã. Ngoài ra còn có các cơ sở tư nhân.
V/ CHUYÊN ĐỀ 6, 8: CHỌN BAN HỌC - PHÂN LUỒNG SAU TỐT NGHIỆP THCS
  1/ Tự xác định năng lực bản thân
       1.1 -  Bạn thích học những môn nào? Những môn nào bạn đạt qết quả cao nhất Khi học những môn đó bạn có hứng thú không?
       1.2 - Các môn học bạn thích liên quan đến khối thi nào? Thi được vào ngành gì? Ngành đó có phù hợp nghề bạn thích không?
  	Trả lời được những câu hỏi đó giúp bạn chọn ban học đúng đắn và dễ dàng.
 2/  Tự tạo ra sự phù hợp nghề
- Rèn những phẩm chất, những thuộc tính tâm lí – sinh lí tương ứng với nghề bạn chọn, tập trung, kiên trì và quyết tâm rèn luyện.
Ví dụ:  Bạn thích lái xe nhưng cứ lên ô tô là chóng mặt nôn ói thì bạn phải thường xuyên luyện tập thể dục thể thao,nhất là các bộ môn liên quan đến nhào lộn cho quen dần.
- Thường xuyên kiên trì rèn luyện để có được  kĩ năng ki sảo của nghề.
 3/ Chọn ban học 
- Ban A: Toán, Lí, Hóa.
- Ban B: Toán, Hóa, Sinh.
- Ban C: Văn, Sử, Địa.
- Ban D : Toán, Văn, Anh.
- Ban H : Văn, Họa.
- Ban N : Văn, Nhạc.
 4/ Phân luồng sau khi tốt nghiệp THCS: GV hướng dẫn trong giờ học hướng nghiệp
VI/ CHUYÊN ĐỀ 9:  TƯ VẤN HƯỚNG NGHỆP
Thực chất của công việc này là cho những lời khuyên về chọn nghề.
    	Lời khuyên cho người chọn nghề là:
   1/ Nắm được bản mô tả nghề
- Tên nghề.
- Nội dung và tính chất  lao động của nghề.
- Những điều kiện cần thiết để tham gia lao động trong nghề.
- Những chống chỉ định y học đối với nghề.
- Những điều kiện đảm bảo cho người laođộng làm việc trong nghề .
- Những nơi có thể theo học nghề.
- Những nơi có thể làm việc sau khi học nghề.
 2/  Nắm được 4 dấu hiệu cơ bản của nghề
- Đối tượng lao động (là người, sự vật, hiện tượng mà người lao động tác động vào chúng. Ví dụ: đối tượng của người nông dân là cây trồng vật nuôi. Đối tượng của nhân viên nhà hàng là khách hàng.)
- Mục đích lao động (là kết quả lao động mà xã hội đòi hỏi.)
- Công cụ lao động (là dụng cụ, phương tiện làm việc của người lao động)
- Điều kiện lao động.( Là môi trường lao động, gồm môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.)
 3/ Nắm và xác định được nghề cần chọn theo đối tượng lao động.
 4/ Những chuẩn bị của người lao động trước khi đến trung tâm tư vấn hướng nghiệp
          - Sự phát triển của thể lực: Giới tính, chiều cao, cân nặng, các tật thường mắc, các bệnh mãn tính?
          - Học vấn sở thích:  Văn bằng chuyên môn, trình độ ngoại ngữ, tiếng Anh,  Trình độ máy tính, khai thác mạng Intranet và Internet, trình độ đoàn thể chính trị, lĩnh vực ưa thích, năng khiếu, những hoạt động xã hội đoàn thể.
          - Quan hệ gia đình và xã hội: Nghề nghiệp của bố mẹ anh chị em trong gia đình, nghề truyền thống, ý kiến của cha mẹ, đánh giá của những người xung quanh về thái độ năng lực công tác đoàn thể xã hội ở địa phương.
           - Nghề định chọn: Nghề yêu thích nhất, nghề chưa yêu thích nhưng có thể chấp nhận khi không còn điều kiện lựa chọn cho bản thân.

File đính kèm:

  • docHuong nghiep lop 9.doc