Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 11 lớp 8

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

Hoạt động 1:

- Khắc sâu tình nghĩa thầy trò, về công ơn đối với thầy, cô giáo.

Hoạt động 2:

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của ngày 20-11

2. Kỹ năng:

Hoạt động 1:

- Biết cách ứng xử , giao tiếp với các thầy, cô giáo.

Hoạt động 2:

- Có kỹ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị thực hiện các phong trào.

3. Thái độ:

Hoạt động 1:

- Kính trọng, yêu quý, lễ phép và tin tưởng với thầy, cô giáo.

Hoạt động 2:

- Tham gia phong trào với tinh thần trách nhiệm cao.

II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:

- Kỹ năng ứng xử với thầy cô giáo.

- Kỹ năng trình bày ý tưởng về chuẩn bị thực hiện các phong trào.

III. Các phương pháp:

- Biểu đạt sáng tạo.

- Thảo luận

- Kể chuyện

 

doc2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2653 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp tháng 11 lớp 8, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: … … Tiết: ……
Ngày dạy: … …
HOẠT ĐỘNG 1: THẢO LUẬN THEO CHỦ ĐỀ “TÌNH NGHĨA THẦY TRÒ”
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC PHONG TRÀO 
CHÀO MỪNG NGÀY 20-11
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
Hoạt động 1:
- Khắc sâu tình nghĩa thầy trò, về công ơn đối với thầy, cô giáo.
Hoạt động 2:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của ngày 20-11
2. Kỹ năng:
Hoạt động 1:
- Biết cách ứng xử , giao tiếp với các thầy, cô giáo.
Hoạt động 2:
- Có kỹ năng tham gia thảo luận, bàn bạc kế hoạch chuẩn bị thực hiện các phong trào.
3. Thái độ:
Hoạt động 1:
- Kính trọng, yêu quý, lễ phép và tin tưởng với thầy, cô giáo.
Hoạt động 2:
- Tham gia phong trào với tinh thần trách nhiệm cao.
II. Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong hoạt động:
Kỹ năng ứng xử với thầy cô giáo.
Kỹ năng trình bày ý tưởng về chuẩn bị thực hiện các phong trào.
III. Các phương pháp:
- Biểu đạt sáng tạo.
- Thảo luận
- Kể chuyện
IV. Tài liệu và phương tiện:
- Các tư liệu HS sưu tầm được : Những quyển sách, bài báo, bài thơ, bài hát, câu chuyện, ca dao, tục ngữ, tranh ảnh về thầy cô giáo, về tình nghĩa thầy trò
- Những câu hỏi dành cho thảo luận
- Một số tiết mục văn nghệ về thầy, cô giáo, về tình nghĩa thầy trò.
- Bảng cho điểm của ban giám khảo trên giấy Ao
V. Tiến hành hoạt động:
1. Khám phá:
- Mở đầu cho hoạt động, người điều khiển cho lớp thể hiện 2 bài hát: 
+ Giới thiệu một HS nữ hát đơn ca bài “Bụi phấn”
+ Cả lớp cùng hát bài “Khi tóc thầy bạc trắng”
- Sau khi lớp thể hiện 2 bài hát, người điều khiển phỏng vấn nhanh một số HS :
+ Nội dung bài “Bụi phấn” nói về điều gì?
+ Nội dung bài “Khi tóc thầy bạc trắng” nói về điều gì?
+ Cảm nghĩ của bạn khi nghe bài hát trên?
+ Những hình ảnh nào về người thầy trong 2 bài hát mà bạn ghi nhớ nhất ? Vì sao? 
- Người điều khiển cho 1 -2 HS ghi tóm tắt các ý kiến lên bảng
- Người điều khiển cho 1 HS đọc to ý kiến của các bạn
- Người điều khiển kết luận để dẫn nhập vào hoạt động chính “Thảo luận chủ đề tình nghĩa thầy trò”
2. Kết nối:
Hoạt động 1: Thảo luận theo lớp về tình nghĩa thầy trò
- Thảo luận được thể hiện dưới hình thức hái hoa
- Người điều khiển động viên các bạn xung phong lên hái hoa
- HS lên hái hoa, mở ra và đọc to câu hỏi và phát biểu ý kiến.
- Nếu gặp những câu hỏi khó hoặc tranh luận người điều khiển có thể mời GVPT trợ giúp 
Hoạt động 2: Xây dựng kế hoạch thực hiện các phong trào chào mừng ngày 20-11:
- GV, người điều khiển photo kế hoạch và nội dung phong trào chào mừng ngày 20-11 “Thi dua học tốt”, “Thi làm báo Tập San”… do nhà trường cho từng tổ nhóm.
	- Các tổ nhóm thảo luận, phân công nhiệm vụ cụ thể đối với từng thành viên.
	- Người điều khiển phân công từng thành viên tham gia viết bài và lên kế hoạch cho các thành viên ôn tập các chuyên hiệu do tổ chức để vận dụng tham gia các phong.
3. Thực hành: Trình bày 1 phút
- Người điều khiển nêu câu hỏi yêu cầu trình bày 1 phút 
+ Sau hoạt động này, bạn thu hoạch được những gì bổ ích nhất về tình nghĩa thầy trò?
+ Trong hoạt động này, bạn tâm đắt điều gì nhất? Điều gì bạn thấy chưa hài lòng?
+ Bạn sẽ ghi nhớ nhất điều gì về tình nghĩa thầy trò?
- Cho 1 vài HS trình bày, HS lựa chon 1 câu hỏi để trình bày và lưu ý không trùng ý kiến với bạn
- Người điều khiển mời GVPT cho ý kiến kết luận
4. Vận dụng:
GV yêu cầu HS về nhà viết bản thu hoạch và liên hệ thực tế của bản thân về tình nghĩa thầy trò, biểu hiện lòng biết ơn bằng hành động thực tế hơn.
VI. Tư liệu:
Câu hỏi thảo luận: (một số câu hỏi nêu ở trên)
VII. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHDNG 8 thang 11.doc