Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Chương trình cả năm

1. Yêu cầu giáo dục:

Giúp học sinh

Hiểu vị trí, nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm học lớp 8

* Tự giác, quyết tâm cao trong học tập

* Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

2. Nội dung và hình thức hoạt động.

a- Nội dung

- Xác định vị trí quan trọng của năm học lớp 8

- Những nhiệm vụ trong năm học này.

- Những biện pháp thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.

b- Hình thức

Trao đổi, thảo luận

3. Chuẩn bị

a- Phương tiện: Giáo viên đưa ra một số câu hỏi thảo luận

Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8.

“Vị trí, vai trò và trách nhiệm của Học sinh lớp 8”

Câu 2: Bạn thấy mình phải làm gì ở năm học này? Vì sao?

Câu 3: Để làm tốt nhiệm vụ đó, theo bạn phải có những biện pháp nào? (về chủ quan? Khách quan?)

Cho học sinh ghi lại những kết quả thảo luận trên vào giấy

b- Về tổ chức:

- Giáo viên chủ nhiệm họp cán bộ phân công chuẩn bị công việc.

IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG

 

doc45 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 677 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp Lớp 8 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn lên trong học tập xứng đáng với quê hương.
Tiết 8: 	“Giao lưu với cựu chiến binh”
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu sâu sắc thêm về phẩm chất tốt đẹp và truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ.
Học sinh tự hào, yêu quý và biết ơn bộ đội Cụ Hồ; kính trọng và biết ơn các bác cựu chiến binh.
Học sinh biết noi gương bộ đội Cụ Hồ, đoàn kết, giúp đỡ nhau học tập tốt, rèn luyện tốt, quan tâm giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh khó khăn.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Những kỷ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đời những người lính.
Nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ.
Hình thức hoạt động:
Giao lưu, kể chuyện.
Thảo luận.
Văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Một số câu hỏi để giao lưu
Các bài hát, bài thơ, câu chuyện về bộ đội Cụ Hồ.
Tặng phẩm.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Giáo viên chủ nhiệm họp với cán bộ lớp để phổ biến yêu cầu và nội dung hoạt động.
Hướng dẫn học sinh sưu tầm các câu chuyện về tấm gương chiến đấu anh dũng của bộ đội Cụ Hồ.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Phân công người điều khiển chương trình: Lớp trưởng; Thư ký: Lớp phó văn thể .
Phân công tổ 3 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Phân công bạn lớp phó học tập viết giấy mời, mời các bác cựu chiến binh trong địa bàn Thị trấn.
Tiến hành hoạt động:
Người thực hiện
Nội dung
Thời lượng
DCT
DCT
Đại biểu
Tổ viên
DCT
Hoạt động khởi động:
Bạn Lớp trưởng nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu: cô chủ nhiệm tham gia cuộc họp.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Màu áo chú bộ đội” của nhạc sĩ: Nguyễn Văn Tý
Hoạt động 1: Giao lưu với các bác cựu chiến binh:
Bạn Lớp trưởng mời các bác cựu chiến binh tham gia giao lưu với các bạn trong lớp.
Các bác cựu chiến binh tự giới thiệu vài nét về bản thân mình, kể những câu chuyện sâu sắc về đời lính vẻ vang của mình; nhắn nhủ những lời tâm huyết cùng các cháu học sinh.
Các bạn học sinh có thể hỏi thăm các bác cựu chiến binh về cuộc sống của người lính nơi chiến trường.
Bạn Lớp trưởng thay mặt cả lớp cảm ơn lời dạy bảo của các bác cựu chiến binh và tặng quà các bác.
Hoạt động 2: Liên hoan văn nghệ:
Các tiết mục văn nghệ của các bác cựu chiến binh.
Các tiết mục văn nghệ của hoc sinh.
Các tiết mục văn nghệ của học sinh và các bác cựu chiến binh.
5 phút
25 phút
13 phút
Kết thúc hoạt động: (2 phút)
Giáo viên chủ nhiệm thay mặt cả lớp cảm ơn sự tham gia nhiệt tình của các bác cựu chiến binh.
Nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập xứng đáng với sự hy sinh của các bác cựu chiến binh.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1 – 2: MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
Tiết 9: TÌM HIỂU VỀ TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG
Yêu cầu giáo dục:
Học sinh hiểu biết được ý nghĩa của ngày thành lập Đảng.
Học sinh biết tôn trọng, tin tưởng, tự hào về Đảng.
Học sinh học tập theo gương tốt Đảng viên.
Nội dung và hình thức hoạt động:
Nội dung:
Nghe giới thiệu về ngày thành lập Đảng và ý nghĩa của ngày thành lập Đảng.
Hình thức hoạt động:
Nghe GVCN giới thiệu và vui văn nghệ.
Chuẩn bị hoạt động:
Về phương tiện hoạt động:
Lịch sử ngày thành lập Đảng, Các lần đổi tên của Đảng, Các tổng bí thư của Đảng qua các thời kì.
Một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Đảng, ca ngợi nhà trường, ca ngợi quê hương.
Về tổ chức:
Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
Tìm hiểu lịch sử ngày thành lập Đảng, Các lần đổi tên của Đảng, Các tổng bí thư của Đảng qua các thời kì.
Thống nhất chương trình cùng cán bộ lớp.
Nhiệm vụ của học sinh:
Xây dựng chương trình: GVCN cùng cán bộ lớp
Phân công người điều khiển chương trình: bạn Anh Duy; Thư ký: bạn Vy.
Phân công tổ 4 trang trí lớp, kẻ tiêu đề, kê dọn bàn ghế.
Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ.
IV. Tiến hành hoạt động 
Người thực hiện
Nội dung
Thời lượng
DCT
DCT
DCT
DCT
GVCN
Hoạt động mở đầu : Khởi động 
Bạn DCT nêu lý do cuộc họp và giới thiệu đại biểu.
Quản ca bắt nhịp bài hát tập thể: “Mùa xuân về” Nhạc sĩ: Phan Trần Bảng.
Hoạt động 1: Nghe giới thiệu về ý nghĩa của ngày thành lập Đảng. 
GVCN giới thiệu cho lớp biết:
+ Ý nghĩa của ngày thành lập Đảng.
+ Các lần đổi tên của Đảng.
+ Tổng bí thư của Đảng qua các thời kì.
Hoạt động 2 : Văn nghệ Ban văn nghệ dưới sự điều khiển của bạn quản ca – Trang giới thiệu các bài hát ca ngợi Đảng cộng sản Việt Nam.
Lần lượt từng tổ tham gia theo yêu cầu của DCT.
Hoạt động cuối cùng : Tổng kết hoạt động 
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét thái độ tham gia hoạt động của từng tổ, tuyên dương những cá nhân học sinh tham gia nhiệt tình và đạt hiệu quả.
Động viên học sinh cố gắng vươn lên trong học tập.
(5 ph)
(25 ph)
(8 ph)
(5 ph)
V - Dặn dò (2 phút)
- Dặn dò các em chuẩn bị cho hoạt động sau.
3-2-1930 Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam
3-2-1930 Thành lập Đảng cộng sản Việt Nam 
Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đế quốc Pháp lại đẩy mạnh khai thác thuộc địa Đông Dương. Xã hội Việt Nam tiếp tục phân hóa sâu sắc. Giai cấp nông dân bị phá sản khốc liệt. Giai cấp tư sản dân tộc sinh sau đẻ muộn, bộc lộ sự non yếu về mọi mặt. Một bộ phận giai cấp tiểu tư sản toan phất ngọn cờ tư tưởng tư sản để tập hợp quần chúng xung quanh Việt Nam Quốc dân Đảng (thành lập tháng 12-1927). Nhưng vì bất lực cho nên sau cuộc bạo động non ở Yên Bái (đầu năm 1930) tổ chức đó tan rã, và ngọn cờ phản đế, phản phong, ngọn cờ giải phóng dân tộc chuyển hẳn về tay gai cấp vô sản. 
Yêu cầu khách quan lúc này là giai cấp công nhân phải được tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê-nin để trở thành giai cấp "Tự giác" vươn lên đảm nhiệm sứ mệnh lịch sử lãnh đạo cách mạng Việt Nam. 
Đó cũng là lúc đồng chí Nguyễn ái Quốc, tiêu biểu cho tinh thần yêu nước và cách mạng Việt Nam tìm gặp chân lý của thời đại mới. 
Năm 1917, cách mạng Tháng Mười Nga thành công. Mặc dù bị đế quốc bưng bít, xuyên tạc, nhưng "nhân dân Việt Nam cũng thầm nghe nói rằng ở một góc trời xa xăm, có một dân tộc đã đánh đuổi được bọn bóc lột và hiện đang quản lý lấy đất nước mình mà không cần tới bọn chủ và bọn toàn quyền (lời Hồ Chủ tịch). 
"Cho một bát vàng không bằng chỉ đàng làm ăn". Cách mạng Tháng Mười Nga đã giúp đồng chí Nguyễn ái Quốc vượt qua sự hạn chế của chủ nghĩa yêu nước của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời. Sau này, phát biểu về cảm xúc của mình khi đọc "luận cương về các vấn đề dân tộc và thuộc địa, của Lê-nin, Người viết: "Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: "Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ. Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta". (Hồ Chí Minh - vì độc lập tự do vì chủ nghĩa xã hội). Tháng 12-1920, tại Đại hội Tua, đồng chí Nguyễn ái Quốc tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và đồng thời là người cộng sản Việt Nam đầu tiên. 
Sớm nhận thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, đồng chí Nguyễn ái Quốc đã đem hết tinh thần và nghị lực truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. Hàng loạt bài viết của Người đăng trên các báo và tạp chí Người cùng khổ, Nhân đạo, Đời sống công nhân và cuốn sách nổi tiếng Bản án chế độ thực dân Pháp, trong suốt thời gian từ 1921-1926 đã chọc thủng tấm lưới thép của thực dân Pháp, được chuyển về Việt Nam, lôi cuốn đặc biệt những người cách mạng trẻ tuổi đầy nhiệt huyết ở nước ta đang khao khát con đường mới. 
Tháng 12-1924, sau khi dự đại hội lần thứ năm Quốc tế Cộng sản, với bí danh là Lý Thụy, Người về Quảng Châu, điểm nóng của cách mạng Trung Quốc, và làm việc dưới danh nghĩa của phái bộ Bô-rô-đin, cố vấn Liên - Xô bên cạnh chính phủ Quốc Dân Đảng Trung Hoa. 
Chính ở đây, ngày 19-6-1924, liệt sĩ Phạm Hồng Thái đã ném bom khách sạn Victory ở Sa-diện nhằm giết tên toàn quyền Méc-lanh trên đường công cán đang dự tiệc. Việc không thành, nhưng tấm gương của người anh hùng trên sông Châu như "chim én" báo hiệu mùa xuân". 
Tháng 6-1925, trên cơ sở tổ chức yêu nước của Phan Bội Châu và Tâm Tâm Xã, đồng chí Nguyễn ái Quốc thành lập tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, trong đó hạt nhân là Cộng sản Đoàn (lúc đầu có 7 người, cuối 1926 đã có 24 người, tiêu biểu như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong...) Nhiều lớp huấn luyện chính trị được mở tại Quảng Châu để đào tạo cán bộ tung về nước hoạt động. Tuần báo Thanh niên từ tháng 6-1926 và đặc việt cuốn Đường cách mạng (xuất bản năm 1927) đã đề cập đến những vấn đề chiến lược và sách lược của cách mạng Việt Nam được bí mật đưa về nước góp phần tích cực vào việc truyền bá tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở trong nước. 
Từ sau cuộc bãi công Ba Son (8-1925), phong trào công nhân đã vượt qua giai đoạn tự phát, bước vào giai đoạn tự giác. 
Đặc biệt từ mùa xuân 1928, thực hiện chủ trương vô sản hóa, các hội viên của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội đã vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền để tuyên truyền và tổ chức công nhân. Địch phải thú nhận: năm 1929 có tới 43 cuộc bãi công lớn. Phong trào công nhân trên thực tế đã trở thành lực lượng chính trị nòng cốt cho phong trào giải phóng dân tộc. 
Trong khi đó, phong trào yêu nước và dân chủ của tiểu tư sản sau thời kỳ phát triển bồng bột (như đòi tha cụ Phan Bội Châu tháng 12-1925, đám tang cụ Phan Chu Trinh tháng 3-1926)... đã dần dần thể hiện sự bất lực của tư tưởng tư sản và tiểu tư sản. 
Phong trào Quốc gia cải lương, tiêu biểu là đảng Lập Hiến của Bùi Quang Chiêu, Nguyễn Phan Long cũng đã từng bước đi vào con đường phản bội dân tộc, làm tay sai cho đế quốc. 
Tình hình đó đòi hỏi cấp bách sự lãnh đạo của một đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Trong nội bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội, từ đầu 1929 đã diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa quan điểm vô sản và quan điểm tiểu tư sản xung quanh vấn đề thành lập Đảng cộng sản ở Việt Nam. Tư tưởng vô sản đã chiến thắng. 
Tháng 3-1929, tại số nhà 5D phố Hàm Long (Hà Nội) Chi bộ cộng sản đầu tiên ra đời gồm 8 đồng chí: Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Văn Cung, T

File đính kèm:

  • dochdng8chuan.doc
Giáo án liên quan