Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10

I. Mục tiêu hoạt động:

 - HS hiểu được vai trò của CNH, HĐH trong quá trình XD và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH, HĐH

 - Biết XD kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

 - Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.

II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động:

 - Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT.

 - Thi hát hoa dân chủ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục.

III. Công tác chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 - Định hướng nội dung cho HS thảo luận

 - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan

 - Phân công nhiệm vụ cho học sinh.

 2. Học sinh:

 - Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.

 - Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động.

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2290 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
riển kinh tế - xã hội và thị trường lao động với những điều kiện đã có và những khó khăn, thuận lợi sẽ gặp. Nếu như hứng thú, sở thích nghề nghiệp của chúng ta phù hợp với ý muốn của cha mẹ thì không cần bàn. Ngược lại, nếu nghề mà cha mẹ chọn lựa lại không phù hợp với sở thích, năng lực của bản thân các con, nhu cầu của thị trường lao động… thì đó k phải là nghề tối ưu, chúng ta sẽ khó thành công khi chọn nghề này. K phải bất cứ ai khi chọn nghề cũng cân nhắc xem nghề đó có hái ra được nhiều tiền hay không … Có những nghề k mang lại nhiều tiền nhưng nhiều người vẫn chọn và luôn hài lòng với sự lựa chọn của mình vì tình yêu, sự hứng thú đối với nghề. Nếu chỉ nghĩ đến mục đích kiếm được nhiều tiền khi chọn nghề, thì sẽ dễ mắc sai lầm, chọn nghề không phù hợp. 
- Giới thiệu 2 đội chơi, thành phần Ban Giám khảo và thư ký.
- Phần thi 1: 2 đội lần lượt tự giới thiệu về đội mình, 1 phút. Điểm tối đa là 5 điểm.
- Phần thi 2: Thi đọc các câu ca dao, hát những bài hát về nghề.
Ví dụ: Thi đọc các câu ca dao, tục ngữ:
+ Đ1: Cần Thơ là tỉnh + Đ 2: Hỡi cô thắt lưng bao xanh
 Cao Lãnh là quê Có về Kẻ Bưởi với anh thì về
 Anh đi lục tỉnh bốn bề	 Làng anh có ruộng tứ bề
 Mảng lo buôn bán không về thăm em	 Có hồ tắm mát, có nghề quay tơ
+ Đ1: Hỡi cô thắt dải lưng xanh + Đ2: Làm ruộng k trâu, làm giàu k thóc.
 Có về Phú Diễn với anh thì về
 Phú Diễn có cây bồ đề
 Có sông tắm mát, có nghề ăn chơi
+ Đ1: Nhà tôi nghề giã, nghề sông, + Đ2: Đi đâu mà chẳng biết ta,
 Lặng thì tôm cá đầy trong, đầy ngoài Ta ở Kẻ Láng vốn nhà trồng rau.
 Cá trắng cho chí cá khoai,	 Rau thơm, rau húng, rau mùi,
 Còn như cá lẹp, cá mai cũng nhiều…	 Thìa là, cải cúc, đủ mùi hành hoa.
 Mồng tơi, mướp đắng, ớt, cà,
 Bí đao, đậu ván, vốn nhà trồng nên.
 Anh giúp em đôi quang tám dẻ cho bền,
 Mượn người lịch sự gánh lên kinh kỳ…
+ Đ 1: Còn trời, còn nước, còn non + Đ 2: Hỡi cô thắt lưng bao xanh,
 Còn cô bán rượu anh còn say sưa Có về An Phú với anh thì về.
 An Phú có ruộng tứ bề,
 Có ao tắm mát có nghề kẹo nha.
+ Đ 1: Ai lên Đồng Tỉnh, Huê Cầu
 Đồng Tỉnh bán thuốc, Huê Cầu nhuộm thâm
 Nào ai đi chợ Thanh Lâm, 	
 Mua anh một áo vải thâm hạt dền.
- Phần thi 3: Thi đoán nghề nghiệp:
+ Phần thi hiểu ý nhau: 
Cách chơi: Mỗi đội cử 2 bạn. 1 bạn sẽ bốc thăm (một tờ giấy có ghi tên 5 nghề) và có nhiệm vụ diễn tả bằng động tác hoặc lời nói để gợi ý cho bạn mình đoán xem đó là nghề gì. Thời gian chuẩn bị là 30 giây, thời gian dự thi là 3 phút. Câu nào không đoán được thì nói “bỏ qua”, còn thời gian sẽ quay lại. Lưu ý: người diễn tả nghề cho bạn mình đoán không được gợi ý bằng những từ có trong đáp án. Ví dụ: Người làm ruộng rẫy được gọi là nông gì? Đáp án: nông dân.
Gợi ý một số thăm:
1) Bác sĩ, giáo viên, thợ điện, nhà thơ, nông dân.
2) Ca sĩ, thợ nhiếp ảnh, người mẫu, công an giao thông, quay phim.
3) Lái xe, đầu bếp, thợ hồ, thợ cắt tóc, hướng dẫn viên du lịch.
4) Người dẫn chương trình, Sư phạm Pháp văn, kiến trúc sư, thú y, kế toán.
5) Buôn bán, kiểm lâm, họa sĩ, người mẫu thời trang, ca sĩ.
+ Phần thi đố vui về nghề:
Gợi ý một số câu hỏi đố vui và đáp án:
1) Nghề nào kinh doanh một hàng hóa rất đặc biệt, thường dùng làm vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hóa và làm môi giới trong qtrình trao đổi hàng hóa? 
Đáp án: Kinh doanh tiền tệ.
2) Trường ĐHSP TP. Hồ Chí Minh và trường CĐSP Trung ương TP. Hồ Chí Minh có đào tạo một ngành sư phạm giáo dục rất đặc biệt. Vậy, hãy cho biết chuyên ngành đó là gì?
Đáp án: Giáo dục Đặc biệt (mã ngành 904, khối C, D1).
3) Ngành nào của trường Cao đẳng tài nguyên và môi trường TP. Hồ Chí Minh chỉ quan sát sự thay đổi của mây trời mà vẫn có lương?
Đáp án: Khí tượng học.
4) Ngành nào mà được đào tạo để quản lý toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra?
Đáp án: Quản lý văn hóa.
5) Ở trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh, có một ngành chuyên chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và điều trị bệnh cho tôm cá. Ngành đó gọi là gì?
Đáp án: Ngư y.
6) Ngành nghề nào sau khi ra trường, ngày nào cũng được ăn ngon, mặc đẹp, đi chơi, đi tham quan thoải mái nhiều nơi mà vẫn có lương, không sợ bị đuổi việc?
Đáp: Hướng dẫn du lịch (Đại học Dân lập Hồng Bàng).
- Phần thi 4: Hái hoa dân chủ.
Mỗi đội cử 1 bạn lên bốc thăm và trả lời câu hỏi ngắn. BGK nhận xét và cho điểm.
Một số câu hỏi gợi ý:
1) Bạn hiểu thế nào là 1 nghề? Mỗi nghề có ích lợi gì cho bản thân người lao động.
2) Bạn hãy nêu tên một số nghề trong xã hội mà bạn biết?
3) Ước mơ của bạn là sẽ làm nghề gì? Vì sao bạn lại chọn nghề đó?
4) Mỗi nghề yêu cầu gì ở người lao động?
5) Trước mắt, chúng ta phải làm gì để có thể đáp ứng được việc chọn nghề cho bản thân?
- Tổng kết và Phát thưởng.
V. Kết thúc hoạt động (5 phút)
- Hoạt động 1: 
+ Giáo viên dạy tóm tắt kết quả thảo luận 
+ Cán bộ lớp nhận xét kết quả đạt được sau hoạt động.
- Hoạt động 2: 
+ Giáo viên kết luận những điểm cơ bản sau khi kết thúc hoạt động.
+ Học sinh phát biểu cảm tưởng của mình qua phần thi (đại diện hai đội thi và khán giả).
 Chủ đề hoạt động tháng 04 là “Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác”./.
Tiết chương trình: 15 & 16
Chủ đề hoạt động tháng 4
THANH NIÊN VỚI HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC
I. Mục tiêu hoạt động
	- HS có quyền được tiếp nhận và bày tỏ quan điểm của mình về ý nghĩa của hòa bình, hữu nghị và hợp tác trong bối cảnh hội nhập hiện nay ; thấy rõ tính chất nguy hiểm của nguy cơ chạy đua vũ trang, chủ nghĩa khủng bố và cách ngăn chặn nó ; đồng thời thấy được trách nhiệm của mình trong việc tham gia giữ gìn, bảo vệ hòa bình, xây dựng tình hữu nghị và hợp tác giữa các dân tộc.
	- Có thái độ đúng đắn trong quan hệ giao tiếp hằng ngày, trong cách giải quyết các tình huống nảy sinh ở gia đình, nhà trường và cộng đồng ; tỏ thái độ rõ ràng trước các vấn đề của xã hội hiện nay.
	- Rèn luyện các kỹ năng giao tiếp, giải quyết vấn đề, kỹ năng phân tích, đánh giá và trình bày ý kiến của mình về vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
	- Hoạt động 1: Thi “Giải ô chữ hòa bình”.
	- Hoạt động 2: Thi tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
	- Hoạt động 3: “Câu lạc bộ thời sự”: giao lưu, nghe báo cáo, trao đổi về những thông tin thời sự liên quan đến các nội dung: tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước ; vấn đề hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới.
	- Hoạt động 4: Tọa đàm “Hãy hợp tác cùng nhau”.
III. Công tác chuẩn bị
	1. Giáo viên
	- Hoạt động 1: Nêu yêu cầu của hoạt động, giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, gợi ý nội dung và hình thức tổ chức hoạt động.
	- Hoạt động 2: Gợi ý nội dung và hình thức tổ chức hoạt động, góp ý để các em thiết kế chương trình hoạt động thật bổ ích và lý thú.
	- Hoạt động 3: Chuẩn bị những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước (Tham khảo lại tài liệu Văn kiện Đại hội X) và những thông tin về hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới. Lưu ý: học sinh phải theo dõi thông tin thời sự hàng ngày về tình hình an ninh trong khu vực và trên thế giới như: ở Trung Đông, châu Mỹ La tinh… và xem các thông tin trên báo chí để có tri thức cùng tham gia Câu lạc bộ thời sự, chia sẻ, bình luận thông tin thời sự với nhau.
	- Hoạt động 4: Căn cứ vào những nội dung hoạt động đã đề cập ở mục II đưa ra hệ thống câu hỏi để tiến hành trao đổi, tọa đàm.
	2. Học sinh
	- Hoạt động 1: Cán bộ lớp và chi đoàn cùng trao đổi, thiết kế hoạt động, phổ biến và yêu cầu từng tổ, từng cá nhân suy nghĩ và tự lập ra một danh sách các từ hoặc cụm từ có liên quan đến hòa bình để chuẩn bị tham gia vào trò chơi giải ô chữ.
	- Hoạt động 2: Chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ cho việc thi tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hòa bình, hữu nghị và hợp tác. Chuẩn bị ý kiến, nhất là những nội dung về quyền trẻ em có liên quan đến các điều như: Điều 3 (khoản 2), Điều 6, 11 (khoản 1) và các Điều 12, 13, 38, 39 để nêu rõ quan điểm của mình về vấn đề này và sẵn sàng tham gia đóng góp ý kiến.
	- Hoạt động 3: Theo dõi thông tin thời sự về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, đất nước (thông tin thị trường - tài chính - tiền tệ, tin trong nước, thời sự đài truyền hình Việt Nam - tin trong nước) và thông tin về hòa bình, an ninh trong khu vực và trên thế giới (thời sự Việt Nam - tin thế giới).
	- Từng cá nhân suy nghĩ, chuẩn bị ý kiến của mình để trình bày tại cuộc tọa đàm, sưu tầm tư liệu, thu nhận thông tin và chuẩn bị ý kiến theo đúng tinh thần của các điều trong Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em như: Điều 12, 13, 15…
IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động
TÊN HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
- Giới.thiệu
 chủ đề 
(5 phút)
* Hoạt động 1: Thi “Giải ô chữ hòa bình” (25 phút).
*Hoạt động 2: Tìm hiểu ý nghĩa của vấn đề hòa bình,.hữu nghị và hợp tác (15 phút).
*Hoạt động 3: Câu lạc bộ thời sự (25 phút).
*Hoạt động 4: Tọa đàm “Hãy.hợp tác.cùng nhau”.(15 phút).
- Hát một bài hát có nội dung ca ngợi hòa bình, tình đoàn kết hữu nghị. VD bài hát “Nối vòng tay lớn” (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn), hoặc “Thanh niên làm theo lời Bác” (Nhạc và lời: Hoàng Hòa).
- Chủ đề tháng 4: “Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác”. Giới thiệu 2 đội chơi: Họa My và Sơn Ca.
- Phần thi “Giải ô chữ hòa bình”.
+ Các đội lần lượt trải qua 3 nội dung gồm: giới thiệu về đội mình, trả lời nhanh và giải đáp ô chữ.
+ Phần thi I: 2 đội lần lượt tự giới thiệu về đội mình, thời gian 1 phút, yêu cầu: đa dạng, phong phú, sinh động và súc tích. Điểm đạt tối đa là 5 điểm.
+ Phần thi II: Giải đáp nhanh. Có 3 câu hỏi dành cho mỗi đội tranh nhau quyền trả lời, 5 điểm/câu và thời gian suy nghĩ là 5 giây/câu.
Câu 1: Hòa bình là gì? 
a. Là giá trị phổ biến của toàn nhân loại, của mỗi quốc gia và mỗi dân tộc.
b. Là tình trạng không có chiến tranh, xung đột vũ trang, là mối quan hệ hiểu biết, tôn trọng, bình đẳng và hợp tác giữa con người với con người.
c. Là nền tảng, là điều kiện tiên quyết để xây dựng một thế giới bình yên và thịnh vượng cho mọi dân tộc.
d. Cả a, b và c đều đúng.
e. Cả b và c đều đúng.
Câ

File đính kèm:

  • docGiao an HDNGLL 10 ca nam.doc
Giáo án liên quan