Giáo án Hoạt động giáo dục hướng nghiệp II

Chủ đề 1

TÌM HIỂU MỘT SỐ NGHỀ THUỘC NGÀNH

 GIAO THÔNG VẬN TẢI, ĐỊA CHẤT

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Qua chủ đề này học sinh hiểu:

1. Về kiến thức:

- Hiểu được vị trí của ngành Giao thông vận tải ngành Địa chất trong xã hội.

- Biết đặc điểm, yêu cầu của hai ngành này.

2. Kỹ năng:

Tìm hiểu được những thông tin cần thiết của một số nghề thuộc hai ngành trong giai đoạn hiện nay.

3. Thái độ:

Có ý thức liên hệ với bản thân để chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT.

 

doc49 trang | Chia sẻ: tuananh27 | Lượt xem: 592 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hoạt động giáo dục hướng nghiệp II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chính là tem thư, báo chí bưu kiện, bưu phẩm, giao dịch bưu điện, dịch vụ điện thoại, dịch vụ Internet ... của Viễn thông là chữ viết, con số, sơ đồ, bản vẽ, văn bản, tiếng nói, hình ảnh ... 
Học sinh nêu công cụ lao động của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
b. Công cụ lao động: 
11. Hãy cho biết công cụ lao động của các nghề trong lĩnh vực bưu chính – viễn thông? 
Chủ yếu là các phương tiện kỹ thuật điện tử như máy phát sóng, máy vô tuyến điện, máy tính điện tử, các trạm thu phát sóng, các tổng đài cơ điện, tổng đài điện tử, tổng đài quang học, các thiết bị thông tin quang, thông tin vệ tinh, thiết bị truyền số liệu, cáp mạng thuê bao điện thoại, fax, Interner, thương mại điện tử ...	
c. Nội dung lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông: 
12. Hãy cho biết nội dung lao động của ngành Bưu chính – Viễn thông?
Học sinh lần lượt nêu các nội dung lao động một số nghề của ngành Bưu chính – viễn thông? 
Các công việc chủ yếu của Bưu chính – viễn thông là: 
- Nhận, chuyển phát thư từ, báo chí, bưu kiện, bưu phẩm, chuyển tiền, điện tín, điện thoại ... 
- Ngoài ra ngành này còn có các công việc phụ trợ là: 
+ Thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng và sửa chữa, bảo dưỡng các loại tổng đài. 
+ Thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng các thiết bị thông tin vệ tinh. 
+ Thiết kế lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng cáp mạng lưới thuê bao điện thoại, fax, Internet, thương mại điện tử. 
d. Yêu cầu của các nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
13. Bạn cho biết những yêu cầu đối với những người lao động trong Bưu chính – Viễn thông? 
Học sinh nêu những yêu cầu của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
Phải có trí nhớ tốt, thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát, cẩn thận, tỉ mỉ, kiên trì. 
Học sinh cho biết những chống chỉ định y học của một số nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
14. Bạn cho biết những chống chỉ định y học của một số nghề trong lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông? 
- Trình độ học lực kém. 
- Trí nhớ và tư duy kém phát triển. 
- Chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ. 
- Hay đãng trí, thích bay nhảy, không chịu ngồi yên một chỗ ... 
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh của ngành Bưu chính – Viễn thông? 
a. Cơ sở đào tạo: 
Học sinh cho biết những cơ sở đào tạo các hệ cho lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
15. Bạn cho biết các cơ sở đào tạo về ngành Bưu chính – Viễn thông? 
Tuỳ theo hệ ĐH, CĐ, trung cấp. 
- Trường Cn Bưu điện 1 (TX Phủ Lý – Hà Nam). 
- Trường CN Bưu điện 2 (Liên Chiểu – TP Đà Nẵng). 
- Trường CN Bưu điện 3 (Mỹ Tho – Tiền Giang). 
- Học viện Công nghệ Bưu chính – Viễn thông (Thanh Xuân- Hà Nội). 
b. Điều kiện tuyển sinh: 
Học sinh cho biết điều kiện tuyển sinh vào các nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông. 
16. Bạn cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường của ngành Bưu chính – Viễn thông. 
Theo yêu cầu quy định của Bộ GD & ĐT và quy định của từng trường. 
c. Nơi làm việc và triển vọng của nghề. 
17. Hãy cho biết nơi làm việc và triển vọng của nghề? 
Nơi làm việc tại các công ty, các bưu điện ... thuộc ngành bưu điện. 
Triển vọng của các nghề thuộc lĩnh vực Bưu chính – Viễn thông có dự kiến phát triển số điện thoại /100 dân theo kịp các nước trong khu vực và 100% số xã trong cả nước có điện thoại. Bên cạnh đó ngành cũng ứng dụng những công nghệ hiện đại trong lĩnh vực của mình để phục vụ khách hàng, tính toán giảm giá thành ... 
III. Tìm hiểu các nghề thuộc ngành Công nghệ thông tin:
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát về lịch sử phát triển của ngành Công nghệ thông tin. 
Học sinh phát biểu hiểu biết của mình về lịch sử ngành CNTT ở Việt Nam 
18. Em cho biết khái quát về lịch sử phát triển của ngành CNTT ở Việt Nam? 
Công nghệ thông tin là một ngành khá mới mẻ đối với Việt Nam, tuy nhiên lĩnh vực này đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các ngành kinh tế quốc dân, các cơ quan nhà nước, các đoàn thể, các tổ chức xã hội, các cơ quan nghiên cứu xã hội, giáo dục - Đào tạo, Y tế, Thể dục thể thao, Văn hoá nghệ thuật ... 
Học sinh phát biểu hiểu biết của mình về các đối tượng lao động trong ngành CNTT. 
19. Em hãy nêu công cụ lao động của các nghề trong nành CNTT? 
Đối tượng lao động: 
Các nguồn thông tin, dữ liệu dưới dạng: chữ viết, con số, sơ đồ, bản vẽ, bảng biểu, văn bản, tiếng nói, hình ảnh ... 
Học sinh phát biểu hiểu biết của mình về các công cụ lao động trong ngành CNTT. 
Công cụ lao động: 
Các thiết bị phần cứng, các thiết bị điện tử ngoại vi, các phương tiện truyền thông, các phần mền ... 
Học sinh trình bày nội dung lao động của ngành CNTT trong loại hình dịch vụ. 
Nội dung lao động: 
Tuỳ theo từng ngành cụ thể: 
+ Dịch vụ CNTT bao gồm: 
- Lắp ráp MTĐT và cung cấp dịch vụ thông tin. 
- Thực hiện tin học hoá: Nghĩa là phát triển nhanh, rộng khắp việc ứng dụng tin học vào các ngành kinh tế quốc dân và công tác quản lý xã hội. 
- Thực hiện Internet hoá: đẩy nhanh quá trình phát triển các dịch vụ trên mạng. 
 Học sinh trình bày nội dung lao động của ngành CNTT trong loại hình viết phần mền. 
+ Xây dựng công nghiệp phần mềm: 
Khi tạo ra một sản phẩm phần mền cần thực hiện các bước công việc sau:
- Phân tích, thiết kế hệ thông.
- Thi công sản xuất phần mềm.
- Thử nghiệm, đánh giá chất lượng phần mềm.
- Đóng gói sản phẩm và kinh doanh tiếp thị.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm và yêu cầu của ngành Công nghệ thông tin.
20. Hãy nêu yêu cầu của các nghề trong lĩnh vực CNTT?
Học sinh trình bày các yêu cầu của một số nghề trong lĩnh vực CNTT.
Người làm việc loại hình dịch vụ cần có chuyên môn vững vàng về tin học nói chung, có tư duy sáng tạo, trí tưởng tượng tốt, có năng lực quan sát để theo dõi các thiết bị điện tử, có tính kiên trì, nhẫn nại, có khả năng giao tiếp với khách hàng: niềm nở, lịch sử và phục vụ tận tình ...
Với những người làm việc trong ngành công nghiệp phần mềm cần có năng lực sáng tạo, tư duy toán học, tư duy lôgic, khả năng phân tích, tổng hợp ...
21. Hãy nêu những chống chỉ định y học của một số nghề trong linh vực CNTT?
Gợi ý:
Trình độ học lực kém, nhất là môn toán
Trí nhớ và tư duy kém phát triển.
Chậm trễ trong hành động và trong suy nghĩ.
Hay đãng trí, thích bay nhẩy, không chịu ngồi yên một chỗ...
* Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề tuyển sinh của ngành CNTT.
2.2. Bạn cho biết các cơ sở đào tạo của ngành CNTT?
Tuỳ theo hệ ĐH, CĐ, Trung cấp. Riêng đối với hệ trung cấo hiện nay nhiều trường đào tạo các kỹ thuật viên trong ngành CNTT, ngoài ra nhiều trường ĐH, CĐ có thành lập chuyên ngành CNTT điển hình ở các trường sau: 
- Học viện công nghệ Bưu chính – Viễn thông (Thanh Xuân – Hà Nội). 
- ĐH Bách Khoa Hà Nội ( Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội). 
- ĐH Quốc gia Hà Nội (Đường Xuân Thuỷ – Cầu Giấy – Hà Nội). 
- Học viện kỹ thuật Quân sự (Đường Hoàng Quốc Việt – Hà Nội). 
b. Điều kiện tuyển sinh: 
Học sinh cho biết điều kiện tuyển sinh vào các trường thuộc lĩnh vực CNTT. 
23. Hãy cho biết các điều kiện tuyển sinh? 
Theo quy định của Bộ GD& ĐT và quy định của từng trường. 
c. Nơi làm việc và triển vọng của nghề: Học sinhu cho biết nơi làm việc của các nghề thuộc lĩnh vực CNTT. 
24. Hãy cho biết nơi làm việc và triển vọng của nghề? 
Nơi làm việc: 
Sau khi tốt nghiệp ngành CNTT có thể làm việc tại nhiều doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, các văn phòng đại diện, các công ty tin học, nếu có thêm nghiệp vụ sư phạm có thể tham gia giảng dạy tin học tại các trường học,...
Triển vọng của nghề:
Trong vài năm gần đây ngành CNTT đều đứng đầu về nhu cầu tuyển dụng bởi trong điều kiện kinh tế ổn định của Việt Namvà với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp vì thế nhu cầu tuyển dụng rất lớn. Tuy nhiên chỉ có thể kiếm được việc làm nếu như các sinh viên tốt nghiệp có chuyên môn vững vàng, có năng lực thực sự.
4. Tổng kết đánh giá:
- Nhận xét đánh giá về thái độ học tập của học sinh. Nhấn mạnh những điểm trọng tâm của chủ đề.
- Mỗi học sinh lập một bản mô tả về một nghề thuộc lĩnh vực năng lượng hoặc bưu chính viễn thông hoặc CNTT.
- Dặn dò học sinh chuẩn bị nội dung cho chủ đề sau: Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng.
Chủ đề 4
Tìm hiểu một số nghề thuộc lĩnh vực 
An ninh, quốc phòng 
(3 tiết)
I- Mục tiêu bài học: 
Qua chủ đề này học sinh phải:
1. Về kiến thức: 
- Hiểu được vai trò, vị trí xã hội của các nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng.
2. Kỹ năng: 
Biết cách tìm hiểu đặc điểm, yêu cầu, nơi đào tạo của những nghề trong lĩnh vực này.
3. Thái độ: 
Có nhận thức đúng đắn về sự hy sinh lớn lao cùng tính chất lao động đặc biệt của những chiến sĩ Quân đội và Công an từ đó biết ơn những người đã và đang làm trong các lực lượng vũ trang. 
II. Chuẩn bị: 
- Nội dung: Nghiên cứu kỹ chủ đề 4 (SGK) và các tài liệu liên quan. 
- Đồ dùng: Tranh ảnh liên quan đến các nghề thuộc lĩnh vực An ninh, Quốc phòng.
III. Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định lớp, kiểm tra sĩ số: 
2. Giới thiệu khái quát mục tiêu của chủ đề: 
(Nếu tổ chức hội thảo thì phải chia nhóm, phân công người dẫn chương trình, thường chia nhóm 4 em/nhóm). 
3. Tiến trình lên lớp: 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu vài nét về sự phát triển các nghề trong lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. 
Học sinh phát biểu theo tinh thần xung phong hoặc do thầy (cô) chỉ định. 
Có thể mỗi học sinh trình bày một phần bằng nhận thức của mình. 
1. Em hãy cho biết những kiến thức của mình về sự phát triển của lĩnh vực An ninh, Quốc phòng. 
Dân tộc Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, liên tục phải chiến đấu chống giặc ngoại xâm nên nhân dân ta có một kho tàng kinh nghiệm quý báu về chiến đấu bảo vệ Tổ quốc. Kinh nghiệm chiến tranh trăm trận trăm thắng của chúng ta là chiến tranh nhân dân, khi có quân thù thì già trẻ, gái trai, ai ai cũng là chiến sĩ tham gia tiêu diệt quân thù. Tuy nhiên, trong thời kỳ nào cũng vậy chúng ta bao giờ cũng có một lực lượng chủ lực trong chiến đấu và giữ gìn an ninh cho đất nước đó là những người làm việc, cống hiến cả đời mình cho lực lượng vũ trang của đất nước. 
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của lĩnh vực an ninh, Quốc phòng. 
2. Em hiểu quốc phòng, an ninh

File đính kèm:

  • docGIAO AN HUONG NGHIEP II.doc
Giáo án liên quan