Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 16 - Bài 11: Phân Bón Hoá Học

I /Mục tiêu

1/ Kiến thức: HS biết được :

- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.

2/ Kĩ năng:

- Nhận biết một số loại phân bón hóa học thông dụng.

3/ Thái độ:

- HS vận dụng những hiểu biết của mình về một số phân bón hóa học thông thường để áp dụng trong đời sống, sản xuất.

4/ Trọng tâm:

- Một số muối được dùng làm phân bón.

II/ Chuẩn bị

1. Đồ dùng dạy học

a.Giáo viên : Mẫu phân đạm, kali, lân.

b. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.

2. Phương pháp:

- Phương pháp thuyết trình, trực quan.

III/ Các hoạt động dạy và học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 4162 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 16 - Bài 11: Phân Bón Hoá Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày Soạn : 12/10/2011
Tuần 8
Tiết 16
 Ngày dạy : 14/10/2011
Bài 11: PHÂN BÓN HOÁ HỌC
I /Mục tiêu 
1/ Kiến thức: HS biết được :
- Tên, thành phần hóa học và ứng dụng của một số phân bón hóa học thông dụng.
2/ Kĩ năng:
- Nhận biết một số loại phân bón hóa học thông dụng.
3/ Thái độ: 
- HS vận dụng những hiểu biết của mình về một số phân bón hóa học thông thường để áp dụng trong đời sống, sản xuất.
4/ Trọng tâm:
- Một số muối được dùng làm phân bón.
II/ Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học
a.Giáo viên : Mẫu phân đạm, kali, lân.
b. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà.
2. Phương pháp: 
- Phương pháp thuyết trình, trực quan. 
III/ Các hoạt động dạy và học: 
1/ Ổn định tổ chức lớp
Tg
9A1
9A2
1’
Vắngphép
Vắngphép
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
10’
Hoạt động 1: 2/ Kiểm tra bài cũ 
GV yêu cầu HS làm bài tập 
- HS 1 làm bài tập 2 trang 36
- HS 2 làm bài tập 4 trang 36
- Gv đánh giá cho điểm.
- HS trình bày trên bảng. Các HS còn lại làm bài ờ nháp, và nhận xét bài làm của bạn.
3/ Bài mới: Trong nông nghiệp để có được năng suất cao, phẩm chất tốt ta cần bón phân hóa học. Chúng ta đã biết những tính chất hoá học của một số loại phân bón và một số ứng dụng của chúng. Để sự dụng phân bón có hiệu quả ta vào bài học hôm nay.
10’
Hoạt động 2 : Tìm hiểu Những phân bón thông thường 
Yêu câu hs kể các loại phân bón hóa học thường hay sử dụng.
GV giới thiệu phân bón hoá học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép. 
- GV đưa ra các công thức 1 số loại phân bón đơn : CO(NH2)2, Amoninitrat NH4NO3, Amonisuphat (NH4)2SO4, phân lân thường dùng Photphat tự nhiên Ca3(PO4)2, supephotphat Ca(H2PO4)2
- Yêu cầu HS cho biết trong các loại phân trên chứa nguyên tố dinh dưỡng nào ? phân loại, từ đó kết luận thế nào là phân bón đơn ?
- GV đưa ra các công thức 1 loại phân bón kép: KNO3, (NH4)2(PO4)2
- Yêu cầu HS cho biết trong các loại phân trên chứa nguyên tố dinh dưỡng nào ? từ đó kết luận thế nào là phân bón kép ?
- Phân NPK do những loại phân nào trộn lại?
- GV giới thiệu cho HS về phân vi lượng.
- HS tìm nguyên tố dinh dưỡng có trong các loại phân và phân loại phân lân, phân đạm, phân kali
- Hs kết luận, nhắc lại và ghi bài và ghi bài
- nguyên tố dinh dưỡng có trong (NH4)2(PO4)2 là N và P
KNO3 là K và N
- Hs kết luận, nhắc lại và ghi bài và ghi bài
- HS hoạt động nhóm 1 phút, trả lời.
- HS chú ý nghe và ghi bài.
II/ Những phân bón thông thường:
1, Phân bón đơn : phân chứa một trong ba nguyên tố dinh dưỡng chính là đạm(N), lân(P), kali(K)
- Phân đạm thường dùng là Urê CO(NH2)2, Amoninitrat NH4NO3, Amonisuphat (NH4)2SO4 
- Phân lân thường dùng Photphat tự nhiên Ca3(PO4)2, supephotphat Ca(H2PO4)2
- Phân kali thường dùng KCl và K2SO4
2, Phân bón kép: phân có chứa 2 hoặc 3 nguyên tố N,P,K
- Hỗn hợp những phân bón đơn được trộn với nhau theo một tỷ lệ lựa chọn thích hợp với từng loại cây.
VD: NPK
- Tổng hợp trực tiếp bằng phương pháp như KNO3
3, Phân vi lượng : Phân chứa những nguyên tố hóa học như bo, kẽm, mangan... dưới dạng hợp chất cây cần ít nhưng lại rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng.
6’
Hoạt động 3 : 4/ Củng cố bài học
Gv cho học sinh đọc phần em có biết trong sgk
Gv cho hs làm bài tập 1 trong Sgk các câu còn lại yêu cầu hs về nhà làm.
- HS làm việc cá nhân trả lời các bạn khác bổ sung.
a,kaliclorua, amoninitrat, amoni clorua, amonisuphat, Canxisulphat, Canxiđihiđrôsunphat, amonihidrôphotphat, kalinitrat
3’
5/ Nhận xét và dặn dò công việc về nhà
a, Nhận xét : Gv đánh giá giờ học rút kinh nghiệm cho giờ sau.
b, Dặn dò : 
 - HS về nhà làm bài tập 1,2,3 trang 39.
 - Hs nghiên cứu trước bài 12 “Muối quan hệ giữa các loại hợp chất vô cơ” 
IV/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • docHoa 9tiet 16.doc