Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 15: Một Số Muối Quan Trọng

A. MỤC TIÊU

 - HS biết được tính chất một số muối: KNO3; NaCl, trạng thái thiên nhiên và cách khai thác NaCl, ứng dụng của NaCl và KNO3

 - HS tiếp tục rèn kỹ năng viết phương trình hoá học và làm bài tập định tính

 - HS có ý thức làm một số bài tập định tính về muối

B.CHUẨN BỊ

Hoá chất: KNO3 rắn Dụng cụ: ống nghiệm, diêm, giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, đèn cồn, muôi sắt, chậu nhựa

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 HS 1: Nêu tính chất hoá học của muối?

 Chữa bài tập 3 tr 33 – Sgk

 HS 2: Thế nào là phản ứng trao đổi?

 Chữa bài tập 6 tr 33 – Sgk

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1086 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 8 - Tiết 15: Một Số Muối Quan Trọng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8	 Ngày soạn:06.10.10
Tiết 15	 Ngày dạy:13.10.10
Một số muối quan trọng
a. mục tiêu
 - HS biết được tính chất một số muối: KNO3; NaCl, trạng thái thiên nhiên và cách khai thác NaCl, ứng dụng của NaCl và KNO3
 - HS tiếp tục rèn kỹ năng viết phương trình hoá học và làm bài tập định tính
 - HS có ý thức làm một số bài tập định tính về muối 
b.chuẩn bị
Hoá chất: KNO3 rắn Dụng cụ: ống nghiệm, diêm, giá ống nghiệm, cốc thuỷ tinh, kẹp gỗ, đèn cồn, muôi sắt, chậu nhựa
C. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra 
	HS 1: Nêu tính chất hoá học của muối?
	Chữa bài tập 3 tr 33 – Sgk 
	HS 2: Thế nào là phản ứng trao đổi?
	Chữa bài tập 6 tr 33 – Sgk 
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Muối natri clorua NaCl 
- Yêu cầu HS nghiên cứu Sgk tr 34
Muối có ở đâu?
Trong nước biển có những muối nào?
- Nêu cách khai thác muối từ nước biển và từ lòng đất?
- Cho HS quan sát sơ đồ tr 35 – Sgk 
Nêu ứng dụng của NaCl?
1. Trạng thái tự nhiên
HS: Muối NaCl có trong nước biển và trong lòng đất
- Nước biển: 1m3 nước biển có: 27kg NaCl, 5kg MgCl2, 1kg CaSO4 và những muối khác
- Trong lòng đất (muối mỏ)
2. Cách khai thác 
HS nêu cách khai thác muối từ nước biển và trong lòng đất từ thực tế và theo Sgk
3. ứng dụng
HS: 
- Làm gia vị và bảo quản thực phẩm
- Sản xuất: Na, Cl2, H2, NaOH, Na2CO3.
Hoạt động 2: II. Muối kali nitrat KNO3 
Cho HS đọc Sgk 
- KNO3 (diêm tiêu) có những tính chất gì?
GV gọi HS trả lời 
GV bổ sung tính chất của KNO3
Nêu ứng dụng của KNO3?
Yêu cầu HS nêu theo Sgk
1. Tính chất
HS: - KNO3 tan nhiều trong nước
- KNO3 bị nhiệt phân huỷ ở nhiệt độ cao:
 2KNO3 2KNO2 + O2
2. ứng dụng
HS KNO3 được dùng để:
- Làm thuốc nổ đen
- Làm phân bón
- Bảo quản thực phẩm trong công nghiệp
III. Củng cố – Luyện tập 
	1. Hoàn thành các phương trình hoá học sau và cho biết phản ứng nào là phản ứng trao đổi?
	a/ BaCl2 + Na2SO4	b/ Zn + AgNO3 
	c/ CuSO4 + KOH	d/ CaCO3 + HCl
	e/ Al(OH)3 + H2SO4
	2. Trộn 75 g dung dịch KOH 5,6% với 50 g dung dịch MgCl2 9,5%
	a/ Tính khối lượng kết tủa thu được
	b/ Tính nồng độ % các chất trong dung dịch sau phản ứng?
	Đáp số: a/ 2,175g
	 b/ 	
IV. Hướng dẫn về nhà 
Nắm chắc các tính chất của các hợp chất đã học
Làm bài tập: 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 tr 36 – Sgk
***************************************
Tuần 8	 Ngày soạn:06.10.10
Tiết 16	 Ngày dạy:15.10.10
Phân bón hoá học
a. mục tiêu
 - HS biết phân bón hoá học là gì. Vai trò của các nguyên tố đối với cấy trồng, một số loại phân bón thường dùng và cách sử dụng
 - HS có khả năng phân biệt các mẫu phân: đạm, lân, kali dựa vào tính chất hoá học
 - HS biết cách sử dụng phân bón hoá học cho một số loại cây thông dụng
b. chuẩn bị 
	Hộp mẫu phân bón hoá học 
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	HS 1: Nêu trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của NaCl
	HS 2: Chữa bài tập 4 tr 36 – Sgk 
	GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
II. Bài mới
Hoạt động 1: I. Những nhu cầu của cây trồng 
GV: Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong thực vật ( 90%). Trong thành phần còn lại có đến 99% là những nguyên tố C, H, O, S, P, N, K, Ca, Mg còn 1% là những nguyên tố vi lượng: B, Cu, Fe, Mn, Zn.
- Yêu cầu HS đọc phần 2 Sgk 
- Nêu vai trò của từng nguyên tố (đa lượng, vi lượng) đối với các loại cây trồng?
1. Thành phần của thực vật
HS nghiên cứu Sgk và nghe GV giới thiệu
2. Vai trò của các nguyên tố hoá học đối với cây trồng
HS nêu theo Sgk
Hoạt động 2: II. Những phân bón hoá học thường dùng 
- Yêu cầu HS quan sát các loại phân bón mang theo
- Nêu những đặc tính của đạm, lân, kali? (trạng thái, màu sắc, hàm lượng, tính tan, cách sử dụng các loại trên)
GV giới thiệu qua về một số loại phân bón đơn của đạm, lân, kali
GV: photphat tự nhiên không tan trong nước, tan chậm trong đất chua bón cho đất chua
GV cho HS quan sát phân bón NPK: Bao gồm cả N, p, K
 Ngày nay chủ yếu sử dụng loại này bón cho cây trồng
GV giới thiệu theo Sgk 
* Cho HS đọc “Em có biết” tr 39 - Sgk
HS quan sat và nêu
1. Phân bón đơn
a/ Phân đạm
+ Urê (NH2)2CO – 46%N: dạng viên tròn, màu trắng, dễ tan trong nước
+ Amoni nitrat NH4NO3 – 35%N
+ Amoni sunfat (NH4)2SO4 – 21%N
b/ Phân lân
+ Photphat tự nhiên Ca3(PO4)2
+ Supephotphat Ca(H2PO4)2
c/ Kali
KCl, K2SO4 dễ tan trong nước
2. Phân bón kép
HS ghi theo giới thiệu của GV
3. Phân bón vi lượng
 Yêu cầu HS đọc Sgk
HS đọc “ Em có biết” Sgk
III. Luyện tập – Củng cố 
	Tính thành phần % các nguyên tố có trong đạm urê (NH2)2CO
	%C = 	%O = 
	%N = 	%H = 
IV. Hướng dẫn về nhà 
	- Nắm chắc kiến thức đã học ở trên
	- Làm bài tập: 1 ; 2 ; 3 tr 39 – Sgk 

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 8 10 - 11.doc