Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 7: Tính Chất Hóa Học Của Bazơ

I/ Mục tiêu

1/ Kiến thức: HS biết được :

- Tính chất hóa học chung của bazo ( tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit); tính chất hóa học riêng của bazo tan (kiềm) là tác dụng với oxit axit và dd muối: tính chất riêng của bazo không trong nước là bị nhiệt phân hủy.

2/ Kĩ năng:

- Tra bảng tính tan để biết một bazo cụ thể thuộc loại kiềm hay bazo không tan.Viết các phương trình minh họa cho tính chất hóa học của bazo.

3/ Thái độ:

- HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.

4/ Trọng tâm:

- Tính chất hóa học chung của bazo.

II/ Chuẩn bị

1. Đồ dùng dạy học

 a. Giáo viên :

- Hoá chất : các dung dịch Ca(OH), NaOH, HCl, H2SO4, CuSO4, Na2CO3, dung dịch phênolphtalein, quỳ tím.

- Dụng cụ : giá ống nghiệm, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh. Phiếu học tập.

 b. Học sinh:

- Nghiên cứu trước bài ở nhà, xem lại tính chất hoá học của oxit, axit.

2. Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận, trực quan.

III/ Các hoạt động dạy và học :

 

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 6 - Tiết 11 - Bài 7: Tính Chất Hóa Học Của Bazơ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
Tiết 11
 Ngày soạn : 24/09/2011
 Ngày dạy : 26/09/2011
Bài 7 TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA BAZƠ
I/ Mục tiêu 
1/ Kiến thức: HS biết được :
- Tính chất hóa học chung của bazo ( tác dụng với chất chỉ thị màu và với axit); tính chất hóa học riêng của bazo tan (kiềm) là tác dụng với oxit axit và dd muối: tính chất riêng của bazo không trong nước là bị nhiệt phân hủy.
2/ Kĩ năng:
- Tra bảng tính tan để biết một bazo cụ thể thuộc loại kiềm hay bazo không tan.Viết các phương trình minh họa cho tính chất hóa học của bazo.
3/ Thái độ: 
- HS vận dụng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống, sản xuất.
4/ Trọng tâm:
- Tính chất hóa học chung của bazo.
II/ Chuẩn bị 
1. Đồ dùng dạy học
 a. Giáo viên : 
- Hoá chất : các dung dịch Ca(OH), NaOH, HCl, H2SO4, CuSO4, Na2CO3, dung dịch phênolphtalein, quỳ tím.
- Dụng cụ : giá ống nghiệm, ống nghiệm, đũa thuỷ tinh. Phiếu học tập.
 b. Học sinh:
- Nghiên cứu trước bài ở nhà, xem lại tính chất hoá học của oxit, axit.
2. Phương pháp: Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận, trực quan. 
III/ Các hoạt động dạy và học :
1/ Ôn định tổ chức lớp
Tg
9A1
9A2
1’
Vắngphép
Vắngphép
2/ Bài mới: Giới thiệu bài mới : Chúng ta đã biết có loại bazơ tan được trong nước, có những loại bazơ không tan trong nước, những loại bazơ này có tính chất hoá học như thế nào ta vào bài học hôm nay.
Tg
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
15’
Hoạt động 1: Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu:
Gv cho hs làm thí nghiệm 1,2 trong sách giáo khoa.
yêu cầu hs trả lời 
PHT:hiện tượng biến đổi màu sắc của quỳ tím và dung dịch phenoltalein diễn ra như thế nào? có kết luận gì khi bazơ tác dụng với chất chỉ thị ?
- HS chia làm 4 nhóm làm thí nghiệm, trả lời phiếu học tập
Gv nhận xét, ghi bảng
GV cho Hs làm bài tập nhóm trên bảng phụ :Có 3 lọ không nhãn đựng các dd không màu :HCl, NaOH, NaCl hãy dùng phương pháp hoá học để nhận biết 3 dung dịch trên.
- Dung dịch bazơ hay kiềm làm đổi màu chất chỉ thị làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và làm dung dịch phenoltalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
- Hs thảo luận 2’ :dùng quỳ tím.
1/ Dung dịch bazơ làm đổi màu chất chỉ thị màu:
- Dung dịch bazơ hay kiềm làm đổi màu chất chỉ thị làm quỳ tím chuyển sang màu xanh và làm dung dịch phenoltalein từ không màu chuyển sang màu hồng.
4’
Hoạt động 2 : Tác dụng của dung dịch bazơ với oxít axít:
Gv gợi ý cho Hs nhớ lại tính chất này trong bài oxit, yêu cầu Hs chọn chất và viết phương trình phản ứng minh hoạ.
- Hs tái hiện kiến thức và trả lời.
2/ Tác dụng của dung dịch bazơ với oxít axít:
 * Bazơ + oxitaxit muối + nước
SO2(k)+2NaOH (dd) Na2SO3( dd) +H2O(l)
6’
Hoạt động 3 : Tác dụng của bazơ với axit:(phản ứng trung hoà)
Gv gợi ý cho Hs nhớ lại tính chất này trong bài axit, yêu cầu Hs chọn chất và viết phương trình phản ứng minh họa. Phản ứng này còn gọi là phản ứng gì?
- Hs tái hiện kiến thức và trả lời.
- phản ứng trung hoà
3/ Tác dụng của bazơ với axit:(phản ứng trung hoà)
* Axit + Bazơ muối + H2O 
2NaOH (dd)+H2SO4(dd) 
 Na2SO4(dd)+2H2O(l)
8’
Hoạt động 4: Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy:
Gv pha sẵn dung dịch Cu(OH)2 hướng dẫn Hs làm thí nghiệm như sách giáo khoa.
yêu cầu HS trả lời phiếu học tập 2:
Nhận xét hiện tượng sảy ra, sản phẩm của phản ứng, kết luận và viết phản ứng hoá học cho thí nghiệm vừa làm ?
Gv cho Hs làm bài tập trên bảng phụ.
HS làm thí nghiệm theo nhóm 
- Sản phẩm sinh ra chất rắn màu đen và hơi nước.
- Phương trình hoá học :
Cu(OH)2 (r) t0 CuO(r) + H2O (h)
-Kết luận : bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ thành oxít và nước.
4/ Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy:
- Thí nghiệm : sách giáo khoa
- Nhận xét :sinh ra chất rắn màu đen và hơi nước.
- Phương trình hoá học :
Cu(OH)2 (r) t0 CuO(r) + H2O (h)
*Kết luận : bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ 
thành oxít và nước.
7’
Hoạt Động 5 : 3/ Củng Cố – đánh giá 
Bài Tập : Hoàn thành chuỗi phản ứng sau 
Zn ZnO ZnCl2 Zn(OH)2 ZnO
- Hs làm việc cá nhân 
1, 2Zn (r) + O2(k) 2ZnO(r)
2, ZnO(r) + 2HCl(dd)
ZnCl2(dd) + H2O(l)
3,ZnCl2(dd)+ 2NaOH(dd) 
 Zn(OH)2(dd) + 2NaCl(dd)
4, Zn(OH)2 (dd) t0 ZnO(r) + H2O(l)
(4’)
4/ Nhận xét và dặn dò công việc về nhà 
a, Nhận xét :
 Gv đánh giá giờ học rút kinh nghiệm cho giờ sau.
b, Dặn dò : 
 - HS về nhà làm bài tập 1,2,3,4 trang 25.
Nghiên cứu phần A của bài “Một số bazo quan trọng”.
IV/ Rút kinh nghiệm giờ dạy:
----------------------------------------o0o--------------------------------------------

File đính kèm:

  • docHoa 9tiet 11.doc
Giáo án liên quan