Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 9: Thực Hành: Tính Chất Hoá Học Của Oxit – Axit

A. MỤC TIÊU

 - Khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của oxit, axit

 - Rèn kỹ năng thực hành hoá học, giải bài tập hoá học

 - Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm . trong học tập và thực hành hoá học

B. CHUẨN BỊ 7 bộ, mỗi bộ gồm:

ống nghiệm + giá; cốc thuỷ tinh; lọ thuỷ tinh miệng rộng nút nhám; muôi sắt; đèn cồn; ống hút

 CaO; quỳ tím; P đỏ; H2O; các lọ đựng dung dịch: H2SO4; HCl; Na2SO4; BaCl2

C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

I. Kiểm tra

 - Nêu tính chất hoá học của oxit, axit

 GV kiểm tra việc chuẩn bị bản tường trình của HS

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Tuần 5 - Tiết 9: Thực Hành: Tính Chất Hoá Học Của Oxit – Axit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5	 Ngày soạn:29.09.09
Tiết 9	 Ngày dạy: 06.10.09
Thực hành:
tính chất hoá học của oxit – axit
a. mục tiêu
 - Khắc sâu kiến thức về tính chất hoá học của oxit, axit
 - Rèn kỹ năng thực hành hoá học, giải bài tập hoá học
 - Giáo dục ý thức cẩn thận, tiết kiệm . trong học tập và thực hành hoá học
b. chuẩn bị 	7 bộ, mỗi bộ gồm:
ống nghiệm + giá; cốc thuỷ tinh; lọ thuỷ tinh miệng rộng nút nhám; muôi sắt; đèn cồn; ống hút
	CaO; quỳ tím; P đỏ; H2O; các lọ đựng dung dịch: H2SO4; HCl; Na2SO4; BaCl2
c. hoạt động dạy học
I. Kiểm tra
	- Nêu tính chất hoá học của oxit, axit
	GV kiểm tra việc chuẩn bị bản tường trình của HS
II. Tiến hành thí nghiệm
I. Tính chất hoá học của oxit
Hoạt động 1: Phản ứng của canxi oxit với nước 
- GV hướng dẫn:
Lấy một mẩu nhỏ (bằng hạt ngô) CaO cho vào ống nghiệm, nhỏ 2 – 3 ml nước vào
- Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra?
- Nhận xét gì về tính chất hoá học của CaO?
* Lưu ý cho HS: Đấy là phản ứng toả nhiệt nên cần chú ý đề phòng tai nạn bỏng
HS tiến hành làm thí nghiệm theo hướng dẫn
HS: CaO tan trong nước tạo ra chất nhão và toả nhiều nhiệt
HS: CaO + H2O Ca(OH)2
 (tính chất chung của oxit bazơ)
Hoạt động 2: Phản ứng của P2O5 với nước 
 - GV hướng dẫn:
Dùng muôi sắt lấy 1 ít P đỏ (bằng hạt đậu xanh) đốt trên ngọn lửa đèn cồn rồi cho vào lọ. Cho 2 – 3ml nước vào lọ, đậy kín nút rồi lắc nhẹ
- Quan sát và giải thích hiện tượng xảy ra?
- Cho quỳ tím vào lọ và lắc đều, nêu hiện tượng xảy ra?
- Nhận xét gì về tính chất hoá học của P2O5?
GV gọi HS khác nhận xét, bổ sung
HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn
Hiện tượng: Khói P2O5 tan hết trong nước
Giải thích: Do P cháy tạo ra P2O5, P2O5 tan trong nước tạo ra H3PO4
HS: Quỳ tím chuyển thành màu đỏ
HS rút ra kết luận về tính chất hoá học của P2O5
Hoạt động 3: III. Nhận biết dung dịch
 	Bài tập: Có 3 lọ không ghi nhãn, mỗi lọ đựng lần lượt các dụng dịch: H2SO4 loãng; HCl; Na2SO4. Hãy tiến hành thí nghiệm để nhận biết dung dịch trong mỗi lọ
GV hướng dẫn HS nhận xét để phân loại các chất và xác định cách tiến hành :
- Xác định các loại chất ( 2 axit + 1 muối)
 Thuốc thử nhận biết 2 axit?
GV hướng dẫn và viết dưới dạng sơ đồ:
H2SO4; HCl; Na2SO4
 Màu đỏ quỳ tím tím
	H2SO4, HCl	 Na2SO4
	không hiện tương 	dd BaCl2 trắng	
	 HCl H2SO4
- GV hướng dẫn HS phân tích sơ đồ như trên và kiểm tra lại bằng thí nghiệm
- Nêu các phản ứng xảy ra và viết các phương trình hoá học ?
HS tiến hành thí nghiệm kiểm tra theo hướng dẫn
HS viết phương trình hoá học của phản ứng
 Trình bày kết quả
III. Kết thúc thực hành
	- HS thu dọn dụng cụ, hoá chất, kiểm tra so lượng và vệ sinh dụng cụ
	- HS hoàn thành bản tường trình và nộp cho GV
	- GV nhận xét, đánh giá tiết thực hành
**********************************
Tuần 5	Ngày soạn:29.09.09
Tiết 10	Ngày dạy: 07.10.09
đề kiểm tra 1 tiết
a. mục tiêu
 - Đánh giá khả năng tiếp thu kiến thức của HS về oxit, axit
 - Kiểm tra kỹ năng trình bày bài tập hoá học của HS
 - Giáo dục ý thức tự giác, nghiêm túc trong kiểm tra thi cử
b. hoạt động dạy học
đề bài
 A. trắc nghiệm (3đ) : Đánh dấu (x) vào câu trả lời đúng nhất : 
 Câu 1: Oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH: 
 a/ CO2, SO3 b/ SO2, Na2O c/ CaO, FeO d/ Na2O, CaO
 Câu 2: Đơn chất tác dụng với H2SO4 loãng giải phóng khí H2 là:
 a/ Đồng b/ Kẽm c/ Lưu huỳnh d/ Thủy ngân
 Câu 3: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Ag, Au, Zn, Al. Các kim loại nào tác dụng với dd HCl:
 a/ Cu, Zn, Al b/ Fe, Ag, Cu c/ Fe, Zn, Al d/ Tất cả các kim loại.
 Câu 4: Cần điều chế một lượng đồng sunfat. Phương pháp nào sau đây tốn axit nhất?
 a/ H2SO4 đặc tác dụng với Cu b/ H2SO4 tác dụng với CuO 
 c/ H2SO4 tác dụng với Cu(OH)2 
 Câu 5: Các dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4, Na2SO4, dung dịch làm quỳ tím đổi thành màu đỏ là:
 a/ NaOH và HCl b/ HCl và H2SO4 c/ H2SO4 và Na2SO4 d/ Na2SO4 và NaOH
 Câu 6: Khí nào là nguyên nhân gây ra mưa axit?
 a/ H2 b/ CO2 c/ SO3 d/ SO2
 Câu 7: Hãy chỉ ra dãy gồm toàn các oxit bazơ:
 	 a/ Al2O3, CuO, BaO 	 b/ CaO, Na2O, SO2 	 c/ CO2, ZnO, SO3 	 d/ P2O5, FeO, Fe2O3.
 Câu 8: Khí làm đục nước vôi trong:
 a/ Khí Oxi b/ Khí Hiđro c/ Khí Cacbonic d/ Khí Hiđro clorua. 
 Câu 9: Phản ứng giữa axit với bazơ là phản ứng:
 a/ Kết hợp b/ Phân hủy c/ Trao đổi d/ Trung hòa.
 Câu 10: Thuốc thử nào dùng để nhận biết axit sunfuric và muối sunfat:
 a/ Nước b/ Quỳ tím c/ dd BaCl2 d/ Không nhận biết được.
 Câu 11: Khi thổi vào dung dịch nước vôi trong bằng ống thổi có hiện tượng:
	a/ Dung dịch chuyển sang màu đỏ	b/ dung dịch không có hiện tượng gì
	c/ Có kết tủa trắng	d/ Có kết tủa xanh 
 Câu 12: Một học sinh tiến hành những thí nghiệm sau:
 a/ Trộn dd KOH với dd HCl. b/ Cho kim loại Zn tác dụng với dd HCl.
 b/ Trộn dd K2SO4 với dd BaCl2. d/ Cho CO2 tác dụng với dd NaOH.
 Hãy cho nhận xét, trong trường hợp nào sẽ tạo ra chất kết tủa?
 B.Tự LUậN: (7đ):
Lớp 9A
 Câu 13 (2đ): Hoàn thành các phương trình hoá học sau: 
 	a/ ZnO + . ZnCl2 + 	b/ .. + .. Al2(SO4)3 + H2
	c/ H2SO4 + NaOH . + 	d/ SO2 + KOH  + 
 Câu 14 (2,5đ): Nêu hiện tượng xảy ra khi:
	a/ Cho đinh sắt vào dung dịch HCl
	b/ Khi cho từ từ dung dịch KOH đến dư vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặt sẵn 1 mẩu giấy quỳ tím
	Viết phương trình hoá học cho mỗi hiện tượng
 Câu 15 (2,5đ): Cho 22 g khí CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được muối trung hoà 
a/Viết phương trình phản ứng hoá học.
b/Tính khối lượng muối thu được thu được.
c/ Tính khối lượng dung dịch Ca(OH)2 2% cần dùng
Lớp 9B
 Câu 13 (2đ): Hoàn thành các phương trình hoá học sau: 
 	a/ MgO + . MgCl2 + 	b/ .. + .. ZnSO4 + H2
	c/ H2SO4 + Cu(OH)2 . + 	d/ SO3 + KOH  + 
 Câu 14 (2,5đ): Nêu hiện tượng xảy ra khi:
	a/ Cho miếng nhôm vào dung dịch HCl
	b/ Khi cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặt sẵn 1 mẩu giấy quỳ tím
	Viết phương trình hoá học cho mỗi hiện tượng
 Câu 15 (2,5đ): Cho 11,2 lít khí CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được muối trung hoà 
a/Viết phương trình phản ứng hoá học.
b/Tính khối lượng muối thu được thu được.
c/ Tính khối lượng dung dịch Ca(OH)2 2% cần dùng
Lớp 9C
 Câu 13 (2đ): Hoàn thành các phương trình hoá học sau: 
 	a/ ZnO + . ZnCl2 + 	b/ .. + .. Al2(SO4)3 + H2
	c/ Cu + H2SO4 đặc . + +	d/ SO2 + KOH  + 
 Câu 14 (2,5đ): Nêu hiện tượng xảy ra khi:
	a/ Cho đinh sắt vào dung dịch HCl
	b/ Khi cho từ từ dung dịch KOH đến dư vào ống nghiệm chứa H2SO4 đặt sẵn 1 mẩu giấy quỳ tím
	Viết phương trình hoá học cho mỗi hiện tượng
 Câu 15 (2,5đ): Cho 22 g khí CO2 tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được muối trung hoà 
a/Viết phương trình phản ứng hoá học.
b/Tính khối lượng muối thu được thu được.
c/ Tính khối lượng dung dịch Ca(OH)2 2% cần dùng
 ĐáP áN
A.TRắC NGHIệM: Mỗi câu chính xác 0,25đ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
a
b
c
a
b
d
a
c
d
c
c
b
 B.Tự LUậN:
 Câu 13:
	Hoàn thành mỗi phản ứng đúng được 0,5đ
 Câu 14 : Hoàn thành mỗi câu được 1,25đ
	Nêu hiện tượng đúng được 0,75đ
	Viết phương trình hoá học đúng được 0,5đ
 Câu 3: 	
	a/ Phương trình hoá học : CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O	0,75đ
	b/ Theo phương trình hoá học : 	0,5đ
	Khối lượng CaCO3 thu được : 0,5.100 = 50 g	0,25đ
	c/ Theo phương trình hoá học: 	0,5đ
	0,25đ
	Khối lượng dung dịch Ca(OH)2 2% cần dùng: 27: 2% = 1850 g	0,25đ
	Đáp án lớp 9B ; 9C tương tự

File đính kèm:

  • dochoa 9 tuan 5 10 - 11.doc
Giáo án liên quan