Giáo án hóa học lớp 9 - Trịnh Hữu Thành

I/ MỤC TIÊU:

- Giúp HS hệ thống lại các kiến thức cơ bản đã học ở lớp 8. Rèn luyện kỹ năng viết phương trình hoá học, kỹ năng lập công thức hoá học.

- Ôn lại các bài toán về tính theo công thức hoá họcvà tính theo phương trình hoá học.

- Rèn luyện kỹ năng viết, đọc và làm các bài toán về nồng độ dung dịch.

II/ CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Hệ thống nội dung kiến thức, bài tâp, câu hỏi.

2. Học sinh: Ôn lại kiến thức đã học ở lớp 8.

III/ PHƯƠNG PHÁP: Hỏi đáp, minh hoạ.

IV/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định:

2. Bài mới:

 

doc122 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1082 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án hóa học lớp 9 - Trịnh Hữu Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g với hiđro tạo thành hợp chất khí.
H2k + O2k H2Ok
H2k + Cl2k 2HClk
3. Tác dụng với oxi:
Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
Sr + O2k t0 SO2k
4Pr + 5O2k 2P2O5
4. Mức độ hoạt động hóa học:
Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim được xét căn cứ vào khả năng, mức độ phản ứng của phi kim với hiđrô hoặc với kim loại.
VD: F, O, Cl, Br, I, là phi kim hoạt động mạnh.
- Hỗn hợp F và H2 nổ trong bóng tối. 
- Cl2 và H2 chỉ phản ứng khi có ánh sáng.
- O2 và H2 chỉ phản ứng khi có nhiệt độ cao. 
4. Kiểm tra đánh giá:
- HS làm bài tập 2,3/76.
5. Dặn dò: 
- HS về nhà học bài và làm các bài tập 4,5,6/76 SGK vào vở bài tập.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 26.
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức.
Tuần:. Tiết PPCT: Ngày soạn:.././200.. Ngày soạn:.././200.. 
Tiết PPCT: 31+32	 Ngày soạn: 15/12/2006
	 Ngày dạy : 21/12/2006
Bài 26: Clo
KHHH: Cl
MCl = 35,5
CTPT: Cl2
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết được tính chất vật lý (chất khí, màu vàng lục, độc,) và các tính chất hóa học (tác dụng với H2, kim loại, H2O,) của clo.
- Biết được một số ứng dụng và các phương pháp điều chế clo trong công nghiệp và trong phòng thí nghiệm.
2. Kỹ năng:
- Dự đoán và kiểm tra dự đoán các tính chất hóa học bằng các kiến thức liên quan và thí nghiệm hóa học.
- Biết các thao tác thí nghiệm (Cu + Cl2, điều chế Cl2 trong phòng thí nghiêm, Cl2 + H2O, Cl2 + dung dịch kiềm), rèn luyện kỹ năng quan sát, giải thích và rút ra kết luận.
- Viết được các pTHH minh họa các tính chất hóa học, điều chế clo.
3. Thái độ:
- Lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. GV chuẩn bị: Hóa chất và các dụng cụ cần thiết cho việc tiến hành các thí nghiệm, các tranh vẽ H3.4, 3.5,3.6.
2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
III. Phương pháp:
Quan sát thí nghiệm, tranh vẽ - tìm tòi, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Trình bày tính chất hóa học của phi kim? Viết các PTHH minh họa?
3. Bài mới:
a. Vào bài: ở bài trước các em đã được học các tính chất của phi kim. Clo là một phi kim. Vậy, clo có đầy đủ tính chất của một phi kim không? Ngoài ra, clo còn có những tính chất nào khác?
 b. Các hoạt động học tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu tính chất vật lý.
- GV: cho HS quan sát bình đựng khí clo.
- HS quan sát, nhận xét về trạng thái, màu sắc.
- GV bổ sung về mùi của clo.
- HS đọc thông tin SGK nêu các tính chất vật lý khác.
- GV nhận xét, tổng kết.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất hóa học
* HS thảo luận nhóm dự đoán tính chất hóa học của clo, trình bày trước lớp, các nhóm khác bổ sung.
- GV biểu diễn thí nghiệm: Cl2 + Cu.
- HS quan sát, nhận xét, giải thích hiện tượng và viết PTHH của phản ứng xảy ra.
- GV yêu cầu HS cho các ví dụ khác về phản ứng của Cl2 với các kim loại khác.
- HS lấy ví dụ và viết PTHH.
? Clo có phản ứng với các phi kim khác (H2, O2) không?
- HS trả lời, viết PT.
? Rút ra kết luận về tính chất hóa học của khí clo?
* GV làm thí nghiệm clo tác dụng với nước, yêu cầu HS quan sát, giải thích hiện tượng.
- HS quan sát, nhận xét hiện tượng.
- GV thông báo: Bản chất phản ứng của clo và nước là xảy ra theo hai chiều, ghi PTHH.
- HS giải thích hiện tượng.
? Sự hòa tan clo vào nước là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học?
- GV đặt vấn đề cho HS dự đoán: Theo em clo có phản ứng với dung dịch NaOH không? vì sao? 
- HS dự đoán.
- GV làm thí nghiệm Cl2 + dd NaOH.
- HS quan sát, nêu nhận xét, giải thích hiện tượng, viết PTHH.
- Gv nhận xét, bổ sung.
? Kết luận về tính chất hóa học của clo.
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của clo.
- HS thảo luận nhóm nhỏ, quan sát H3.4, kết hợp các kiến thức thực tế nêu ứng dụng của clo, đại diện trình bày, bổ sung.
- GV nhận xét.
Hoạt động 4: Tìm hiểu phương pháp điều chế clo.
* GV lắp dụng cụ điều chế như H3.5, giải thích phương pháp điều chế và thu khí.
- HS thảo luận, trả lời các câu hỏi:
? Tại sao bình thu khí clo lại để như vậy?
? Tại sao không thu khí clo bằng cách đẩy nước?
? Lọ đựng H2SO4 đặc có tác dụng gì?
- GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát hiện tượng (ở đáy bình cầu, thành bình cầu, bình thu khí clo).
- HS quan sát hiện tượng, nhận xét.
? Dự đoán sản phẩm và viết PTHH?
- HS mô tả lại cách tiến hành điều chế và thu khí clo.
* HS quan sát H3.6, mô tả quá trình điều chế clo trong công nghiệp, dự đoán sản phẩm và viết PTHH, báo cáo kết quả trước lớp.
- GV nhận xét, tổng kết.
? Vì sao cần phải có màng ngăn xốp trong bình điện phân?
I. Tính chất vật lý:
- Là chất khí, màu vàng lục, mùi hắc, độc.
- Nặng hơn không khí, tan trong nước. 
II. Tính chất hóa học
1. Clo có những tính chất hóa học của phi kim không?
a. Tác dụng với kim loại tạo thành muối clorua.
Cl2k + Cur CuCl2r
b. Tác dụng với hiđro tạo thành khí hiđroclorua.
Cl2k + H2k 2HClk
Kết luận: Clo có những tính chất hóa học của phi kim: tác dụng với hầu hết kim loại, với hiđro,.. Clo là một phi kim hoạt động hóa học mạnh.
2. Clo còn có tính chất hóa học nào khác?
a. Tác dụng với nước
- TN: SGK
- Hiện tượng: dung dịch nước clo có màu vàng lục, mùi hắc.
+ Giấy quỳ chuyển màu đỏ sang mất màu.
- Giải thích: nước clo gồm: Cl2, HCl, HClO nên có màu vàng lục, mùi hắc, HCl làm quỳ hóa đỏ, HClO oxi hóa làm mất màu quỳ tím.
 Cl2k+ H2Ol HCldd+ HClOdd
b. Tác dụng với dung dịch NaOH
- TN: SGK
- Hiện tượng: Dung dịch tạo thành không màu, giấy quỳ mất màu.
 Cl2k+ 2NaOHdd NaCldd+NaClOdd+H2Ol
III. ứng dụng của clo
- Khử trùng nước sinh hoạt.
- Tẩy trắng vải, bột giấy,
- Điều chế nước Javel, nhựa PVC.
IV. Điều chế khí clo.
1. Điều chế clo trong phòng thí nghiệm
- Điều chế clo bằng cách dùng chất oxi hóa mạnh tác dụng với dung dịch HCl đặc.
4HCldd +MnO2r MnCl2dd+Cl2k+2H2Ol
2. Điều chế clo trong công nghiệp
Điều chế clo bằng cách điện phân dung dịch NaCl bão hòa có màng ngăn xốp.
 2NaClddbh +2H2O đpcmn Cl2k+H2k+2NaOHdd
4. Kiểm tra đánh giá
- HS làm bài tập 3,4,5 SGK
5. Dặn dò: 
- HS về nhà học bài, làm bài tập cuối bài.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài 27.
V. Rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức.
Tuần:. Tiết PPCT: Ngày soạn:.././200.. Ngày soạn:.././200.. 
Tiết PPCT: 33	 Ngày soạn: 20/12/2006
	 Ngày dạy : 26/12/2006
Bài 27: cacbon
KHHH: C
MC = 12
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 HS biết được:
- Đơn chất C có 3 dạng thù hình chính, dạng hoạt động hóa học nhất là cacbon vô định hình, biết sơ lược về tính chất vật lý của 3 dạng thù hình.
- Tính chất của cacbon: tính hấp phụ, hóa tính: C có 1 số tính chất hóa học của phi kim, có tính khử ở nhiệt độ cao.
- Một số ứng dụng tương ứng với tính chất vật lý và tính chất hóa học của C.
2. Kỹ năng:
- Biết suy luận từ tính chất của phi kim nói chung, dự đoán tính chất hóa học của cacbon.
- Biết nghiêncứu thí nghiệm để rút ra tính hấp phụ của than gỗ, tính chất đặc biệt của cacbon là tính khử.
3. Thái độ:
- Lòng yêu thích môn học.
II. Chuẩn bị:
1. GV chuẩn bị: Hóa chất và các dụng cụ cần thiết cho việc tiến hành các thí nghiệm tính hấp phụ của than, TN cacbon khử CuO.
2. HS chuẩn bị: - Đọc và tìm hiểu bài.
III. Phương pháp:
Biểu diễn thí nghiệm - tìm tòi, đàm thoại, thảo luận nhóm.
IV. Tiến trình lên lớp:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Câu hỏi: Viết PT điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp? Nêu ứng dụng của clo.
3. Bài mới:
a. Vào bài: Bài hôm nay chúng ta tiếp tục nghiên cứu về 1 phi kim cụ thể là cacbon. Cacbon có những tính chất gì đặc biệt? có ứng dụng gì trong đời sống và sản xuất?
 b. Các hoạt động học tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon.
- GV: nêu khái niệm như SGK.
- HS đọc thông tin.
? C có những dạng thù hình nào? Chúng có tính chất gì? Dạng thù hình nào hoạt động hóa học nhất?
- HS trả lời. GV nhận xét.
Hoạt động 2: Nghiên cứu tính chất của cacbon.
* GV đặt vấn đề: ngoài những tính chất vật lý đã nêu ở mục 2, C còn có tính chất vật lý nào đặc biệt?
- GV làm thí nghiệm, yêu cầu HS quan sát.
- HS quan sát nhận xét hiện tượng và giải thích.
? Rút ra kết luận về tính chất của than?
? Trong thực tế người ta đã ứng dụng tính chất này của than như thế nào?
- GV giới thiệu về than hoạt tính.
- GV đặt vấn đề: Liệu cacbon có tính chất hóa học của phi kim nói chung không?
- GV thông báo: C tác dụng với O2, H2, một số kim loại ở điều kiện rất khó khăn.
? Em có nhận xét gì về khả năng hoạt động hóa học của C.
? Viết PTHH của phản ứng giữa C với O2, nêu hiện tượng?
- GV biểu diễn TN CuO + C.
- HS quan sát, nhận xét và giải thích hiện tượng.
? Theo em, sàn phẩm tạo ra là gì?
- HS so sánh màu sắc của chất tạo thành với màu dây đồng và từ hiện tượng nước vôi bị đực suy ra chất tạo thành.
? Viết PTHH?
? Nêu vài ví dụ về tính khử của C, viết PTHH?
- GV lưu ý cho HS về khả năng khử của C. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu ứng dụng của cacbon.
- HS đọc thông tin, thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi:
? Trình bày ứng dụng của cacbon?
? Những ứng dụng của cacbon là dựa vào tính chất nào của cacbon?
I. Các dạng thù hình của cacbon:
1. Dạng thù hình là gì?
- Các dạng thù hình của 1 nguyên tố hóa học là những đơn chất khác nhau do nguyên tố đó tạo nên.
2. Cacbon có những dạng thù hình nào?
- Có 3 dạng thù hình: kim cương, than chì, cacbon vô định hình.
II. Tính chất của cacbon:
1. Tính chất hấp phụ:
a. Thí nghiệm: SGK
b. Hiện tượng: Dung dịch thu được trong cốc không màu..
c. Giải thích: Do than gỗ xốp, có khả năng giữ lại chất màu trên bề mặt của nó.
Kết luận: Than gỗ có tính hấp phụ.
2. Tính chất hóa học:
a. Cacbon tác dụng với oxi tạo thành oxit axit.
C + O2 t0 CO2 + Q
b. Cacbon tác dụng với oxit kim loại.
- TN: SGK
- Hiện tượng: Có chất rắn màu đỏ được tạo thành, nước vôi trong vẩn đục.
- Nhận xét: C khử Cuo thành Cu.
- Phương trình:
2CuOr + Cr t0 2Cur + CO2k
(đen) (đen) (đỏ) (không màu)
III. ứng dụng của cacbon
- Làm chất khử mùi, khử màu,
- Nhiên liệu.
- Điều chế kim loại.
- Làm đồ trang sức, điện cực,
4. Kiểm tra đánh giá
- HS làm bài tập 2/84 SGK.
5. Dặn dò: 
- HS về nh

File đính kèm:

  • docHoa 9 ca nam(8).doc
Giáo án liên quan