Bài giảng Tiết 40 : Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiết 2)

1.Kiến thức: HS biết:

• Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm. Áp dụng với chu kì 2, 3 , nhóm I, VII.

• Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.

2.Kĩ năng:

• Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.

• Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.

II.CHUẨN BỊ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40 : Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:16/1/2012 
Tiết 40 :	 SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU:(Không dạy các nội dung liên quan đến lớp electron)
1.Kiến thức: HS biết:
Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm. Áp dụng với chu kì 2, 3 , nhóm I, VII.
Dựa vào vị trí của nguyên tố (20 nguyên tố đầu) suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
2.Kĩ năng:
Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó.
II.CHUẨN BỊ: 
 1. GV: Bảng tuần hoàn (phóng to để treo trước lớp, bảng phụ).
2. HS: thực hiện như phần dặn dò của GV ở tiết trước.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (5’)
? Em hãy nêu cấu tạo của bảng hệ thống tuần hoàn.
- 1 HS: trả lời lời thuyết.
- Các HS khác chú ý nghe và nhận xét.
Hoạt động 2: Sự biến đổi tính chất hoá học của nguyên tố trong bảng tuần hoàn (20’)
* Yêu cầu các nhóm HS quan sét các nguyên tố thuộc chu kì 2, 3, nhận xét theo các nội dung sau:
 Đi từ đầu đến cuối chu kì:
- Số điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào?
- Tính kim loại, phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả thảo luận và bổ sung 
- Yêu cầu HS làm bài tập 1: Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự:
Tính kim loại giảm dần: Si, Mg, Al, Na.
Tính phi kim giảm dần: C, O, N, F.
* Yêu cầu HS quan sát quan sát nhóm I và nhóm VII, hãy cho biết:
Trong một nhóm đi từ trên xuống dưới:
- Số điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào?
- Tính kim loại và phi kim của các nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi như thế nào?
- Yêu cầu 1 – 2 nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận và nhận xét à GV tổng kết 
- Yêu cầu HS làm bài tập 2: Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự:
Tính kim loại giảm dần K, Mg, Na, Al.
Tính phi kim giảm dần: S, Cl, F, P. 
- Thảo luận nhóm (4’) theo các nội dung mà GV đó hướng dẫn.
- Ghi lại ý kiến của nhóm mình vào giấy hoặc bảng nhóm.
- HS đại diện nhúm trả lời .
- HS khác nhận xét bổ sung 
(nếu có) 
Làm bài tập 1 vào vở:
Tính kim loại giảm dần theo thứ tự sau: Na, Mg, Al, Si.
Tính phi kim giảm dần theo các thứ tự sau: F, O, N, C.
-Thảo luận nhóm (4’) theo các nội dung mà GV đưa ra:
- HS trả lời 
-Làm bài tập vào vở.
Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự sau: K, Na, Mg, Al.
Tính phi kim của các nguyên tố giảm dần theo thứ tự sau: F, Cl, S, P 
III. Sự biến đổi tính chất hoá học của nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
1. Trong 1 chu kì:
- Đi từ đầu đến cuối chu kì theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim các nguyên tố tăng dần.
Vớ dụ: Chu kì 2 , 3.
2. Trong 1 nhóm:
Trong một nhóm đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần đồng thời tính phi kim của các nguyên tố giảm dần.
Ví dụ: Nhóm I , VII.
Hoạt động 3: Ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn (12’)
GV dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố khái quát theo sơ đồ
Cấu tạo N/ tử: Điện tích hạt nhân, số electron.
Vị trớ N/ tố trong bảng tuần hoàn: ô, số thứ tự ng tố,
Tính chất ng tố:
-Kim loại/ phi kim.
-So sanh tính kim loại/ phi kim với các ng tố lân cận .
- GV yêu cầu HS dựa vào sơ đồ để thảo luận ví dụ:
Ví dụ 1: Biết nguyên tố A có số hiệu là 17à hãy cho biết cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố A.
Vớ dụ 2: Nguyên tử của nguyê’n tố X có điện tích hạt nhân là + 12. Hãy cho biết vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó.
-Yờu cầu 1 – 2 nhóm cử đại diện lên trình bày kết quả thảo luận và nhận xét. 
*GV hướng dẫn vận dụng theo sơ đồ để giải BT1.
- GV lấy chấm điểm 5 bài làm xong trước (trong 3 phút)
- HS thực hiện theo yờu cầu của GV.
- HS thảo luận thống nhất cõu trả lời:
-Ví dụ 1: Cấu tạo nguyên tử của nguyên tố A như sau:
+ZA = 17
ĐTHN= 17 +,Cú 17p, 17e.
Vì A ở cuối chu kì III nên A là phi kim mạnh. 
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố, ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của các nguyên tố đó:
-Ví dụ 2 : Vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn:
- Số thứ tự 12.
Vì X ở gần đầu chu kì III nên X là kim loại mạnh. 
- Cả nhóm làm BT1.
IV. Ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học
1. Biết vị trí của nguyên tố ta cú thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó.
Hoạt động 4: Củng cố (7’)
- Gọi một HS nhắc lại nội dung chớnh của bài.
-Yêu cầu một HS giải thích từ “Tuần hoàn’ để hiểu rỏ định luật tuần hoàn và bảng hệ thống tuần hoàn.
- Nhắc lại nội dung chính của bài.
Dặn dò (1’)
- Học bài và làm bài tập 3, 4, 5, 6, 7 SGK/ 101( Không làm bài tập 2/101/SGK)
- Đọc bài 32 SGK / 102,103
1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tớnh chất của nguyên tố:
2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất nguyên tố đó. 
IV. Rút kinh nghiệm: ..............................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docHoa9 T40.doc