Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 42: Thực hành: Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng - Năm học 2011-2012

I/ Mục tiêu:

Kiến thức:

- HS biết được:

+ Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm:

Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao

Nhiệt phân muối NaHCO3

Nhận biết muối clorua và muối cacbonat

Kĩ năng:

Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất thí nghiệm cho mỗi nhóm HS như sau:

- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, ống dẫn khí, ống hút

- Hóa chất: CuO, C, dd Ca(OH)2, NaHCO3, Na2CO3, NaCl, dd HCl, H2O, CaCO3

III/ Hoạt động dạy học:

Hoạt động 1

kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 42: Thực hành: Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 22 NS: 
Tiết 42	
THỰC HÀNH
Tính chất hoá học của phi kim và hợp chất của chúng
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
- HS biết được:
+ Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện các thí nghiệm: 
Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao
Nhiệt phân muối NaHCO3
Nhận biết muối clorua và muối cacbonat 
Kĩ năng:
Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Chuẩn bị dụng cụ và hoá chất thí nghiệm cho mỗi nhóm HS như sau:
- Dụng cụ: Giá ống nghiệm, ống nghiệm, đèn cồn, giá sắt, ống dẫn khí, ống hút
- Hóa chất: CuO, C, dd Ca(OH)2, NaHCO3, Na2CO3, NaCl, dd HCl, H2O, CaCO3
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1
kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
- Phòng thí nghiệm
?/ Nêu tính chất của C, tính chất của muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ
?/ Tính tan và tính chất tác dụng với HCl của các muối cacbonat?
- HS trả lời
Hoạt động 2 
tiến hành thí nghiệm
GV treo bảng phụ cách tiến hành thí nghiệm 1:
- Lấy 1 thìa hỗn hợp CuO và C cho vào ống nghiệm
- Lắp dụng cụ như H3.9 (83)
- Dùng đền cồn hơ nóng đều ống nghiệm sau đó đun tập trung vào đáy ống nghiệm
- Quan sát hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm A và B
- Viết PTPƯ
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm 2 giống với thí nghiệm 1:
- Lấy 1 thìa nhỏ NaHCO3 cho vào ống nghiệm, đậy ống nghiệm bằng ống dẫn khí và lắp dụng cụ như hình ở thí nghiệm 1
- Dùng đèn cồn hơ nóng đều ống nghiệm sau đó đun tập trung vào đáy ống nghiệm
- Quan sát hiện tượng xảy ra ở ống nghiệm A và B
- Viết PTPƯ
GV: Yêu cầu các nhóm trình bày cách phân biệt 3 lọ hoá chất đựng 3 chất rắn ởp dạng bột là NaCl, Na2CO3, CaCO3
GV: Yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm và nhận xét các lọ đánh số thứ tự chứa laọi hoá chất nào?
1/ Thí nghiệm 1: Cacbon khử CuO ở nhiệt độ cao
HS: Tiến hành thí nghiệm
HS: Viết hiện tượng quan sát được vào bảng nhóm
- Hiện tượng: Chất rắn màu đen ở ống nghiệm A chuyển dần sang màu đỏ, dung dịch nước vôi trong vẩn đục
PT: C + 2CuO 2Cu + CO2
- CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
2/ Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
HS: Tiến hành thí nghiệm
- Hiện tượng: Trong ống nghiệm A có nước, ống nghiệm B dung dịch nước vôi trong vẩn đục
PT: 2NaHCO2 Na2CO3 + CO2 + H2O
- CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
3/ Thí nghiệm 3: Nhận biết muối clorua và muối cacbonat 
* Cách nhận biết: Đánh số thứ tự các lọ hoá chất, lấy mỗi lọ hoá chất một ít bột cho vào ống nghiệm và cho nước vào lắc đều
+ Nếu thấy chất bột tan là NaCl, Na2CO3, còn chất bột không tan là CaCO3
- Nhỏ dung dịch HCl vào 2 dung dịch tan vừa thu được
+ Nếu có sủi bọt là Na2CO3, không có hiện tượng gì là NaCl
PT: Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + CO2 + H2O
* Kết luận: Lọ 1 là ..., lọ 2 là ..., lọ 3 là ...
Hoạt động 3 :
công việc cuối buổi thực hành
GV hướng dẫn HS thu hồi hoá chất, rửa dụng cụ thí nghiệm và vệ sinh phòng thí nghiệm
GV: Yêu cầu HS viết bản tường trình theo mẫu
GV: Nhận xét buổi thực hành
HS: Viết bản tường trình theo mẫu

File đính kèm:

  • doctiet42.doc
Giáo án liên quan