Giáo án Hóa học lớp 9 - Phan Minh Nhật - Chương III: Phi Kim - Sơ Lược Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hoá Học

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS biết một số tính chất vật lý của phi kim như: Phi kim tồn tại cả ở 3 trạng thái, không dẫn điện, dẫn nhiệt, nhiệt độ nóng chảy thấp; Biết được những tính chất hoá học của PK: t/d với ôxi, kim loại và với H2; Mức độ hoạt động hoá học của phi kim.

2. Kỷ năng:

- Biết sử dụng những kiến thức đã học để rút ra tính chất hoá học và vật lý của phi kim; Viết được PTPƯ minh hoạ cho các t/c hh của PK, t/d với kim loại, H2.

3. Thái độ: - HS yêu thích môn học, cẩn thận với hoá chất.

B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:

1. Chuẩn bị của GV: - Chuẩn bị các hoá chất và dụng cụ điều chế cho trong phòng thí nghiệm để làm thí nghiệm với H2.

2. Chuẩn bị của HS: - Ôn tập t/c hoá học của KL, t/c hoá học của H2 và O2 học ở lớp 8.

3. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Thí nghiệm nêu và giải quyết vấn đề.

C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:.9B.9C.

II. Kiểm tra bài củ: (không kiểm tra)

III. Bài mới:

1. Đặt vấn đề: (2 phút)

- Như các em đã biết hiện nay chúng ta đã tìm được khoãng gần 110 NTHH trong đó có gần 90 NTHH chúng ta đã biết là kim loại. Còn lại gần 20 NTHH là phi kim có những t/c vật lý gì? Chúng thể hiện các tính chất hoá học ra sao? Và làm thế nào để xác định được đó là 1 phi kim yếu hay mạnh.

 

doc29 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1385 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 9 - Phan Minh Nhật - Chương III: Phi Kim - Sơ Lược Bảng Hệ Thống Tuần Hoàn Các Nguyên Tố Hoá Học, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xit, muối và phi kim cacbon.
- Tính chất của 2 oxit của cacbon là CO và CO2. Đặc biệt là tính khử của CO.
- Nguyên tắc điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HS biết được: Cacbon tạo ra 2 ôxit tương ứng là CO và CO2; CO là ôxit trung tính, có tính khử mạnh còn CO2 là ôxit axit tương ứng với 2 lần axit.
2. Kỷ năng: 
- Biết được nguyên tắc điều chế khí CO2 trong phòng thí nghiệm và cách thu khí CO2; Biết quan sát thí nghiệm qua hình vẽ để rút ra nhận xét; Viết được cac PTPƯ chứng tỏ CO có tính khử; CO2 có tính chất của 1 ôxit axit.
3. Thái độ: 
- HS có thái độ yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Thí nghiệm điều chế khí CO2 trong phòng TN bằng bình kíp cải tiến: 1 bình kíp cải tiến, 1 bình dựng dd NaHCO3 để rửa khí, lọ có nút để thu khí.
- TN CO2 PƯ với nước: Ống nghiệm đựng nước và giấy quỳ tím.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Ôn tập lại t/c hoá học của ôxit, và bài sản xuất Gang, thép.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II. Kiểm tra bài củ: (4 phút) 
?Viết PTPƯ của Cacbon với các ôxit sau: CuO, PbO, CO2, FeO?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (2 phút)
GV: Phi kim Cacbon có thể tạo ra được 2 loại ôxit là Cacbonôxit (CO) và Cacbonđiôxit (CO2). Vậy 2 ôxit của Cacbon có gì giống và khác nhau về thành phần phân tử, tính chất vật lí, tính chất hoá học và ứng dụng? .....
2.Phát triễn bài: 
a. Hoạt động 1: 	(15 phút) 	I. Cacbon Ôxit (CO = 28):
- GV cho HS đọc tính chất vật lí của CO Ò GV chốt lại.
? Ôxit trung tính là ôxit như thế nào?
- GV cho HS quan sát hình vẽ 3.11 SGK.
? Hảy mô tả cách tiến hành làm thí nghiệm, cho biết hiện tượng gì xảy ra?
? Ngoài CuO bị khử bởi CO, những ôxit nào còn bị khử bởi CO nửa không?
- HS đọc thông tin SGK.
- GV tổng kết về ứng dụng của CO.
1. Tính chất vật lí: (SGK)
2. Tính chất hoá học:
a. CO là ôxit trung tính:
- Ở điều kiện thường CO không phản ứng với nước, kiềm, axit.
b. CO là chất khử:
- Ở t0 cao CO khử được nhiều ôxit kim loại.
+ CO khử CuO: to
PTPƯ: CO + CuO → CO2 + Cu
+ CO khử ôxit sắt ở nhiệt độ cao:
 to
PTPƯ: 3CO + Fe2O3 → 3CO2 + 2Fe
3. Ứng dụng: 
- Làm nhiên liệu, chất khử trong CN.
- Là nguyên liệu trong công nghiệp hoá học.
 	b. Hoạt động 2: 	(18 phút) 	 II. Cacbon điôxit (CO2 = 44):
-GV cho HS nghiên cứu t.chất vật lí SGK.
-GV giới thiệu 1 số t.chất đặc biệt của CO2.
- GV tiến hành thí nghiệm: Sục khí CO2 + H2O đã cho sẵn giấy quỳ tím.
- Q/sát TN thấy có hiện tượng gì xảy ra?
- Vì sao có hiện tượng Quì → Đỏ → Tím?
? Vậy H2CO3 là axit như thế nào?
? Vì sao CO2 + NaOH sinh ra 2 muối Na2CO3 và NaHCO3?
- CO2 còn có tính chất nào khác?
- Qua những tính chất hoá học của CO2 cho biết CO2 là ôxit gì?
- GV cho HS đọc ứng dụng ở SGK - 87.
1. Tính chất vật lý: (SGK)
2. Tính chất hóa học:
a. Tác dụng với nước:
- TN (SGK)
 to
- Hiện tượng: Quì tím → Đỏ → Quì tím
PTPƯ: CO2 + H2O H2CO3.
b. Tác dụng với dung dịch bazơ:
- Khí CO2 + NaOH → Muối + H2O
 CO2 + NaOH → Na2CO3 + H2O
 1mol 2mol
 CO2 + NaOH → NaHCO3. 
 1mol 1mol
* Tuỳ vào tỉ lệ số mol CO2 và NaOH mà tạo ra 2 muối khác nhau hoặc hổn hợp 2 muối.
c. Tác dụng với ôxit bazơ:
 CO2 + CaO CaCO3.
* Kết luận: CO2 là ôxit axit.
3. Ứng dụng:
- CO2 dùng chữa cháy, bảo quản thực phẩm, sản xuất nước giải khát, sô đa, phân đạm ure...
IV.Củng cố: (3 phút)
- GV cho HS đọc phần ghi nhớ ở SGK .87.
- Làm bài tập 2 (SGK - 87)
V.Dặn dò: (2 phút)
- Học bài củ. Đọc mục “Em có biết” ở SGK - 87.
- Làm các bài tập 1,3,4,5 SGK
- Về nhà ôn tập các kiến thức ở chương I, II giờ học sau ôn tập. 
VI. Bổ sung:
CHƯƠNG TRÌNH
™&˜
HỌC KÌ II
Tiết 37 AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
Ngày soạn: 10/01/2009 Ngày giảng: 12/01/2009
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tính chất hóa học của ôxit axit, axit, muối, các ôxit của cacbon và phi kim.
- Tính chất của axit cacbonic.
- Tính chất hóa học của các muối cacbonat.
- Ứng dụng của các phản ứng liên quan đến muối cacbonat.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: - HS biết được: Axit cacbonic là axit rất yếu, không bền; Muối cacbonat có những t/c của muối như: tác dụng với axit, dd muối, dd kiềm, ngoài ra muối cacbonát dể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao giải phóng khí CO2.
2. Kỷ năng: -Biết tiến hành TN để c/m t/c hoá học của muối cacbonat.
3. Thái độ: - HS yêu thích bộ môn, cẩn thận khi sử dụng các hoá chất và dụng cụ.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1. Chuẩn bị của GV: - Dụng cụ: Ống nghiệm, cốc thuỷ tinh....
- Hoá chất: Các dung dịch: HCl, NaHCO3, Na2CO3, K2CO3, Ca(OH)2....
2. Chuẩn bị của HS: - Ôn lại các kiến thức về 2 loại hợp chất: Axit và Muối.
3. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Thí nghiệm nêu và giải quyết vấn đề.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II. Kiểm tra bài củ: (Không kiểm tra) 
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1 phút)
Ở bài học trước, các em đã nghiên cứu 2 hợp chất ôxit của C là CO, CO2. Hôm nay các em sẽ được tìm hiểu tiếp các hợp chất của C là Axit Cacbonic và Muối Cacbonat xem thử 2 loại hợp chất này có những tính chất và ứng dụng gì?
2. Phát triển bài: 
a. Hoạt động 1: 	(10 phút) 	I. Axit Cacbonic:
?GV cho HS đọc phần trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý.
- GV tổng kết rút ra kết luận.
? So với các axit HCl, H2SO4 thì H2CO3 là axit như thế nào?
t0
- GV làm TN H2CO3 → cho QT → kết luận.
1. Trạng thái tự nhiên và t/c vật lí:
- Phần lớn khí CO2 tồn tại trong khí quyển.
- CO2 hoà tan trong nứơc tự nhiên và nước mưa, nên 1 phần CO2 + H2O → dd H2CO3.
2. Tính chất hoá học:
- H2CO3 là một axit yếu chỉ làm cho giấy quỳ tím chuyển sang đỏ nhạt.
- Là axit không bền: H2CO3 → CO2 + H2O.
b.Hoạt động 2: 	(25 phút) 	 II. Muối cacbonat:
- GV giới thiệu phân loại muối cacbonat.
? Muối cacbonat axit và muối cacbonat trung hoà là những muối như thế nào? Lấy cac ví dụ minh hoạ?
- GV cho HS xem bảng tính tan → tính tan của các muối cacbonat như thế nào?
? Nắm tính tan của muối cacbonat để làm gì?
- GV cho HS làm các TN:
+ Cho dd NaHCO3 và Na2CO3 + HCl.
? Có hiện tượng gì xảy ra? Giải thích? PTPƯ?
- GV rút ra kết luận.
- HS làm TN: dd K2CO3 + dd Ca(OH)2 → hiện tượng, giải thích, viết PTPƯ?
- HS làm TN: dd Na2CO3 + dd CaCl2 → hiện tượng, giải thích, viết PTPƯ?
? Ngoài 3 tính chất vừa biết, muối cacbonat còn có t/c nào mà chúng ta đã gặp?
 to
 + CaCO3 →
 to
 + NaHCO3 → 
- GV gọi 1 HS đọc phần ứng dụng ở SGK.
1 Phân loại: 2 loại:
+ Cacbonat trung hoà: Na2CO3, K2CO3, ...
+ Cacbonat axit: (Hiđrocacbonat): KHCO3, NaHCO3, Ca(H2CO3)2....
2. Tính chất:
a. Tính tan: - Muối cacbonat trung hoà đa số không tan (trừ: Na2CO3, K2CO3).
- Muối Hiđrocacbonat hầu hết là tan.
b. Tính chất hoá học:
b1. Tác dụng với axit:
NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2↑
Na2CO3 + HCl →2NaCl + H2O + CO2↑
* Kết luận: Muối cacbonat + dd axit mạnh hơn axit cacbonic → muối mới + CO2↑
b2. Tác dụng với dd bazơ:
- K2CO3 + Ca(OH)2 → CaCO3œ+ KOH
- 1 số dung dịch muối cacbonat + dd bazơ → Muối = CO3œ + B. kiềm.
* Chú ý: Muối hiđrôcacbonat + Kiềm → muối trung hoà + nước.
- Ví dụ: NaHCO3 + NaOH →Na2CO3 + H2O
b3. Tác dụng với dd muối:
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3 + 2NaCl
* Kết luận: Dung dịch muối cacbonat có thể tác dụng với 1 số dd muối khác → 2 muối.
b4. Muối cacbonat bị nhiệt phân huỷ:
- Nhiều muối cacbonat (trừ = CO3 của kloại kiềm) bị nhiệt phân huỷ → CO2↑.
 to
CaCO3 → CaO + CO2↑.
 to
NaHCO3 → Na2CO3 + H2O + CO2↑.
3. Ứng dụng: (SGK)
c. Hoạt động 3: 	(11 phút) 	 III. Chu trình cacbon trong tự nhiên:
- GV cho HS nghiên cứu sơ đồ chu trình cacbon trong tự nhiên.
? Trong tự nhiên C có sự chuyển hoá như thế nào?
- C trong tự nhiên có sự chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác; diễn ra thường xuyên, liên tục tạo thành 1 chu trình khép kín.
IV.Củng cố: (3 phút)
- Hãy cho biết trong các cặp chất sau đây, cặp nào có thể tác dụng với nhau?
 A. H2SO4 và KHCO3 B. K2CO3 và NaCl C. MgCO3 và HCl
 D. CaCl2 và Na2CO3 E. Ba(OH)2 và K2CO3.
V.Dặn dò: (2 phút)
- Học bài củ. Làm các bài tập 2,3,5 (SGK - 91).
- Đọc mục “Em có biết” Sự tạo thành thạch nhủ trong các hang động.
- Xem trước bài: “Silic - Công nghiệp silicat”
VI. Bổ sung:
**********************************************************
Tiết 38 SILIC - CÔNG NGHIỆP SILICAT
Ngày soạn: 13/01/2009 Ngày giảng: 14/01/2009
Những kiến thức HS đã học đã biết có 
liên quan
Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành
- Tính chất hóa học của ôxit axit, axit, muối và tính chất chung phi kim.
- Tính chất của phi kim Si và tính chất chung của SiO2.
- Khái niệm công nghiệp Siliccat, sơ lược về công nghiệp sản xuất xi măng, gốm sứ, thủy tinh.
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- HS biết được: Silic là phi kim hoạt động hoá học yếu. Silic là chất bán dẫn. Silic điôxit là chất có nhiều trong thiên nhiên ở dưới dạng đất sét, cao lanh, thạch anh... là 1 ôxit axit.
- Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kỉ thuật khác nhau, công nghiệp silicat đã sản xuất ra những sản phẩm có nhiều ứng dụng như: Đồ gốm, sứ, xi măng, thuỷ tinh...
2. Kỷ năng: 
- Đọc để thu thập thông tin về silic, silicđiôxit và công nghiệp silicat.
- Biết mô tả quá trình sản xuất từ sơ đồ lò quay sản xuất Clanke.
3. Thái độ: - HS yêu thích bộ môn.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV- HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Tranh vẽ sơ đồ lò quay sản xuất clanke, 1 số tranh ảnh về gốm sứ, thuỷ tinh, xi măng...
2. Chuẩn bị của HS: 
- Mẫu vật: Cát trắng, đất sét, ngói, gạch, thuỷ tinh....
3. Phương pháp dạy học chủ yếu: - Thí nghiệm nêu và giải quyết vấn đề.
C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I. Ổn định tổ chức: (1 phút) Nắm sỉ số: 9A:............9B.............9C.............
II. Kiểm tra bài củ: (5 phút) 	
?Nêu các tính chất hoá học của muối cacbonat? Viết PTPƯ minh hoạ?
III. Bài mới:
1. Đặt vấn đề: (2 phút)
Ở các tiết trước các em đã được tìm hiểu 2 phi kim điển hình là Clo và Cacbon

File đính kèm:

  • docGiaoanCIII.doc