Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Chương 4: Hiđrocacbon, Nhiên Liệu

Chương 4 có thời lượng 11 tiết gồm 8 tiết lí thuyết, 1 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra.

8 tiết lí thuyết được chia thành 8 bài học, trong đó bài benzen được dành một phần thời gian để luyện tập.

A. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG

– Hiểu được định nghĩa, cách phân loại hợp chất hữu cơ.

– Biết được tính chất của các hợp chất hữu cơ không chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà còn phụ thuộc vào công thức cấu tạo phân tử của chúng.

– Nắm được cấu tạo và tính chất của hiđrocacbon tiêu biểu trong các dãy

đồng đẳng.

– Biết được thành phần cơ bản của dầu mỏ, khí thiên nhiên và tầm quan trọng của chúng đối với nền kinh tế.

– Biết được một số loại nhiên liệu thông thường và nguyên tắc sử dụng nhiên liệu một cách hiệu quả.

B. YÊU CẦU CỦA CHƯƠNG

1. Về nội dung

– Phân biệt được chất hữu cơ với chất vô cơ, hiđrocacbon với dẫn xuất của hiđrocacbon.

– Vận dụng được thuyết cấu tạo hoá học để viết công thức cấu tạo của một số chất hữu cơ đơn giản.

 

doc29 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1139 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 9 - Chương 4: Hiđrocacbon, Nhiên Liệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
với nhau từng đôi một : CH4 và O2 ; H2 và O2 ; H2 và Cl2 ; CH4 và Cl2.
Các khí trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ : CH4 và O2 ; H2 và O2.
2. Trường hợp d) đúng, các trường hợp còn lại đều sai.
3. Số mol CH4 là : = 0,5 (mol).
PTHH của phản ứng cháy :	CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
Theo PTHH : 	1 mol 2 mol 1 mol
Theo đề bài : 	0,5 mol 1 mol 0,5 mol
Vậy = 0,5 ´ 22,4 = 11,2 (lít).
 = 1 ´ 22,4 = 22,4 (lít).
4. a) Dẫn hỗn hợp qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí phản ứng tạo ra Khí ra khỏi dung dịch là CH4.
 b) Cho CaCO3 thu được ở trên tác dụng với dung dịch HCl loãng sẽ thu được khí CO2.
Bài 37 (1 tiết)
Etilen
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí và hoá học của etilen.
– Hiểu được khái niệm liên kết đôi và đặc điểm của nó.
– Hiểu được phản ứng cộng và phản ứng trùng hợp là các phản ứng đặc trưng của etilen và các hiđrocacbon có liên kết đôi.
– Biết được một số ứng dụng quan trọng của etilen.
2. Kĩ năng
– Biết cách viết PTHH của phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phân biệt etilen với metan bằng phản ứng với dung dịch brom.
b. Những thông tin bổ sung
– Trong phân tử etilen hai nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hoá sp2, vì vậy cả 6 nguyên tử (4 nguyên tử hiđro và 2 nguyên tử C) đều nằm trong một mặt phẳng, góc liên kết là 120o.
 – Liên kết đôi gồm một liên kết s và một liên kết p. Trong đó liên kết p kém bền hơn liên kết s.
– Etilen dùng để sản xuất axit axetic theo phản ứng sau :
 CH2 = CH2 + O2 Xúc tác, nhiệt độ CH3COOH 
 Đây là phương pháp kinh tế để sản xuất CH3COOH.
 – Vinyl clorua được điều chế từ etilen dựa vào quá trình :
 CH2 = CH2 + Cl2 Nhiệt độ CH2 – CH2 
 Cl Cl 
Sản phẩm sinh ra tách HCl khi có mặt xúc tác ở nhiệt độ thích hợp theo phản ứng : 
 CH2 – CH2 CH2 = CH + HCl
 Cl Cl Cl
– Etilen và các anken phản ứng dễ dàng với dung dịch brom và dung dịch clo nhưng không phản ứng với iot, còn với flo chỉ xảy ra phản ứng huỷ. Khi cho etilen tác dụng với dung dịch brom nếu dung môi là nước, ngoài sản phẩm chính còn có sản phẩm phụ là CH2Br – CH2OH.
– Trong phản ứng trùng hợp, tuỳ theo điều kiện nhiệt độ, áp suất, chất xúc tác mà số phân tử etilen kết hợp với nhau có thể từ 1000 đến 60000.
– Khi điều chế etilen từ rượu etylic nếu axit sunfuric ít thì khi đun rượu sẽ bay hơi. Vì vậy, khi đốt ngọn lửa cháy không đều. Khí thoát ra, ngoài etilen còn có lẫn khí SO2, do đó muốn làm thí nghiệm về phản ứng của etilen với dung dịch brom cần phải rửa khí bằng dung dịch kiềm. 
c. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
– Mô hình phân tử etilen, tranh mô tả thí nghiệm dẫn metan qua dung dịch brom.
– Etilen (nếu có thể chuẩn bị cả metan), dung dịch brom loãng.
– ống nghiệm, ống thuỷ tinh dẫn khí, diêm hoặc bật lửa.
D. Tổ chức dạy học
I - Tính chất vật lí
Tiến hành tương tự như khi học về metan (cần lưu ý : Etilen không có sẵn trong tự nhiên như metan).
II - Cấu tạo phân tử
Hướng dẫn HS lắp mô hình phân tử, viết công thức cấu tạo của etilen, nhận xét số liên kết giữa hai nguyên tử cacbon trong phân tử etilen. Sau đó GV nêu khái niệm và đặc điểm của liên kết đôi.
III - Tính chất hoá học
– Phản ứng cháy : Yêu cầu HS quan sát thí nghiệm đốt cháy etilen, nhận xét, dự đoán sản phẩm và viết PTHH của phản ứng cháy.
– Phản ứng với dung dịch brom : Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ (có màu) mô tả thí nghiệm dẫn metan qua dung dịch brom, nêu nhận xét. Sau khi kết luận metan không làm mất màu dung dịch brom, GV nêu tiếp câu hỏi : Vậy etilen có làm mất màu dung dịch brom không ? GV hướng dẫn HS quan sát hình vẽ trong SGK (hoặc tranh vẽ phóng to) mô tả thí nghiệm của etilen với dung dịch brom, sau đó GV nhận xét và kết luận.
Nếu có etilen, GV tiến hành thí nghiệm của etilen với dung dịch brom cho HS quan sát, nhận xét và rút ra kết luận.
Nếu không có etilen, có thể cho HS quan sát tranh vẽ mô tả thí nghiệm của etilen với dung dịch brom, sau đó nhận xét và kết luận.
– Phản ứng trùng hợp là phản ứng quan trọng của etilen, xuất phát từ đặc điểm của liên kết đôi, GV giới thiệu phản ứng trùng hợp. ở đây chưa yêu cầu viết công thức dạng tổng quát của polietilen mà mới yêu cầu HS nắm được cách kết hợp các phân tử etilen lại với nhau. Tuy nhiên GV cần cho HS nhận xét sự khác nhau về thành phần phân tử và đặc điểm cấu tạo của etilen với sản phẩm.
- Phản ứng cộng của etilen với hiđro và các chất khác chỉ giới thiệu với HS chứ không yêu cầu HS phải viết PTHH.
IV - ứng dụng 
Có thể đặt câu hỏi : Etilen có những ứng dụng quan trọng nào ? Yêu cầu HS trả lời theo SGK. Nếu có mẫu các sản phẩm điều chế từ etilen (hoặc tranh vẽ) cho HS quan sát rồi nhận xét thì sẽ có tác dụng tốt hơn.
E. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
3. Dẫn hỗn hợp qua dung dịch brom dư, khi đó etilen phản ứng tạo thành CH2Br – CH2Br là chất lỏng nằm lại trong dung dịch và chỉ có khí metan thoát ra.
4. Phản ứng cháy của etilen :
 	 C2H4 + 3O2 2CO2 + 2H2O
Số mol etilen là 4,48 : 22,4 = 0,2 (mol). Vậy số mol oxi là 0,2 ´ 3 = 0,6 (mol).
Vậy = 0,6 ´ 22,4 = 13,44 (lít).
Nếu dùng không khí chứa 20% thể tích oxi thì lượng không khí là : 
(13,44 : 20) ´ 100 = 67,2 (lít).
Bài 38 (1 tiết)
Axetilen 
A. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– Nắm được công thức cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hoá học của axetilen.
– Nắm được khái niệm và đặc điểm của liên kết ba.
– Củng cố kiến thức chung về hiđrocacbon : không tan trong nước, dễ cháy tạo ra CO2 và H2O, đồng thời toả nhiệt mạnh.
– Biết một số ứng dụng quan trọng của axetilen.
2. Kĩ năng
– Củng cố kĩ năng viết PTHH của phản ứng cộng, bước đầu biết dự đoán tính chất của các chất dựa vào thành phần và cấu tạo.
B. Những thông tin bổ sung
– Nguyên tử cacbon trong axetilen ở trạng thái lai hoá sp, góc liên kết là 180o. Cả 4 nguyên tử trong phân tử axetilen nằm trên một đường thẳng.
– Tuy trong phân tử có liên kết ba, song axetilen lại phản ứng với dung dịch brom chậm hơn etilen tới 5 lần và phản ứng xảy ra theo hai nấc, nấc một dễ hơn nấc hai, vì vậy phản ứng thường dừng lại ở nấc một.
– Tương tự như etilen, axetilen phản ứng với dung dịch clo và dung dịch brom (không viết phản ứng với flo và iot).
– Đất đèn có thành phần chính là CaC2, được điều chế bằng cách nung đá vôi với than trong lò điện. Khi cho đất đèn vào đèn đất, sau đó cho nước vào, CaC2 sẽ tác dụng với nước sẽ sinh ra khí C2H2 và cháy sáng khi đốt, vì vậy C2H2 còn gọi là khí đất đèn. Khí đất đèn có mùi là do có lẫn một số khí khác như H2S, NH3, PH3... 
– axetilen được đựng trong các bình thép chịu áp suất và được sử dụng để hàn, cắt kim loại.
C. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
– Mô hình phân tử axetilen, tranh vẽ các sản phẩm ứng dụng của axetilen.
– Đất đèn, nước, dung dịch brom.
– Bình cầu, phễu chiết, chậu thuỷ tinh, ống dẫn khí, bình thu khí.
D. Tổ chức dạy học
I - Tính chất vật lí 
Điều chế sẵn khí axetilen hoặc tiến hành điều chế tại lớp cho HS quan sát, sau đó tổ chức dạy như với metan và etilen.
II - Cấu tạo phân tử 
Cho HS so sánh công thức phân tử của etilen và axetilen, từ đó nêu sự khác nhau về thành phần phân tử của hai chất. Tiếp theo GV viết công thức cấu tạo của etilen rồi nêu giả thiết nếu tách đi ở mỗi nguyên tử cacbon một nguyên tử hiđro, khi đó mỗi nguyên tử cacbon có một hoá trị tự do, và liên kết với nhau tạo ra liên kết ba. Sau đó cho HS quan sát mô hình, viết công thức cấu tạo của axetilen. GV nêu khái niệm liên kết ba và đặc điểm của liên kết ba.
III - Tính chất hoá học
Cho HS nhận xét về thành phần, cấu tạo của metan, etilen và axetilen, sau đó đặt câu hỏi :
Theo các em axetilen có cháy không ? Có làm mất màu dd brom không ?
Tiếp theo, GV tiến hành các thí nghiệm minh hoạ. Cho HS nhận xét, rút ra kết luận, viết các PTHH.
Cần chú ý là phản ứng cộng của axetilen với hiđro không yêu cầu HS viết PTHH.
IV - ứng dụng
Cho HS quan sát sơ đồ ứng dụng của axetilen, sau đó nêu nhận xét.
V - Điều chế
Cho HS quan sát hình vẽ điều chế axetilen từ đất đèn, mô tả quá trình hoạt động của thiết bị, giải thích vai trò của bình đựng dd NaOH là loại bỏ các tạp chất khí có lẫn với C2H2 như H2S...
Trong trường hợp này yêu cầu HS viết PTHH của phản ứng điều chế axetilen từ CaC2.
E. hướng dẫn giải bài tập trong sgk
1. Chất có liên kết 3 là CH º CH và CH º C - CH3.
Chất làm mất màu dung dịch brom là :
CH º CH ; ; 
2. a) 100 ml.
b) 200 ml.
3. Viết PTHH, sau đó tính theo hai cách :
Cách 1 : Tính số mol của axetilen và etilen trong 0,1 lít ở đktc, sau đó tính theo PTHH.
Cách 2 : Theo PTHH cứ 1 mol C2H4 phản ứng với 1 mol brom.
1 mol C2H2 phản ứng với 2 mol brom.
Trong 0,1 lít khí chứa số mol C2H4 và C2H2 như nhau :
Vậy số mol brom phản ứng với C2H2 gấp 2 lần C2H4 nên thể tích dung dịch brom bị mất màu là 100 ml.
4. Gọi thể tích CH4 là x, thể tích C2H2 là 28 – x. 
PTHH của phản ứng cháy : 	CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
	2C2H2 + 5O2 4CO2 + 2H2O
2x + 
Theo PTHH ta có số mililit oxi cần dùng là :
 	2x + (28 –x) = 67,2 đ x = 5,6 (ml).
 	% = (5,6 : 28) ´ 100 = 20 (%). 
 	%= 100 – 20 = 80 (%).
Thể tích CO2 tạo ra là x + 2(28 –x) = 5,6 + 44,8 = 50,4 ml.
5. 	%	= 60%.
 	%	= 40%.
Bài 39 (1 tiết)
Benzen
a. Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
– Nắm được công thức cấu tạo của benzen.
– Nắm được tính chất vật lí, hoá học và ứng dụng của benzen.
2. Kĩ năng
– Củng cố kiến thức về hiđrocacbon, viết công thức cấu tạo của các chất và các PTHH, cách giải bài tập hoá học.
B. Những thông tin bổ sung
Phân tử benzen có cấu tạo hình lục giác đều, trong đó nguyên tử cacbon ở trạng thái lai hoá sp2, toàn bộ các nguyên tử trong phân tử đều nằm trong cùng một mặt phẳng. 
 Góc liên kết là 120o, độ dài liên kết C - C ngắn hơn so với liên kết đơn C – C trong etan và dài hơn liên kết đôi C = C trong etilen.
– Các liên kết p trong vòng benzen tạo ra hệ liên hợp khép kín bền vững. Đây chính là nguyên nhân làm cho các liên kết p trong vòng benzen bền hơn các liên kết p trong etilen và axetilen. Chính vì vậy, benzen không làm mất màu dung dịch brom và dung dịch thuốc tím (khác với etilen và axetilen).
– Benzen cháy trong O2 tạo ra CO2 và H2O. Tuy nhiên, khi đốt cháy trong không khí do không đủ oxi nên ngoài CO2, 

File đính kèm:

  • docchuoing 4.doc
Giáo án liên quan