Giáo Án Hóa Học Lớp 9

1. Mục tiêu :

 a. Kiến thức :

 - Giúp học sinh hệ thống lại kiến thức ở lớp 8 làm cở sở để tiếp thu những kiến thức mới ở chương trình lớp 9

 b. Kĩ năng :

 - Rèn luyện kỹ năng viết PTHH

 - Rèn luyện kỹ năng tính toán theo PTHH

 c. Thái độ :

 - Rèn luyện lòng yêu thích say mê môn học

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :

 * Giáo viên :

 - Hệ thống chương trình lớp 8

 *. Học sinh :

 - Các kiến thức đã học ở chương trình lớp 8

3. Tiến trình bài dạy :

 a. Kiểm tra bài cũ :

 * Đặt vấn đề vào bài mới :(1p) Để nắm chắc hơn kiến thức về dd ta tiến hành ôn tập để nhớ lại 1 số kn, CT tính nồng độ%, nồng độ mol của dd

 b. Bài mới :

 

doc215 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1013 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 9, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khi ta để miếng sắt, đinh sắt lâu ngày thì bị gỉ? Nguyên nhân của nó là do đâu? Hiện tượng đó phụ thuộc vào những yếu tố nào? Và làm thế nào để bảo vệ chúng? Vào bài mới mới...
2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
?
HS
?
HS
?
HS
?
GV
?
?
?
GV
GV
Cho HS quan sát mẫu vật đinh sắt, cửa sắt, dao sắt... lâu ngày có hiện tượng gì?
- Đinh sắt để lâu trong không khí ® G
- Dao sắt để lâu trong không khí ® G
Có nhận xét gì về màu sắc, sự thay đổi về tính chất của đinh sắt, miếng sắt...?
Gỉ sắt có màu nâu, giòn, xốp, dể bị bẽ gảy... nên không còn tính chất của kim loại.
Vậy nguyên nhân vì sao dẫn đến sự thay đổi đó?
Do sắt đã tiếp xúc với các chất trong môi trường...
Vậy từ những ví dụ, nhận xét, nguyên nhân ở trên hãy rút ra khái niệm về sự ăn mòn kim loại?
Mang các thí nghiệm đã làm sẵn lên bàn, giới thiệu các điều kiện trong mổi ống nghiệm rồi cho HS quan sát hiện tượng lần lượt trong 4 ống nghiệm và nhận xét hiện tượng của các ống nghiệm.
Qua 4 thí nghiệm trên hãy cho biết sự ăn mòn kim loại phụ thuộc vào các yếu tố nào?
Hãy cho biết khi cho O2 + Fe ở điều kiện thường và khi cho Fe + O2 ở nhiệt độ cao phản ứng nào xảy ra nhanh hơn
Từ nguyên nhân, khái niệm và các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại hãy thử nêu các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn? Giải thích các biện pháp đó?
Tổ chức cho HS thảo luận theo bàn rồi gọi 2-3 HS trình bày kết quả thảo luận. 2 nhóm khác nhận xét.
Nhận xét, bổ sung hoàn chỉnh các biện pháp có hiệu quả.
I.Thế nào là sự ăn mòn kim loại: (10p)
- Khái niệm ăn mòn kim loại: (SGK)
II. Những yếu tố nào ảnh hưởng đến (15p)
a) Ảnh hưởng của các chất trong môi trường:
- Sự ăn mòn kim loại không xảy ra hoặc xảy ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thành phần của môi trường mà nó tiếp xúc.
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ:
- Nhiệt độ càng cao thì sự ăn mòn kim loại xảy ra càng nhanh hơn.
III.Làm thế nào để bảo vệ các đồ vật bằng KL: (10p)
1. Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường:
- Sơn, mạ, bôi dầu, mỡ... lên trên bề mặt của kim loại ® các chất này bền, bám chắc, ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường.
- Để kim loại nơi khô ráo, thường xuyên lau chùi...
2. Chế tạo hợp kim ít bị ăn mòn:
- Hợp kim có cho thêm vào thép 1 số kim loại như crôm, niken...
3. Củng cố, luyện tập : (4p)
Hướng dẫn giải bài tập trong sgk
BT 1,2,3. Trả lời như nội dung SGK. Các thí dụ cần lấy phải chỉ rõ được hiện tượng về sự ăn mòn kim loại ; 2 yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại.
Lấy 2 thí dụ về việc làm cụ thể phù hợp với biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn.
BT 4. Căn cứ vào khái niệm hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học để trả lời. Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng hoá học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác. Thí dụ : sắt biến thành gỉ sắt màu nâu.
BT 5. Phương án (a) là đúng.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (1p)
- Học bài cũ. Làm các bài tập 3,4 (SGK - 67).
- Xem lại toàn bộ kiến thức chương II giờ sau luyện tập.
Ngày soạn : 29/11/2010 Ngày giảng : 1/12/2009 Lớp 9A,B
Tiết 28 : LUYỆN TẬP CHƯƠNG II: KIM LOẠI
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- HS củng cố khái niệm về sự ăn mòn kim loại.
- Ôn tập hệ thống lại các kiến thức cơ bản, so sánh được tính chất của nhôm với sắt và so sánh với tính chất chung của kim loại.
2. Kĩ năng :
- Biết vận dụng dãy HĐHH của KL để xét và viết chính xác các PTPƯ.
- Rèn kỹ năng làm các bài tập định tính và định lượng
3. Thái độ :
- GD thái độ yêu thích môn học và có ý thức tìm tòi nghiên cứu bộ môn.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
- Bảng phụ, phiếu học tập.
2. Học sinh :
 - Học bài làm bài tập + Đọc trước bài mới.
III. Tiến trình bài dạy :
1. Kiểm tra bài cũ :
* Đặt vấn đề vào bài mới : (1p) Các em đã được học tất cả các kiến thức liên quan đến kim loại. Để nắm chắc hơn và hệ thống lại toàn bộ kiến thức hôm nay các em sẽ luyện tập
2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV
GV
?
HS
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
GV
GV
?
?
?
HS
GV
GV
GV
GV
Ghi đề bài lên bảng, yêu cầu các nhóm thảo luận, ghi ra giấy :
Cho các kim loại sau: Na, K, Mg, Fe, Al, (H), Cu, Ag, Pb, Zn hãy:
Sắp xếp các kim loại theo thứ tự hoạt động hoá học giảm dần?
Nêu ý nghĩa của dãy HĐHH của kim loại? 
4 ý nghĩa
 ® từ đó hãy cho biết 
Kim loại có những tính chất hoá học nào?
Nhôm và sắt có những tính chất hoá học nào giống nhau ?
Tính chất hoá học của chúng khác nhau ở điểm nào.
cho học sinh hoàn thành bảng theo nhóm:
Gang(%C =2-5%)
Thép(%C <2%)
Tính chất 
Sản xuất
cho các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét
Thế nào là sự ăn mòn kim loại?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại?
Các biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn?
Trả lời và lấy VD minh hoạ
Bổ sung.
Gọi 2 học sinh lên bảng, học sinh dưới lớp tự làm sau đó đối chiếu, nhận xét.
Bài tập 4: Hoàn thành chuỗi biến hoá: 
a.:Al®Al2O3®AlCl3®Al(OH)3®Al2O3®Al® AlCl3
b:Fe ®FeSO4 ®Fe(OH)2 ®FeCl2 ®Fe®FeCl3
Phần b về nhà làm 
Hướng dẫn học sinh giải bài tập 6.
I. Kiến thức cần nhớ(14p)
- Dãy hoạt động hoá học của kim loại: 
K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au.
- Tính chất hoá học của kim loại:
 + Tác dụng với phi kim
 + Tác dụng với axit
 + Tác dụng với dung dịch muối.
2.Tính chất hoá học của nhôm và sắt có gì giống và khác nhau.
-Giống nhau: chúng đều có những tính chất hoá học chung của kim loại.
-Khác nhau:
+Nhôm có phản ứng với dd kiềm.
+ Khi tham gia phản ứng sắt thể hiện cả hoá trị II; III trong hợp chất, còn nhôm chỉ thể hiện hoá trị III
3.Hợp kim của sắt: Thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép.
Gang(%C =2-5%)
Thép(%C <2%)
Tính chất 
Giòn, không rèn, không dát mỏng.
Đàn hồi, dẻo, cứng
Sản xuất
-Trong lò cao
-Nguyên tắc: Khử các oxit săt bằng CO ở nhiết độ cao:
3CO + Fe2O3 ®3CO2 + 2Fe
-Trong lò luyện thép
-Nguyên tắc: Oxi hoá cá nguyên tố C, S, Mn, Si.. có trong gang.
C + FeO ®CO + Fe
4.Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
II. Bài tập(25phút)
BT 4.Viết PTHH thực hiện chuỗi biến hóa:
1.2Al(r)+3H2SO4(dd)→Al2(SO4)3(dd)+ 3H2 (k) 
2.Al2(SO4)3(dd)+3BaCl2(dd)→BaSO4(r)+ 2AlCl3 (dd)
3.AlCl3(dd)+KOH(dd)→Al(OH)3(r)+
3KCl (dd)
4.Al(OH)3 (r) → Al2O3 (r)+ H2O (k)
5. 2Al2O3 (r) →4Al (r)+3O2 (k)
 6.4Al (r)+ 3O2 (k) → Al2O3(r) 
 7. Al2O3 (r)+ 6HNO3 (dd) → Al(NO3)3(dd) + 3H2O (l)
BT 6. 
Fe +CuSO4 ¾® FeSO4 + Cu
Cứ 1 mol Fe phản ứng thì khối lượng lá sắt tăng 64 - 56 = 8 gam. 
Có x mol Fe 2,58 - 2,5 = 0,08 gam. 
® x = 0,01 mol.
Số mol FeSO4 = 0,01 mol khối lượng FeSO4 = 0,01 ´ 152 = 1,52 (g).
Khối lượng CuSO4 dư 
Khối lượng dung dịch sau phản ứng : 
 2,5 + 25 ´ 1,12 - 2,58 = 27,92 (g).
Nồng độ phần trăm của dung dịch FeSO4 là 5,44%.
Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 là 9,31%.
3. Củng cố, luyện tập : (4p)
BT 5. Gọi khối lượng mol của kim loại A là M (g).
PTHH : 2A + Cl2 ¾® 	2ACl
2.M gam 	2(M + 35,5) gam
	9,2 gam 	23,4 gam
 ® M = 23 , vậy kim loại A là Na.
BT 6.* Fe + CuSO4 ¾® FeSO4 + Cu
Cứ 1 mol Fe phản ứng thì khối lượng lá sắt tăng 64 - 56 = 8 gam. 
Có x mol Fe 2,58 - 2,5 = 0,08 gam. 
® x = 0,01 mol.
- Số mol FeSO4 = 0,01 mol khối lượng FeSO4 = 0,01 ´ 152 = 1,52 (g).
- Khối lượng CuSO4 dư 
- Khối lượng dung dịch sau phản ứng : 2,5 + 25 ´ 1,12 - 2,58 = 27,92 (g).
- Nồng độ phần trăm của dung dịch FeSO4 là 5,44%.
- Nồng độ phần trăm của dung dịch CuSO4 là 9,31%.
BT 7.* Gọi số mol Al là x.
Số mol khí = 0,025 (mol).
2Al 	+ 	 	® 	
x mol 	® 	1,5x mol
Fe 	+ 	 	® 	 	+ 	
(0,025 - 1,5x) mol 	® (0,025 - 1,5x) mol
Ta có phương trình : 	27x + 56 ´ (0,025 - 1,5x) = 0,83 (g)
® 	x = 0,01 ; 	 = 0,01 ´ 27 = 0,27 (g).
 = 0,83 - 0,27 = 0,56 (g).
Thành phần % theo khối lượng của Al : 32,53%
Thành phần % theo khối lượng của Fe : 67,47%.
4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà : (1p)
- Làm bt còn lại SGK, sách bài tập 
- Chuẩn bị trước bản tường trình thí nghiệm cho bài sau thực hành, lấy điểm 15p.
Ngày soạn : 30/11/2010 Ngày giảng : 2/12/2010 Lớp 9A,B
Tiết 29 :THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HOÁ HỌC CỦA NHÔM VÀ SẮT
I. Mục tiêu : 
1. Kiến thức :
- Khắc sâu kiến thức hoá học của nhôm và sắt
2. Kĩ năng :
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng thực hành hoá học, khả năng làm bài tập thực hành hoá học.
3. Thái độ :
- Rèn luyện ý thức cẩn thận, kiên trì trong học tập và thực hành hoá học.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh :
1. Giáo viên :
-Dụng cụ: Các dụng cụ cần thiết trong PTN: Ống nghiệm, cốc, giá TN, đũa, giấy ráp, ống nhỏ giọt, bật lửa...
-Hoá chất: H2O, KClO3, NaOH, S, Fe, Al...
2. Học sinh :
 - Phiếu học tập (bản tường trình TN), kiến thức đã học Al, Fe.
III. Tiến trình bài dạy :
1. Kiểm tra bài cũ : (vừa thực hành vừa kiểm tra)
* Đặt vấn đề vào bài mới : (1p) Ở chương kim loại các em đã dược tìm hiểu tính chất hoá học của 2 kim loại điển hình là Al và Fe để thấy rỏ hơn về tính chất của 2 kim loại này, hôm nay chúng ta sẽ thực hành về tính chất hoá học của nó...
2. Bài mới :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV
HS
?
?
HS
GV
GV
HS
?
GV
GV
HS
GV
?
HS
GV
HS
?
?
HS
?
HS
GV
HS
?
Hướng dẫn HS lấy dụng cụ, hoá chất, cách tiến hành thí nghiệm:
-Dụng cụ: Ống pipep, đèn cồn, bìa giấy, bật lửa,...
-Hoá chất: Bột nhôm (Al). 
Lấy ra các dụng cụ và hoá chất.
Nêu cách tiến hành thí nghiệm ?
Quan sát và nêu hiện tượng?
Viết phương trình phản ứng.
Chốt lại: Có những hạt loé sáng do bột nhôm tác dụng với Ôxi có trong không khí, phản ứng toả nhiều nhiệt.
Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2.
TN2: - Lấy một thìa nhỏ hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh theo tỉ lệ ( 7 : 4 ) về khối lượng, vào ống nghiệm.
- Đun nóng ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn.
Làm thí nghiệm theo nhóm
Quan sát, giải thích hiện tượng
Có thể hướng dẫn HS dùng nam châm hút hỗn hợp trước và sau phản ứng để thấy rõ sự khác nhau về tính chất của các chất tham gia và chất tạo thành
Chốt lại kết quả: Fe tác dụng mạnh với S, hổn hợp cháy nóng đỏ, PƯ toả nhiều nhiệt.
Viết phương trình phản ứng 
Nêu vấn đề: Có hai lọ không nhãn dựng hai kim loại riêng biệt là nhôm và sắt.
Em hãy nêu cách nhận bi

File đính kèm:

  • dochoa 9 ca nam(2).doc