Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 41: Điều Chế Oxi - Phản Ứng Phân Hủy

A. MỤC TIÊU:

 * Kiến thức: - HS biết pp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm

 - Biết phản ứng phân hủy là gì và dẫn ra được thí dụ minh họa.

 - Củng cố khái niệm về chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2.

 * Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát qua các thao tác của GV, HS biết cách lắp thiết bị điều chế oxi, cách tiến hành thí nghiệm và thu khí oxi.

 - Rèn kĩ năng sử dụng đèn cồn, kẹp, ống nghiệm.

 - Rèn kĩ năng viết PTHH, kĩ năng tính toán.

B. CHUẨN BỊ: * Hóa chất: KMnO4, KClO3, MnO2.

 * Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu tt đựng nước, diêm, muỗng lấy hóa chất, kẹp ống nghiệm, giá sắt, que đóm, máng giấy.

C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:

1. Ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

a) Em hãy nêu định nghĩa oxit, phân loại và cho ví dụ mỗi loại?

b) Em hãy chữa bài tập 4/91

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tuần 21 - Tiết 41: Điều Chế Oxi - Phản Ứng Phân Hủy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 NS: 16/01/2010
TUẦN 21
TIẾT 41 
ĐIỀU CHẾ OXI - PHẢN ỨNG PHÂN HỦY
A. MỤC TIÊU:
	* Kiến thức: - HS biết pp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm
	- Biết phản ứng phân hủy là gì và dẫn ra được thí dụ minh họa.
	- Củng cố khái niệm về chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp KClO3 và MnO2.
	* Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát qua các thao tác của GV, HS biết cách lắp thiết bị điều chế oxi, cách tiến hành thí nghiệm và thu khí oxi.
	- Rèn kĩ năng sử dụng đèn cồn, kẹp, ống nghiệm.
	- Rèn kĩ năng viết PTHH, kĩ năng tính toán.
B. CHUẨN BỊ: * Hóa chất: KMnO4, KClO3, MnO2.
	 * Dụng cụ: Đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu tt đựng nước, diêm, muỗng lấy hóa chất, kẹp ống nghiệm, giá sắt, que đóm, máng giấy.
C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
a) Em hãy nêu định nghĩa oxit, phân loại và cho ví dụ mỗi loại?
b) Em hãy chữa bài tập 4/91
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG HỌC SINH
* HOẠT ĐỘNG I :
Đặt vấn đề : Khí oxi có rất nhiều trong không khí. Có cách nào tách riêng được oxi từ khí quyển? Trong phòng thí nghiệm muốn có một lượng nhỏ khí oxi thì làm thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay.
GV : Nêu câu hỏi :
- Những chất nào có thể được dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm?
- Hãy kể ra những chất mà trong t/p có oxi?
GV : Cho HS quan sát mẫu các chất KMnO4 và KClO3 đựng trong lọ và g/t chỉ có hai chất nêu trên là giàu oxi và dễ bị nhiệt phân hủy.
GV : Hướng dẫn và yêu cầu nhóm HS làm TN điều chế khí oxi bằng cách đun nóng KMnO4 trong ống nghiệm và thử chất khí bay ra bằng que đóm có than hồng.
GV : Yêu cầu HS đọc SGK (I.1 b/92).
HS quan sát TN do GV biểu diễn về đun nóng KClO3 trong ống nghiệm sau đó thêm MnO2 vào và đun nóng.
GV : Hướng dẫn cách lắp dụng cụ, cách tiến hành thí nghiệm. Cách thu khí (theo hai cách).
* HOẠT ĐỘNG II : 
GV : Có thể tiến hành điều chế oxi trong công nghiệp theo cách như phòng thí nghiệm được không? (Hãy xem xét về nguyên liệu, giá thành, thiết bị).
GV : Trong thiên nhiên, chất nào có rất nhiều ở quanh ta có thể làm nguyên liệu điều chế oxi?
GV : Không khí và nước là hai nguồn nguyên liệu vô tận để sản xuất khí oxi trong công nghiệp.
- Yêu cầu HS đọc SGK (phầnII).
* HOẠT ĐỘNG III : 
GV : Sử dụng bảng viết sẵn (như SGK phần III) và yêu cầu HS :
- Hãy điền vào chỗ trống các cột ứng với các phản ứng.( Ghi trên bảng phụ)
- Những phản ứng trên đây được gọi là phản ứng phân hủy. Vậy có thể định nghĩa phản ứng phân hủy là gì?
- Hãy cho thí dụ khác về phản ứng phân hủy và giải thích?
GV : Trong phản ứng phân hủy KClO3, chất MnO2 có vai trò gì?
I. Điều chế oxi trong phòng TN:
1. Thí nghiệm:( sgk)
+ PTHH :
2KMnO4K2MnO4+MnO2+ O2 
2KClO3 2KCl + 3O2 ­ 
+ Cách thu khí : 
- Cho oxi đẩy không khí. 
- Cho oxi đẩy nước. 
. 2.Kết luận:
Trong phòng TN khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.
II. Sản xuất oxi trong công nghiệp
1) Sản xuất khí oxi từ không khí. 
- Hóa lỏng rồi cho bay hơi
2) Từ nước:
2H2O 2H2 + O2
- HS nhóm thảo luận và phát biểu. 
- HS đọc 
III. Phản ứng phân hủy 
- Hs thực hiện
*Là phản ứng hóa học trong đó từ một chất sinh ra nhiều chất mới. 
4. Củng cố: Làm bài tập2, 3 trang 94 SGK.
5. Dặn dò: Học bài.Làm bài tập 4, 5,6 trang 94.
 Xem trước bài 28.

File đính kèm:

  • docHO841.doc