Giáo án Hóa học lớp 8 - từ tuần 3 đến tuần 6

A. Mục tiêu:

 1 Kiến thức:

Biết được:- Các chất đều được tạo nên từ các nguyên tử.

- Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ nguyên tử là các electron (e) mang điện tích âm.

- Hạt nhân gồm proton (p) mang điện tích dương và nơtron (n) không mang điện.

- Vỏ nguyên tử gồm các eletron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân và được sắp xếp thành từng lớp.

- Trong nguyên tử, số p bằng số e, điện tích của 1p bằng điện tích của 1e về giá trị tuyệt đối nhưng trái dấu, nên nguyên tử trung hoà về điện.

(Chưa có khái niệm phân lớp electron, tên các lớp K, L, M, N)

2.Kĩ năng

Xác định được số đơn vị điện tích hạt nhân, số p, số e, số lớp e, số e trong mỗi lớp dựa vào sơ đồ cấu tạo nguyên tử của một vài nguyên tố cụ thể (H, C, Cl, Na).

 3 Thái độ: Cơ sở hình thành thế giới quan khoa học và tạo hứng thú học tập bộ môn.

B. Đồ dùng dạy học:

 - Gv: Sơ đồ nguyên tử Neon, Hiđrô, Oxi, Natri

 - Hs: Xem lại phần sơ lược về cấu tạo nguyên tử ở vật lí 7.

C. Các bước lên lớp:

I.Ổn định lớp–kiểm tra bài cũ:

II.Tiến trình bài giảng:

1.Bài mới: Gv giới thiệu vào bài mới

 2.Hoạt động dạy và học:

 

doc20 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - từ tuần 3 đến tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ố HÓA HỌC(tiết 2)
A.Mục tiêu:	
A. Chuẩn kiến thức, kĩ năng
1.Kiến thức
Biết được:
- Những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Kí hiệu hoá học biểu diễn nguyên tố hoá học.
- Khối lượng nguyên tử và nguyên tử khối.
2.Kĩ năng
- Đọc được tên một nguyên tố khi biết kí hiệu hoá học và ngược lại
- Tra bảng tìm được nguyên tử khối của một số nguyên tố cụ thể.
3 Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn 
B. Đồ dùng dạy học:
-Tranh phóng to hình 1.8/42
C. Các bước lên lớp:
I.Ổn định lớp–kiểm tra bài cũ:
-Viết KHHH của các chất sau: Cacbon, Oxi, Hyđrô,Flo, Natri.
II.Tiến trình bài giảng:
1.Bài mới: Gv giới thiệu vào bài mới
 2.Hoạt động dạy và học: 
Hoạt động 1: 
Mục tiêu: HS tìm hiểu nguyên tử khối
 Gv đặt vấn đề: Để tạo 1g nước cần chín vạn tỉ tỉ nguyên tử H và O. Vì thế khối lượng thật của một nguyên tử rất nhỏ. Viết theo dạng luỹ thừa thì khối lượng của một nguyên tử C là 1,9926.10-23g.Trị số này quá nhỏ, không tiện dụng.Để cho trị số này là những số đơn giản, dễ sử dụng trong khoa học người ta quy ước 1 đơn vị riêng cho khối lượng của nguyên tử,
- Đơn vị Cacbon có khối lượng bằng bao nhiêu khối lượng của nguyên tử Cacbon.
- Hs trả lời: Khối lượng của một nguyên tử Cabon là: C = 12 đvC.
- Khi viết C = 12 đvC, Ca = 40 đvC, O =12 đvC,
 H = 1 đvC  nghĩa là gì.
- Gv: Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng hay nhẹ giữa các nguyên tử.
- Vậy trong các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất?
- Nguyên tử C, nguyên tử O, nguyên tử Ca nặn gấp bao nhiêu lần nguyên tử H.
Gv: Khối lượng được tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử " Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối.
- Vậy nguyên tử khối là gì.
- Hs thảo luận nhóm nhỏ để hoàn thành bài tập, với đáp án đúng.
Gv hướng dẫn hs tra bảng 42 sgk " Nhận xét về nguyên tử khối của mỗi nguyên tố.
Hoạt động2
Mục tiêu:HS vận dụng kiến thức vào làm bài tập
* Bài tập vận dụng 1:
a) Nguyên tử Lưu huỳnh nặng hơn (hay nhẹ hơn) nguyên tử Oxi bao nhiêu lần?
b) Nguyên tử Natri nặng hơn (hay nhẹ hơn) nguyên tử Canxi bao nhiêu lần?
- Hs làm việc cá nhân.
* Bài tập vận dụng 2:
- Nguyên tử X nhẹ hơn nguyên tử Magiê 0,5 lần " Hãy tính NTK của X? Tên nguyên tố? KHHH?
*Bài tập vận dụng 3:
- 1 đvC tương ứng với bao nhiêu gam? Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử sắt?
*Bài 7b/20 SGK:
II - Nguyên tử khối
1) Đơn vị Cacbon (đvC).
đvC = 1/12 khối lượng của nguyên tử C
2) Nguyên tử khối.
- Là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon.
- Mỗi nguyên tố có 1 NTK riêng biệt
IV.Bài tập :
a) lần 
" Nguyên tử S nặng hơn nguyên tử O 2,7 lần.
b) lần
" Nguyên tử Na nhẹ hơn nguyên tử Ca 0,575 lần.
- Đáp án: NTK của X = 24.0,5 = 12 đvC
" Tên nguyên tố Cacbon (C).
* 1đvC = khối lượng của nguyên tử C
 = (g) = 0,16605.10-23 (g).
 * 1đvC có khối lượng gam là 0,16605.10-23 (g).
 56 đvC .. x (g)
=> x(g) = 
Đáp án 7b: 
Câu d
III. Củng cố-đánh giá : 
- Tính khối lượng bằng gam của nguyên tử Natri ?
 * 1đvC = khối lượng của nguyên tử C
 = (g) = 0,16605.10-23 (g).
 * 1đvC có khối lượng gam là 0,16605.10-23 (g).
	 23 đvC .. x (g)
 => x(g) = 23 x 0,16605.10-23 (g). 
IV.Hướng dẫn về nhà: -Học bài và làm bài tập 4,5,6,7 sgk.
	- Ôn lại tính chất của chất trong bài 2.
V. Rút kinh nghiệm:
Ngày giảng : 10/9/10
 TUẦN 4-Tiết 8 	ĐƠN CHẤT VÀ HỢP CHẤT – PHÂN TỬ (tiết 1) 
A. Mục tiêu:
1.Kiến thức
Biết được:
- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên
- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
2.Kĩ năng
- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. 
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
.3 Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Hình vẽ, mô hình các chất: Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđrô, nước, muối ăn.
-Hs: Ôn lại tính chất của chất trong bài 2.
C. Các bước lên lớp:
I.Ổn định lớp–kiểm tra bài cũ: 
 - Nguyên tử khối là gì? So sánh nguyên tử Lưu huỳnh nặng hay nhẹ hơn bao nhiêu lần so với nguyên tử Oxi, Hiđrô và Cacbon.
 - Nguyên tử X nặng hơn nguyên tử Natri là 17 đvCTính NTK? Tên nguyên tố? KHHH?
II.Tiến trình bài giảng:
1.Bài mới: Gv giới thiệu vào bài mới
 2.Hoạt động dạy và học: 
 Hoạt động của GV-HS
Hoạt động 1:
Mục tiêu: HS tìm hiểu đơn chất
- Gv lấy ví dụ: Khí hiđrô, lưu huỳnh, natri, nhôm được tạo nên từ những nguyên tố nào?
- Hs nêu tên các nguyên tố tạo khí hiđrô, lưu huỳnh, natri, nhôm.
- Gv giới thiệu: Những chất này được gọi là đơn chất.
- Đơn chất là gì.
- Gv: thường tên của đơn chất trùng với tên của nguyên tố, trừ một số rất ít trường hợp như Cacbon tạo nên than (than chì, than muội, than gỗ), kim cương; nguyên tố Photpho đơn chất tương ứng là P đỏ, P trắng.
- Lấy ví dụ về đơn chất kim loại chúng có đặc điểm gì chung?
- Gv giới thiệu Lưu huỳnh, photpho, khí oxiđược gọi là đơn chất phi kim.
- Dựa vào tính chất vật lí phân biệt đơn chất kim loại và đơn chất phi kim.
- Gv lưu ý hs:
+ Đơn chất kim loại ở nhiệt độ thường là chất rắn (trừ thuỷ ngân )
+ Đơn chất phi kim là chất khí, ít chất rắn.
- Gv hướng dẫn hs quan sát hình 1.10 & 1.11Nhận xét về cách sắp xếp các nguyên tử đồng, Oxi, Hiđrô.
- Hs làm việc độc lập.
* Bài tập vận dụng: Hs làm việc cá nhân hoàn thành bài tập 2 trang 25 sgk.
- Gv gọi một số hs đọc kết quả, các hs khác theo dõi nhận xét, bổ sung.
 Hoạt động 2:
Mục tiêu: HS tìm hiểu hợp chất
- Nhắc lại nước được tạo nên từ những nguyên tố nào.
- Vì sao gọi nước là hợp chất.
- Gv giới thiệu 2 loại hợp chất
 Hợp chất vô cơ : a xit clo hyđ ric( gồm có hai nguyên tố tạo nên H Và Cl)
 Hợp chất hữu cơ đường (C,H,O), khí mêtan CH4 ..
- Gv dùng tranh 1.12 & 1.13 " Nhận xét về cách sắp xếp các nguyên tử về tỉ lệ? về thứ tự? 
- Gv lấy ví dụ về trật tự và tỉ lệ: (nước), 
(nước oxi già)
* Bài tập vận dụng: Hs làm việc theo nhóm hoàn thành bài tập 3 trang 26 sgk. 
- Hs thảo luận nhóm.
- Sau đó đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Nội dung
1) Đơn chất là gì?
- Đơn chất là những chất tạo nên từ một NTHH.
Đơn chất kim loại
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Có ánh kim
VD: KL đồng, sắt, kẽm,nhôm 
Đơn chất phi kim
- Không dẫn nhiệt, dẫn điện (trừ than chì)
- Không có ánh kim.
VD: Khí Oxi, Khí Hiđrô,lưu huỳnh, cacbon.
2) Đặc điểm cấu tạo
- Các nguyên tử sắp xếp khít nhau và theo một trật tự xác định.
- Các nguyên tử phi kim thường liên kết với nhau theo một số nhất định thường là 2.
1) Hợp chất là gì? 
- Là những chất tạo nên từ 2 NTHH trở lên.
Ví dụ: 
 Nước do nguyên tố H và O tạo nên.
 Đường do 3 nguyên tố H,O vàC tạo nên.
2) Đặc điểm cấu tạo
- Trong hợp chất, nguyên tử của các nguyên tố liên kết với nhau theo một tỉ lệ và 1 thứ tự nhất định.
III. Củng cố –đánh giá:
- Trong các chất sau nay chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất? Giải thích.
Axit photphoric do 3 nguyên tố là H, P và O cấu tạo nên.
Đất đèn do 2 nguyên tố C và Ca cấu tạo nên.
Khí axetilen do hai nguyên tố C và H cấu tạo nên.
Khí ozon có phân tử gồm 3 nguyên tử O liên kết với nhau.
Kẽm do nguyên tố Zn cấu tạo nên.
IV.Hướng dẫn về nhà: 
-Hướng dẫn bài tập về nhà bài 3,4/Sgk
V. Rút kinh nghiệm:
	 Ngày dạy:15/09/10
TUẦN 5-Tiết 9: ĐƠN CHẤT-HỢP CHẤT PHÂN TỬ (Tiết 2)
A Mục tiêu:
 1.Kiến thức
Biết được:
- Các chất (đơn chất và hợp chất) thường tồn tại ở ba trạng thái: rắn, lỏng, khí.
- Đơn chất là những chất do một nguyên tố hoá học cấu tạo nên.
- Hợp chất là những chất được cấu tạo từ hai nguyên tố hoá học trở lên
- Phân tử là những hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện các tính chất hoá học của chất đó.
- Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.
2.Kĩ năng
- Quan sát mô hình, hình ảnh minh hoạ về ba trạng thái của chất. 
- Tính phân tử khối của một số phân tử đơn chất và hợp chất.
- Xác định được trạng thái vật lý của một vài chất cụ thể. Phân biệt một chất là đơn chất hay hợp chất theo thành phần nguyên tố tạo nên chất đó.
 3 Thái độ: Tạo hứng thú học tập bộ môn.
B. Đồ dùng dạy học:
- Gv: Hình vẽ, mô hình các chất: Kim loại đồng, khí oxi, khí hiđrô, nước, muối ăn.
- Hs: Ôn lại tính chất của chất trong bài 2.
C. Các bước lê

File đính kèm:

  • doch 8 ktkn t812.doc