Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 50 - Bài 33: Điều Chế Hiđro – Phản Ứng Thế
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được:
- Phương pháp điều chế Hiđro trong PTN và trong CN, cách thu khí Hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
- Phản ứng là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất.
2. Kĩ năng:
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh. rút ra nhận xét về pp điều chế và cách thu khí Hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản.
- Viết được PTHH điều chế Hiđro từ kim loại(Zn, Fe) và dd axit(HCl, H2SO4 loãng).
- Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hóa – khử. Nhận biết được phản ứng thế trong các phản ứng cụ thể.
- Tính được thể tích khí Hiđro điều chế được ở đktc.
- Kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ: - Giữ an toàn khi dùng hoá chất, làm thí nghiệm.
- Biết cách sử dụng các chất, ứng dụng các chất vào đời sống sản xuất.
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
- Trực quan;
- Nêu vấn đề;
- Hoạt động nhóm
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: - Sơ đồ bình Kíp đơn giản ở SGK
- Phiếu học tập
2. HS: - Xem lại kiến thức về sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử
- Nghiên cứu bài mới.
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử? Cho ví dụ minh hoạ?
III. Nội dung bài mới: (33’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Hiđro có những ứng dụng gì? (HS .). Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp cần dùng khí hiđrô. Làm thế nào được khí hiđrô? Phản ứng điều chế khí hiđrô trong phòng thí nghiệm được gọi là phản ứng gì? .
2. Triển khai bài dạy:
Tiết 50: Ngày soạn://2011. Bài 33: ĐIỀU CHẾ HIĐRO – PHẢN ỨNG THẾ. Những kiến thức HS đã học đã biết có liên quan Những kiến thức mới trong bài học cần được hình thành - Khái niệm phản ứng oxi hóa - khử. - Ứng dụng của phản ứng oxi hóa - khử. - Điều chế Hiđro trong PTN và trong CN - Khái niệm phản ứng thế A. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: Biết được: - Phương pháp điều chế Hiđro trong PTN và trong CN, cách thu khí Hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. - Phản ứng là phản ứng trong đó nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong phân tử hợp chất. 2. Kĩ năng: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra nhận xét về pp điều chế và cách thu khí Hiđro. Hoạt động của bình Kíp đơn giản. - Viết được PTHH điều chế Hiđro từ kim loại(Zn, Fe) và dd axit(HCl, H2SO4 loãng). - Phân biệt phản ứng thế với phản ứng oxi hóa – khử. Nhận biết được phản ứng thế trong các phản ứng cụ thể. - Tính được thể tích khí Hiđro điều chế được ở đktc. - Kĩ năng hoạt động nhóm 3. Thái độ: - Giữ an toàn khi dùng hoá chất, làm thí nghiệm. - Biết cách sử dụng các chất, ứng dụng các chất vào đời sống sản xuất. B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: - Trực quan; - Nêu vấn đề; - Hoạt động nhóm C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ: 1. GV: - Sơ đồ bình Kíp đơn giản ở SGK - Phiếu học tập 2. HS: - Xem lại kiến thức về sự oxi hóa, phản ứng oxi hóa – khử - Nghiên cứu bài mới. D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’) II. Kiểm tra bài cũ: (5’) - Thế nào là phản ứng oxi hoá - khử? Cho ví dụ minh hoạ? III. Nội dung bài mới: (33’) 1. Đặt vấn đề: (1’) Hiđro có những ứng dụng gì? (HS ...). Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp cần dùng khí hiđrô. Làm thế nào được khí hiđrô? Phản ứng điều chế khí hiđrô trong phòng thí nghiệm được gọi là phản ứng gì? ... 2. Triển khai bài dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC a.Hoạt động 1:(19’) - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm điều chế hiđro như ở SGK. Hoặc cho HS quan sát hình ảnh thí nghiệm. HS: Làm TN hoặc quan sát TN HS: Thảo luận quan sát trả lời câu hỏi - Làm thí nghiệm có hiện tượng gì xảy ra? - Đưa que đóm còn tàn đỏ vào ống dẫn có hiện tượng gì? - Đưa que đóm cháy vào có hiện tượng gì? - Cô cạn giọt dung dịch dự đoán sản phẩm? - Viết PTHH HS: Thực hiện GV: Có thể thay thế Zn bằng Al, Fe, HCl bằng H2SO4 loãng.Yêu cầu HS viết ví dụ GV: Giới thiệu 2 cách thu khí hiđro: đẩy nước và đẩy không khí. GV: Giới thiệu các dạng bình Kíp ở phần đọc thêm HS: Nhớ lại kiến thức có liên quan khi điều chế oxi. GV giới thiệu hình 5.6 SGK. HS đọc SGK. I. Điều chế khí hiđro: 1. Điều chế trong phòng thí nghiệm: a. Thí nghiệm: SGK b. Nhận xét: SGK - PTHH: Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 c. Lưu ý: SGK 2. Trong công nghiệp: đp 2H2O ® 2H2+ O2 b. Hoạt động 2:(10’) GV: Yêu cầu HS: Xét phản ứng: Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 - Hai phản ứng trên có gì giống nhau? GV: Gợi ý để HS nói được có sự thay thay thế của nguyên tử kim loại đối với nguyên tử H. GV: Các phản ứng như vậy gọi là phản ứng thế - Vậy, Phản ứng thế là gì? Lấy ví dụ? HS trả lời Gv kết luận II. Phản ứng thế: - Định nghĩa: Là phản ứng đơn chất và hợp chất, nguyên tử đơn chất thay thế nguyên tử của 1 nguyên tố trong hợp chất. - Ví dụ: Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2 Fe + H2SO4 ® FeSO4 + H2 IV. Củng cố: (5’) - HS đọc ghi nhớ SGK/116. - HS làm bài tập 1, 2/117 SGK. V. Dặn dò: (1’) - Đọc phần đọc thêm. - Làm bài tập 3, 4, 5/117 SGK. - Chuẩn bị cho tiết học sau luyện tập.
File đính kèm:
- tiet 50 hoa 8(1).doc