Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 43 – Bài 28: Không Khí – Sự Cháy( Tiết 2)
I -Mục tiêu :
1. Kiến thức: Giúp học sinh nêu được:
- Khái niệm về sự oxi hóa chậm và sự cháy ?
- Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy ?
- Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm biết dập tắt sự cháy.
3. Thái độ:
Có ý thức phòng vháy, chữa cháy.
II- Chuẩn bị :Bảng phụ , hệ thống câu hỏi
III- Phương pháp : Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận
III- Các hoạt động dạy học :
1. Ổn định lớp :
2. Kiểm tra bài cũ :
3. Tiến trình :
Ngày soạn :3/2/08 Ngày giảng :13/2/8 Tiết : 43 – Bài 28 KHÔNG KHÍ – SỰ CHÁY( Tiết 2) I -Mục tiêu : 1. Kiến thức: Giúp học sinh nêu được: - Khái niệm về sự oxi hóa chậm và sự cháy ? - Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy ? - Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng quan sát, thảo luận nhóm biết dập tắt sự cháy. 3. Thái độ: Có ý thức phòng vháy, chữa cháy. II- Chuẩn bị :Bảng phụ , hệ thống câu hỏi III- Phương pháp : Vấn đáp, đàm thoại, thảo luận III- Các hoạt động dạy học : Ổn định lớp : Kiểm tra bài cũ : Tiến trình : Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng :Hoạt động 1 : Sự cháy và sự oxi hóa chậm (20p) - Mục tiêu : HS phân biệt được khái niệm sự cháy, cháy chậm. - Tiến trình : Trong tác dụng của ôxi với các đơn chất như Fe, S..hay hợp chất như CH4, em thấy có hiện tượng gì xảy ra ? Đó gọi là sự cháy . Vậy sự cháy là gì ? Sự cháy một chất trong không khí và trong oxi có gì giống và khác nhau ? Vì sao nhiên liệu cháy trong oxi tạo ra nhiệt độ cao hơn cháy trong không khí ? -GV giới thiệu các đồ vật bằng sắt, thép để lâu ngày bị gỉ, hiện tượng hô hấp, đó chính là sự oxi hóa chậm. Vậy sự oxi hóa chậm là gì ? Sự cháy và sự oxi hóa chậm có gì giống và khác nhau ? Thế nào là sự tự bốc cháy ? Hoạt động2:: Điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy(10’) - Mục tiêu :HS nêu được điều kiện phát sinh và dập tắt đám cháy. - Tiến trình : Trước khi P tác dụng với oxi em phải làm gì ? Vì sao khi đót P ngoài không khí rồi đưa vào ống đậy chặt -nút thì P tắt ? Vậy em hãy cho biết điều kiện phát sinh sự cháy là gì ? Từ điều kiện phát sinh sự cháy em hãy cho biết cách dập tắt sự cháy như thế nào ? Có bắt buộc thực hiện đồng thời cả 2 biện pháp không ? Trả lời : (Học sinh thảo luận nhóm và trả lời) -Có tỏa nhiệt và phát sáng -Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng -Giống : Đều là sự oxi hóa -Khác : Cháy trong oxi xảy ra mạnh hơn và tỏa nhiệt lớn hơn -Do chất cháy tiếp xúc với oxi nhiều hơn và phần nhiệt tỏa ra không bị tiêu hao để đốt nóng nitơ HS nghe và trả lời : -Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng -Giống : đều là sự oxi hóa -Khác : có phát sáng và không phát sáng -HS trao đổi rồi trả lời -Phải đốt nóng trước -Do không còn oxi trong ống HS nêu điều kiện phát sinh sự cháy giống sgk HS tiếp tục nêu cách dập tắt sự cháy - Không bắt buộc II. Sự cháy và sự oxi hóa chậm : 1)Sự cháy : - Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng - VD( Về nhà lấy) 2)Sự oxi hóa chậm : - Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng -VD ( về nhà lấy) 3)Điều kiện phát sinh và các biện pháp để dập tắt sự cháy cháy : a. Điều kiện : - Chất phải nóng đến nhiệt độ cháy - Phải cung cấp đủ oxi cho sự cháy b. Dập tắt sự cháy : Thực hiện 1 trong 2 biện pháp : - Hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy - Cách li chất cháy với oxi - VD (về nhà) 4- Củng cố : Gọi học sinh làm bài tập 5, 6 bên dưới bài học Hướng dẫn : Bài 5 trả lời theo điều kiện phát sinh sự cháy Bài6 : Để cách li oxi với chất cháy Không dùng nước vì nước nặng hơn dầu, xăng lại không tan nên đẩy dầu, xăng nổi lên trên và làm đám cháy loan rộng hơn 5- Dặn dò: Học bài . Làm bài tập 7/ 99 sgk. Ôn tập các kiến thức cần nhớ trong bài luyện tập ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT : *Chọn câu đúng nhất Câu 1. Trong dãy chất sau đây, dãy chất nào toàn là oxit ? A. H2O, MgO, SO3, FeSO4 B. CaO, SO2, N2O5, P2O5 C. CO2, K2O, Ca(OH)2, NO D. CaO, SO2, Na2CO3, H2SO4. Câu 2. Có các chất sau đây: SO3 , P2O5 , CuO, SiO2, Fe2O3, CO2. Dãy các chất nào sau đây đều gồm các chất là oxit axit? A. SO3, P2O5, SiO2, CO2 B. SO3, P2O5, Fe2O3, CO2 C. SO3, P2O5, SiO2, Fe2O3 D. SO3, P2O5, CuO, CO2. Câu3. Nguyên liệu dùng để điều chế khí O2 trong PTN là: a) H2O b) MnO2 c) KMnO4 d) cả abc Câu4. Không khí là hỗn hợp,thành phần theo khối lượng 78% N2 , 21% O2, 1% các khí khác A)Sai B) Đúng Câu5. Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với: A) Kim loại B) Phi kim C)Hợp chất D) Cả ABC Câu6. Thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 1,5 mol nguyên tử lưu huỳnh. A. 22,4l B. 3,36l C.33,6l D. 33l Câu7. Đốt cháy sắt trong oxi sản phẩm tạo thành: A) Fe2O3 B) Fe3O4 C)FeO D) Cả ABC Câu8. Sự cháy khác với sự oxi hóa chậm : A) Có tỏa nhiệt B)Không tỏa nhiệt C) Phát sáng D) Cả ABC Câu 9(2đ). Tìm công thức hoá học đúng ở cột B ghép với cột A sao cho hợp lí,rồi ghi vào cột C Cột A Cột B cột C 1. Cu (II) với O 2. Al (III) với O 3. C(IV) với O 4. Na(I) với O a) Al2O3 b) Cu2O2 c) CO2 d) Al3O2 e) CuO g) Na2O 1e 2 a 3c 4g --------&-------- Ngày soạn : 27/1/2011 Ngày giảng :30/1/2011 Tiết : 44 – Bài 29 BÀI LUYỆN TẬP 5 I -Mục tiêu : 1. Kiến thức : Giúp học sinh củng cố hệ thống hóa kiến thức và các khái niệm hóa học trong chương I 2. Kĩ năng :- Rèn luyện kĩ năng tính toán theo CTHH và PTHH - Vận dụng các khái niệm để khắc sâu ,giải thích các hiện tượng II-Chuẩn bị : Gảng phụ , phiếu học tập III- Phương pháp : Đàm thoại, thảo luân làm bài tập. IV- Các hoạt động dạy học 1. Ổn định : 2. Kiểm tra bài cũ : So sánh sự cháy và sự oxi hóa chậm ? ví dụ Hoạt động của thầy Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1 : Phát phiếu học tập : 1)Tính chất hóa học của oxi 2)Ứng dụng của oxi 3)Điều chế oxi trong PTN 4)Sự oxi hóa ? 5)Oxit là gì ? Phân loại oxit ? 6)Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy ? 7)Thành phần của không khí ? Cho hs thảo luận để trả lời tùng câu hỏi GV kết luận tổng quát về oxi Hoạt động 2 : Bài tập Bài tập 1/100/sgk nhóm 1-2 Bài tập3/101/sgk nhóm 3-4 Bài tập 5/101 làm việc cá nhân Bài 6/101 gọi 1 hs trả lời Gọi hs khác nhận xét Bài tập8/101sgk cho hs thảo luận và làm trên bảng nhóm Thảo luận nhóm để trả lời Mỗi nhóm cử đại diện 1 em trả lời 1 câu hỏi H S khác nhận xét Nhóm 1 viết và đọc tên sản 2 phương trình đầu Nhóm 2 phương trình sau CO2 : Cacbon đi oxit P2O5 : Đi photpho pen ta oxit H2O : Nước Al2O3 : Nhôm oxit Bài 3 : Nhóm 3 : Các oxit bazơ : Na2O : Natri oxit MgO : Magiê oxit Fe2O3 :Sắt (III) oxit Nhóm 4 : Các oxit axit : CO2, SO2, P2O5 HS trả lời : A) Đ B) S C) S D) Đ E) S G) Đ 1HS trả lời : -phản ứng phân hủy : a,c,d -phản ứng hóa hợp : b Thể tích oxi cần dùng : 20x100 = 2000(ml) Vì hao hụt 10% nên thể tích oxi cần điều chế : 2000x90%=2222(ml) Số mol oxi cần điều chế : nO2 = 2222 : 22400 = 0,099(mol) PTPƯ điều chế oxi : 2KMnO4àK2MnO4+MnO2+O2 2mol 1mol 2x0,99mol 0,099mol Vậy khối lượng KMnO4 cần dùng : mKMnO4=2x0,99x158=31,346(g) I.Kiến thức cần nhớ : 1)Tính chất hóa học của oxi 2)Ứng dụng của oxi 3)Điều chế oxi trong PTN 4)Sự oxi hóa ? 5)Oxit là gì ? Phân loại oxit ? 6)Phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy ? 7)Thành phần của không khí ? II.Bài tập : Bài tập 1sgk trang 100 Bài tập 3,5,6,8 sgk trang 101 4- Dặn dò - Ôn lại các kiến thức đã học trong chương đã được ôn tập - Làm lại các bài tập. Chuẩn bị bài thực hành
File đính kèm:
- Hoa 8 tiet 4344.doc