Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 38: Tính Chất Của Oxi

A. Mục tiêu:

1 Kiến thức: Hs biết được:

- Trạng thái tự nhiên và các tính chất vật lí của oxi: màu sắc,mùi,tính tan,tỷ khối so với không khí.

- Một số tính chất hoá học của oxi.

-Sự cần thiết của Oxi trong đời sống.

2 Kĩ năng: rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm, lập PTHH của oxi với đơn chất và một số hợp chất.

-Tính được thể tích ủa oxi (đktc)

3 Thái độ: Giáo dục hs cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.

B. Chuẩn bị:

- Gv: Dụng cụ: Đèn cồn, muôi sắt.

 Hoá chất: 3 lọ oxi (đã thu sẵn), S, P, dây sắt, than

 - Hs: Xem bài trước.

C. Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định lớp:

II. Hoạt động dạy và học:

 

docx19 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1286 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 38: Tính Chất Của Oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
+ Kim loại có nhiều hoá trị:
Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit.
 VD: Fe2O3 Sắt (III) oxit
 Mn2O7 Mangan (VII) oxit
+ Phi kim có nhiều hoá trị:
Tên oxit axit: Tên phi kim + oxit
 (Kèm tiếp đầu ngữ (Kèm tiếp đầu ngữ chỉ ù 
 chỉ số nguyên tử)	số nguyên tử oxi)
Dùng các tiếp đầu ngữ để chỉ số nguyên tử:
+ Mono nghĩa là 1
+ Đi là 2
+ tri là 3
+ Tetra là 4
+ penta là 5 
III. Củng cố :
3.1. Gv cho hs chơi trò chơi theo nhóm : dán các tấm bìa có ghi cthh vào phần tên gọi , bộ bìa gồm các ct : C02, Ba0, S02 ,S03,CuS04, NaCl, H2S04 , Fe(0H)3,P205,Cu0.
Bảng phụ có ghi tên gọi các oxit :oxit axit, các bonđioxit , điphotphotrioxit, lưuhuỳnhđioxit, silicđioxit, oxitbagiơ, đồng (II)oxit, bairi oxit, sắt (III) oxit , magiê oxit, chì (II) oxit.
3.2.Oxit của kim loại nào dưới đây là oxit axit? a. Na2O b. CaO c. Cr2O3 d. CrO3 3.3. Oxit của phi kim nào dưới đây không phải là oxit axit? a. SO2 b. CO c. SiO2 d. Cl2O **O xit nào dưới đây góp phần cho sự hình thành mưa axit? a. CO2 b. CO c. SO2 d. SnO2. 
IV.Hướng dẫn bài tập về nhà:
bài 5/91: -HS dựa vào quy tắc hóa trị để nhận biết công thức sai, viết lại CTHH đúng
 Ca2O sai – sửa lại CaO
NaO sai - sửa lại Na2O
-Làm bài tập 3, 4, 5 trang 87 sgk
V. Rút kinh nghiệm:
 Ngày giảng 11 1/ 11
Tuần 21- Tiết 41 
ĐIỀU CHẾ KHÍ ÔXI - PHẢN ỨNG PHÂN HUỶ
A. Mục tiêu: :
1 Kiến thức:-Biết được 
	+ Hai cách điều chế oxi trong phòng thí nghiệm và công nghiệp. Hai cách thu khí oxi trong phòng TN 
	+ Khái niệm phản ứng phân hủy 
2.Kĩ năng:+ Viết được phương trình điều chế khí O2 từ KClO3 và KMnO4 
	+ Tính được thể tích khí oxi ở điều kiện chuẩn được điều chế từ Phòng TN và công nghiệp 
	+ Nhận biết được một số phản ứng cụ thể là phản ứng phân hủy hay hóa hợp. 
B. Chuẩn bị:
 - Hoá chất KMnO4, KClO3, MnO2.
 - Dụng cụ: đèn cồn, ống nghiệm, ống dẫn khí, chậu thuỷ tinh đựng nước, diêm, muỗng lấy hoá 	chất, kẹp ống nghiệm, giá sắt que đóm.
C. Tiến trình lên lớp:
I. Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
 - Oxit là gì? Có mấy loại oxit ?
- Đọc tên các loại oxit có CTHH sau: NO2, CaO, Fe2O3, P2O3, 	CuO.
II. Bài mới: 
Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Mục tiêu:HS biết cách làm thí nghiệm và điều chế khí o xi trong phòng thí nghiệm.
- Gv cho học sinh thảo luận với nội dung:
? Những chất như thế nào có thể dùng làm nguyên liệu điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
- Hs: Những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ như KMnO4, KClO3.
HS tiến hành làm thí nghiệm dưới sự hướng dẫn của GV, các học sinh khác quan sát rút ra nhận xét.
- Hs lắp đặt thiết bị thí nghiệm
- Gv hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm đối với KMnO4, còn GV làm thí nghiệm biểu diễn điều chế ôxi với KClO3 có xúc tác MnO2.
- Gv: Hướng dẫn HS cách lắp thiết bị thí nghiệm, cách thu khí O2 bằng cách đẩy nước hoặc đẩy không khí.
? Vì sao khi thu khí O2 trong không khí người ta lại để ngửa ống nghiệm.
- Hs: Vì O2 nặng hơn không khí.
- Gv cho học sinh thử khí O2 điều chế được bằng que đóm (có than hồng).
? Yêu cầu hs lên viết phương trình phản ứng
- Gv bổ sung, hoàn thiện kiến thức ghi bảng.
- Gv: giải thích thêm khi trộn KClO3 với MnO2 theo tỉ lệ 4:1 để làm cho phản ứng xảy ra nhanh hơn vì MnO2 là chất xúc tác.
 I.Điều chế oxi trong phòng thí nghiệm.
* Cách thu: 
- Đẩy không khí.
- Đẩy nước 
* PTHH 
2KMnO4 K2MnO4 + MnO2 + O2
2KClO3 2KCl + 3O2 
Mục tiêu: HS cần nắm được các thao tác, nguyên liệu để sản xuất khí o xi trong công nghiệp.
- Gv: Trong công nghiệp cần 1 lượng lớn oxi vì vậy cần phải xem xét đến nguyên liệu, giá thành và thiết bị.
? Trong tự nhiên oxi có nhiều trong hợp chất nào? Ở dưới dạng đơn chất, khí oxi có nhiều ở đâu?
- Gv: giới thiệu H4.1/ sgv phóng to “Cột chưng cất phân đoạn không khí lỏng”.
- Gv: Điều chế oxi từ H2O người ta điện phân nước trong các bình điện phân riêng biệt, sẽ thu được 2 khí riêng biệt. Khí oxi thường được hoá lỏng và nén dưới áp suất cao trong các bình thép.
 II . Sản xuất khí oxi trong công nghiệp
1 Nguyên liệu: 
- Không khí.
- Nước.
2 Sản xuất:
a Từ không khí:
Hoá lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sẽ thu được khí N2 (ở 1960C), sau đó làkhí O2 (ở -1830C)
b Từ nước:
 2H2O đp 2H2 + O2
Mục tiêu: HS nắm được khái niệm và nhận biết phản ứng phân hủy.
- Gv cho HS điền vào chỗ trống các cột ứng với các phản ứng (III.1a) sgk trang 93. 
? Qua các phản ứng trên em có nhận xét gì về số chất phản ứng và số chất sản phẩm.
- Hs: Một chất phản ứng, 2 hay nhiều sản phẩm.
? Những phản ứng như trên được gọi là phản ứng phân huỷ, vậy phản ứng phân huỷ là gì?
Ä Bài tập vận dụng: 
Trong các phản ứng hoá học dưới đây, chúng thuộc loại phản ứng nào? Vì sao ?
1. 2HgO Hg + O2
2. 2Cu + O2 2CuO
3. 2H2O 2 H2 + O2 
4. 2H2 + O2 2H2O.
- Hs thảo luận hoàn thành bài tập.
-Một hs lên bảng làm, cả lớp chú ý và bổ sung.
-Gv nhận xét bài làm.
III Phản ứng phân huỷ.
- Phản ứng phân huỷ là phản ứng hoá học, trong đó từ một chất sinh ra 2 hay nhiều chất mới.
Ví dụ: CaCO3 CaO + CO2
III. Củng cố:
 © Củng cố: Hs làm bài tập 1, 2 sgk.
 © IV.Hướng dẫn về nhà: 
-Làm bài tập 2’6 trang 94 sgk.
V. Rút kinh nghiệm:
 Ngày giảng 12/ 1/ 11
Tuần 21- Tiết 42 
KHÔNG KHÍ VÀ SỰ CHÁY
A.Mục tiêu:
1.Kiến thức Biết được: 
	+ Thành phần của không khí theo thể tích và khối lượng.
	+ Sự oxi hóa chậm là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và không phát sáng. 
	+ Sự cháy là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng. 
	+ Các điều kiện phát sinh và dập tắt sự cháy, cách phòng cháy và dập tắt đám cháy trong tình huống cụ thể, biết cách làm cho sự cháy có lợi xảy ra một cách hiệu quả. 
	+ Sự ô nhiễm không khí và cách bảo vệ không khí khỏi bị ô nhiễm. 
2.Kĩ năng:+  Hiểu cách tiến hành thí nghiệm xác định thành phần thể tích của không khí 
+  Phân biệt được sự oxi hóa chậm và sự cháy trong một số hiện tượng của đời sống và sản xuất. 
	+ Biết việc cần làm khi xảy ra sự cháy. 
 3 Thái độ: Có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.
B.Chuẩn bị:
 - Hoá chất: Phôtpho đỏ, nước.
 - Dụng cụ: Chậu thuỷ tinh, ống thuỷ tinh có chia vạch, nút đậy, muôi sắt, đèn cồn, que diêm.
C.Tiến trình lên lớp:
I .Ổn định lớp – Kiểm tra bài cũ:
 - Sự khác nhau giữa phản ứng phân huỷ và phản ứng hoá hợp? Dẫn ra 2 ví dụ để minh hoạ. - Hs làm bài tập 6a trang 94 sgk.
II. Bài mới: 
 Hoạt động của GV-HS
Nội dung
Mục tiêu: HS xác định thành phần không khí
- Gv giới thiệu mục đích, hoá chất, dụng cụ và tiến hành thí nghiệm.
- Hs quan sát và ghi lại hiện tượng, trả lời các câu hỏi
- Gv lưu ý: Lượng P cần lấy dư một ít.
? Trong khi P cháy, mực nước trong ống thuỷ tinh thay đổi như thế nào.
? Tại sao nước lại dâng lên trong ống.
? Chất gì trong ống đã tác dụng với P để tạo ra khói trắng P2O5.
? Oxi trong không khí đã phản ứng hết chưa? Vì sao.
- Gv: Nếu không khí là Oxi nguyên chất thì P sẽ tác dụng hết với khí trong ống ’ Nước sẽ dâng lên đầy ống.
? Mực nước trong ống thuỷ tinh dâng lên đến vạch thứ 2 (1/5 thể tích) ’ Suy ra thể tích khí oxi trong không khí là bao nhiêu?
? Thể tích khí còn lại trong ống là bao nhiêu.
- Gv thông báo: Khí còn lại không duy trì sự cháy và sự sống, là khí nitơ.
? Qua thí nghiệm trên, rút ra nhận xét về thành phần của không khí. 
- Hs thảo luận toàn lớp để tìm ví dụ chứng minh.
- Hs rút ra kết luận
? Hãy tìm những dẫn chứng để chứng minh trong không khí còn chứa 1 ít hơi nước, khí cacbon đioxit.
- Gv lấy dẫn chứng về khí CO2 có trong không khí: quét vôi Ca(OH)2, một thời gian tường khô, lớp vôi gắn chặt vào tường vì có phản ứng với CO2 của không khí tạo thành lớp CaCO3 mỏng gắn vào tường.
- Gv: ngoài các chất trên, trong không khí còn có các chất các như bụi, khói, khí hiếm Ne, Ar.chiếm tỉ lệ khoảng 1%.
? Rút ra kết luận về thành phần không khí.
- Gv nhận xét và hoàn chỉnh kiến thức.
? Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm.
- Gv liên hệ để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường bằng các hình thức như trồng và bảo vệ cây xanh, cải tạo môi trường, tuyên truyền.
- Hs vận dụng kiến thức thực tế, nêu một số biện pháp bảo vệ môi trường phù hợp với lứa tuổi
I Thành phần của không khí.
1 Thí nghiệm:
.
+ Oxi chiếm 1/5 thể tích không khí
+ Nitơ chiếm 4/5 thể tích
- Không khí là một hỗn hợp khí trong đó khí oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích, phần còn lại hầu hết là khí nitơ.
2 Ngoài khí oxi và nitơ, không khí còn chứa những chất gì khác?
. 
* Kết luận:
+ Không khí là hỗn hợp nhiều chất khí.
+ Thành phần theo thể tích của không khí là: 21% khí oxi, 78% khí nitơ, 1% các khí khác (khí cacbonic, hơi nước, khí hiếm, bụi, khói.)
3 Bảo vệ không khí trong lành, tránh ô nhiễm
III Củng cố:
Gv cho hs làm bài tập 1 /sgk /99
- Chọn câu phát biểu đúng nói về không khí trong các câu sau:
a. Không khí là một nguyên tố hoá học b. Không khí là mộtđơn chất
c. Không khí là một hợp chất của 2 nguyên tố là oxi và hiđro
d. Không khí là một hỗn hợp củ

File đính kèm:

  • docxh8 t3845 chuan KTKN moi soan.docx