Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 32: Tính Theo Phương Trình Hóa Học

 I. Mục đích yêu cầu :

 *Kiến thức

- Từ phương trình hoá học và những số liệu của bài toán, Hs biết cách xác định khối lượng của những tính chất tham gia hoặc khối lượng các sản phẩm (chất tạo thành ).

- Từ Phương trình hoá học của bài toán,HS biết cách xác định thể tích của những chất khí tham gia hoặc thể tích chất khí sản phẩm (tạo thành).

*Kỹ năng:

 

doc4 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1353 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Tiết 32: Tính Theo Phương Trình Hóa Học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 30/11/2009
Ngày giảng 05/12/2009
Tiết : 32
Tính theo phương trình hóa học
 I. Mục đích yêu cầu : 
 *Kiến thức
Từ phương trình hoá học và những số liệu của bài toán, Hs biết cách xác định khối lượng của những tính chất tham gia hoặc khối lượng các sản phẩm (chất tạo thành ).
Từ Phương trình hoá học của bài toán,HS biết cách xác định thể tích của những chất khí tham gia hoặc thể tích chất khí sản phẩm (tạo thành).
*Kỹ năng:
 II.Chuẩn bị:
GV: ã Máy chiếu, giấy trong, bút dạ
ã Bảng nhóm.
Học sinh: Ôn lại bài " Lập phương trình hóa học"
 III. Bài giảng:
Phương pháp dạy và học: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tính khối lượng chất tham gia và chất tạo thành (25 phút)
GV: Đưa lên màn hình mục tiêu giờ học mà HS cần đạt được.
GV: Đưa đề bài ví dụ 1 lên màn hình
Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 1,3 gam bôt kẽm trong oxi, người ta thu được kẽm oxit (ZnO)
a) Lập phương trình hóa học trên.
b) Tính khối lượng kẽm oxit được tao thành.
GV: Gọi 1 HS tính khối lượng mol của ZnO
MZnO = 65 + 16 = 81
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ lại các bước giải bài toán và xem lại ví dụ 1 để chuẩn bị áp dụng làm ví dụ 2.
GV: Đưa đề bài của ví dụ 2 lên màn hình.
 Ví dụ 2: Để đốt cháy hoàn toàn a gam bột nhôm, cần dùng hết 19,2 g oxi, phản ứng kết thúc, thu được b gam nhôm oxit (Al2O3)
a) Lập phương trình hóa học trên.
b) Tính các giá trị a, b?
GV: Gợi ý HS: Khi đọc đề bài ví dụ 2 các em thấy có gì khác ví dụ 1?
GV: Yêu cầu HS cả lớp làm ví dụ 2 vào vở.
GV: Sau khoảng 7 đ 10 phút, GV chấm vở của 1 vài HS và gọi 2 HS lên chữa để so sánh kết quả và cách làm. Nếu HS chưa vận dụng làm được bài, GV có thể gọi từng HS lên làm từng bước theo gợi ý sau:
1) Em hãy tính số mol của từng chất mà đề bài cho
2) Lập phương trình phản ứng 
3) Theo phương trình, em hãy cho biết tỉ lệ số mol của các chất tham gia và tạo thành.
4) Em hãy tính ra khối lượng của nhôm và nhôm oxit.
HS: Ghi vào vở
* Các bước tiến hành:
1) Đổi số liệu đầu bài (Tính số mol của chất mà đầu bài đã cho).
2) Lập phương trình hóa học 
3) Dựa vào số mol của chất đã biết để tính ra số mol của chất cần biết (theo phương trình)
4) Tính ra khối lượng (hoặc thể tích) theo yêu cầu của bài
Ví dụ 1: 
1) Tìm số mol của kẽm phản ứng 
nzn = 13 / 65 = 0,2 (mol)
2) Lập phương trình hóa học:
2Zn + O2 đ 2ZnO
3) Theo phương trình hóa học:
nZnO = nZn ´ MZnO = 0,2 ´ 81 = 16,2 (gam)
HS:
1) Đổi số liệu:
n02 = m / M = 19,2 / 32 = 0,6 (mol)
2) Lập phương trình:
 Al + 3O2 đ 2Al2O3
4 mol 3 mol 2 mol
3) Theo phương trình:
nAl = n02 ´ 4 / 3 = 0,6 ´ 4 / 3 = 0,8 (mol)
nAl2O3 = 0,5nAl = 0,8 / 2 = 0,4 (mol)
4) Tính khối lượng của các chất:
a = mAl = nAl ´ MAl = 0,8 ´ 27 = 21, 6 (gam)
b = mAl2O3 = nAl2O3 ´ MAl2O3 = 0,4 ´ 102 = 40,8 (gam)
Cách 2:
HS: Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mAl2O3 = mAl + mO2 
HS:
mAl2O3 = 21,6 + 19,2 = 40, 8 ( gam)
GV: Gọi 1 HS tính MAl2O3
MAl2O3 = 27 ´ 2 + 16 ´ 3 = 102 (gam)
GV: Có thể hướng dẫn HS tính khối lượng của Al2O3 bằng cáhc sử dụng định luật bảo toàn khối lượng
Hoạt động 2: Luyện tập (17 phut)
GV: Đưa đề bài tâp 1 lên màn hình
Bài tập 1:
Trong phòng thí nghiệm người ta có thể điều chế khí oxi bằng cách nhiệt phân Kaliclorat, theo sơ đồ phản ứng :
KClO3 đ KCl + O2
a) Tính khối lượng KClO3 cần thiết để điều chế được 9,6 gam oxi.
b) Tính khối lượng KCl được tạo thành ( bằng 2 cách)
GV: Có thể hướng dẫn HS phân tích va tóm tắt đề bài như sau:
- Đề bài cho dữ kiện nào
- Em hãy tóm tắt đề bài
GV: Gọi 1 HS tính số mol của oxi
GV: Từ số mol của oxi, muốn biết số mol của KClO3 và KCl ta phải dựa vào phản ứng:
GV: Gọi 1 HS cân bằng phương trình và tính số mol của KClO3 và KCl 
GV: Gọi 1 HS tính khối lượng của KClO3 và KCl
GV: Gọi HS lên tính khối lượng KCl theo cách 2 (dùng định luật bảo toàn khối lượng)
GV: Đưa đề bài tâp số 2 lên màn hình:
Bài tập 2:
Đốt cháy hoàn toàn 4,8 gam 1 kim loại R hóa trị II trong oxi dư, người ta thu được 8 gam oxit ( có công thức RO)
a) Viết ptpư.
b) Tính khối lượng oxi đã phản ứng 
c) Xác định tên và kí hiệu của kim loại R.
GV: Cho HS thảo luận theo nhóm để tìm được phương hướng giải bài tâp. Ghi lại phương hướng làm bài vào bảng nhóm hoặc giấy trong.
GV: Chiếu trên màn hình phương hướng giải bài.
GV: Gọi HS lên tính trên bảng hoặc sử dụng bài giải của một nhóm đề chiếu trên màn hình.
GV: Gọi HS trong lớp nhận xét cách làm của nhóm đó.
mKClO3 = ?
Giải:
m02 = m / M = 9,6 / 32 = 0,3 mol
HS: 2KClO3 đ 2KCl + 3O2
 2 mol 2 mol 3 mol
nKCl = nKClO3 = 0,2 (mol)
HS:
a) Khối lượng của KClO3 cần dùng là:
mKClO3 = n ´ M = 0,2 ´ 122,5 = 24,5 (gam)
(MKClO3 = 39 + 35,5 + 16 ´ 3 = 122,5 gam)
b) Khối lượng của KCl tạo thành là:
MKCl = 39 +35,5 = 74,5 (gam)
mKCl = n ´ M = 0,2 ´ 74,5 = 14,9 (gam)
Cãch 2:
Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mKCl = mKClO3 - mO2 = 24,5 - 9,6 = 14,9 (gam)
HS:
1) Viết phương trình phản ứng 
2) Dùng định luật bảo toàn khối lượng để tính được khối lượng oxi đã phản ứng, từ đó tính được số mol oxi đã phản ứng 
3) Từ số mol oxi, tính ra số mol của kim loại R ứng với 4,8 gam.
4) Tính khối lượng mol của R và xác định R.
HS:
1) PTPU:
2R + O2 đ 2RO
2) Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mO2 = mRO - mR = 8 - 4,8 = 3,2 (gam)
Hoạt động 3: Củng cố và hướng dẫn bài tập về nhà (3 phút)
GV: Gọi HS nhắc lại các bước chung của bài toán tính theo phương trình.
- Bài tập về nhà: Bài 1 (phần b)
đ nO2 = m / M = 3,2 / 32 = 0,1 (mol)
Theo phương trình phản ứng :
nR = nO2 ´ 2 = 0,1 ´ 2 = 0,2 (mol)

File đính kèm:

  • docH8 - Tiet 32 - Tinh theo PTHH.DOC
Giáo án liên quan