Giáo án Hóa học lớp 8 - Phan Thị Oanh - Trường TH CS Liên Minh

I-Mục tiêu: Qua bài học, HS:

 - Biết được ở điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi, tan ít trong nước, nặng hơn không khí.

 - Khí oxi là đơn chất rất hoạt động, đặc biệt ở nhiệt độ cao dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với nhiều kim loại và hợp chất. Trong các phản ứng hoá học oxi có hoá trị II.

 - Viết được PTHH của oxi với các phi kim.

 - Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.

II- Chuẩn bị:

 - Dụng cụ: Môi đốt, đèn cồn, diêm

 - Hoá chất: Oxi được điều chế sẵn và thu vào 3 lọ 100 ml, S, P đỏ.

III- Tiến trình tiết học:

 

 

doc67 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Phan Thị Oanh - Trường TH CS Liên Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i cho dd HCl vào ống nghiệm chứa kẽm có hiện tượng gì xảy ra?
? Khí tạo thành làm cho ngọn lửa cháy với màu như thế nào?
? Theo em đó là khí gì? Có phản ứng hoá học nào đã xảy ra? Viết các PTHH đã xảy ra.
F GV yêu cầu HS tiến hành TN 2 theo SGK
? Vì sao khi thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí thì ống nghiệm lại để chúc xuống dưới?
? Khi đưa miệng ống nghiệm vào gần ngọn lửa đèn cồn em thấy hiện tượng gì?
F GV yêu cầu HS đọc, nghiên cứu TN 3
và lắp dụng cụ TN
F GV hướng dẫn HS tiến hành TN 3 và trả lời các câu hỏi
? Màu sắc của CuO trước phản ứng như thế nào?
? Màu sắc của chất tạo thành như thế nào? Điều đó chứng tỏ gì? Hãy giải thích.
? Có phản ứng hoá học nào đã xảy ra? Hãy viết PTHH.
Thí nghiệm 1: Điều chế khí hiđro từ dd HCl, kẽm. Đốt cháy khí hiđro trong không khí
- HS đọc nghiên cứu thí nghiệm
- HS tiến hành TN theo hướng dẫn sgk và quan sát hiện tượng.
- HS trả lời câu hỏi
- HS viết PTHH điều chế khí hiđro từ dd HCl và kẽm và đốt cháy khí hiđro trong kk
 Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2
 to
 2H2 + O2 à 2H2O
Thí nghiệm 2: Thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí
KL: Khí hiđro được thu bằng cách để ống nghiệm thẳng đứng và miệng ống úp xuống dưới
Thí nghiệm 3: Hiđro khử đồng(II) oxit 
HT: Chất rắn màu đen (CuO) bị chuyển dần thành chất rắn màu đỏ (Cu) và có hơi nước tạo thành. 
 to
PTHH CuO + H2 à Cu + H2O
 (r,đen) (khí) (r,đỏ) (hơi)
Hoạt động 3: Kết thúc tiết thực hành
- GV hướng dẫn HS thu dọn dụng cụ đi rửa, sắp xếp lại hóa chất. Vệ sinh bàn TN 
- GV nhận xét về ý thức của HS trong tiết thực hành và kết quả thực hành.
- GV hướng dẫn HS viết tường trình thí nghiệm theo mẫu và thu vào cuối giờ.
Số thứ tự của TN
Mục đích thí nghiệm
Hiện tượng quan sát được
 Giải thích, viết PTHH. Kết luận
...................
..................
....................................
...................................
....................................
.................................
............................
..........................
Dặn dò: Ôn tập tốt để tiết sau kiểm tra 
Ngày 18 tháng 03năm 2009
Tiết 53 Kiểm tra viết
I - Mục tiêu : 
- Khắc sâu cho HS những kiến thức đã được học về hiđro.
- Giúp GV nắm được khả năng cũng như sự lĩnh hội, tiến bộ của từng HS.
- Rèn luyện kỹ năng trình bày bài, viết PTHH, giải toán hóa học tính theo PTHH.
II- Nội dung:
 Đề ra 
Câu 1: Nêu các tính chất hoá học của hiđro. Mỗi tính chất viết một PTHH minh hoạ.
Câu 2: Thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy không khí, phải để vị trí ống nghiệm như thế nào? Vì sao? đối với khí hiđro, có làm thế được không? Vì sao?
Câu 3: Lập PTHH của các phản ứng sau: (ghi rõ đk)
 1- Sắt + Axit clohiđric à Sắt(II)clorua (FeCl2) + Hiđro
 2- Hiđro + 0 Sắt (III)oxit à Sắt + Nước
 3-Thuỷ ngân(II)oxit + Hiđro à Thuỷ ngân + Nước 
Câu 4: Người ta cho kẽm tác dụng với dung dịch axitclohiđric để điều chế khí hiđro.
Viết PTHH của phản ứng điều chế hiđro nói trên.
Nếu muốn điều chế 22,4lít khí hiđro(đktc) thì cần dùng bao nhiêu gam kẽm.
Tính lượng axit cần dùng để tác dụng với kẽm tạo ra lượng khí hiđro đủ để khử hết 40 gam đồng(II) oxit
 ( Biết Zn:65; Cu: 64 ; Cl :35,5; O :16 ; H :1)
 Đáp án và biểu điểm :
Câu 1 (2 điểm ) Nêu được 2 TCHH và viết được 2 PTHH
Câu 2 (2 điểm) Thu khí oxi, ống nghiệm để ngửa vì khí oxi nặng hơn kk. Thu khí hiđro ống nghiệm để úp vì khí hiđro nhẹ hơn kk.
Câu 3 (3 điểm, viết đúng mỗi PTHH đạt 1 điểm)
 1. Fe + 2HCl à FeCl2 + H2
 2. 3H2 + Fe2O3 à 2Fe + 3H2O 
 3. HgO + H2 à Hg + H2O 
Câu 4 (3 điểm )
 1. (1 điểm ) PTHH Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2 (1)
 2. (1 điểm ) Ta có : Số mol H2 = 224 : 22,4 = 1 (mol )
 Theo PTHH Số mol Zn = Số mol H2 = 1 (mol )
 Khối lượng kẽm cần dùng là : 1 . 65 = 65 (gam )
 3. (1điểm ) Ta có : Số mol CuO = 40 : 80 = 0,5(mol )
 PTHH CuO + H2 à Cu + H2O (2)
 Theo (2) Số mol H2 = số mol CuO = 0,5(mol ) 
 Theo (1) số mol HCl = 2. Số mol H2 = 2. 0,5 = 1(mol )
 Khối lượng HCl cần dùng là : 1. 36,5 = 36,5 (gam). 
Điểm 10 : Yêu cầu tính chính xác, trình bày rõ ràng, sạch sẽ không tẩy xóa. 
Ngày 20 tháng 03 năm 2009
Tiết 54 : nước (tiết 1)
I - Mục tiêu :
 - Qua phương pháp thực nghiệm, HS biết và hiểu: thành phần hóa học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố hiđro và oxi, chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi, và tỉ lệ khối lượng là 1 hiđro và 8 oxi.
 - HS biết và hiểu các tính chất vật lí của nước: hòa tan được nhiều chất (rắn, lỏng, khí )
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, thiết kế thí nghiệm rút ra nhận xét 
II- Chuẩn bị : Dụng cụ phân hủy nước bằng dòng điện và dụng cụ tổng hợp nước từ hiđro và oxi (nếu có) hoặc tranh vẽ hay băng hình.
III- Tiến trình tiết học: 
Hoạt động 1: Thành phần hóa học của nước.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
F GV cho HS đọc nội dung SGK.
F GV giới thiệu và tiến hành thí nghiệm - yêu cầu HS quan sát để trả lời câu hỏi.
? Khi cho dòng điện một chiều đi qua nước trên bề mặt điện cực em thấy có hiện tượng gì?
? Vậy khi phân hủy nước ta thu được sản phẩm gì? 
? Khí trong ống A cháy kèm theo tiếng nổ nhỏ.Theo em, đó là khí gì?
? Khí trong ống B làm que đóm còn than hồng bùng cháy, đó là khí gì?
? Hãy cho biết tỉ lệ thể tích giữa khí H2 và O2 thu được ở thí nghiệm trên?
? Hãy viết sơ đồ biểu diễn sự phân hủy nước bằng dòng điện.
F GV cho HS đọc nội dung SGK.
F GV giới thiệu và mô tả thí nghiệm tổng hợp nước- yêu cầu HS quan sát để trả lời câu hỏi.
? Thể tích khí H2 và O2 cho vào ống thủy tinh lúc đầu là bao nhiêu? Khác nhau hay bằng nhau?
? Thể tích còn lại sau hỗn hợp nổ do đốt bằng tia lửa điện là bao nhiêu? Đó là khí gì?
? Hãy cho biết tỉ lệ về thể tích giữa hiđro và oxi khi chúng hóa hợp với nhau tạo ra nước? 
? Tỉ lệ về khối lượng của nguyên tố hiđro và oxi trong nước là bao nhiêu? Hãy nêu cách tính. 
? Qua thí nghiệm về sự phân hủy và tổng hợp nước em có kết luận gì?
? Bằng thực nghiệm có thể kết luận CTHH của nước như thế nào?
F GV cho HS đọc nội dung phần kết luận.
F GV chốt lại (sgk)
1. Sự phân huỷ nước
a. Thí nghiệm: sgk
b. Nhân xét : Khi phân huỷ nước bằng dòng điện ta thu được khí hiđro và khí oxi, với thể tích khí hiđro gấp 2 lần thể tích khí oxi 
 điện phân 
+ Nước à 2V khí hiđro và 1V khí oxi
2. Sự tổng hợp nước.
a. Thí nghiệm: sgk
b. Nhận xét:
(1V khí oxi + 2V khí hiđro à Nước)
Thành phần khối lượng của H và O đã hoá hợp với nhau là :
 1. 100%
 % H = ~ 11,1%
 1+8 
 8. 100%
 % O = ~ 88,9%
 1+8 
3.Kết luận : 
* Nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi. Chúng đã hóa hợp với nhau:
a. Theo tỉ lệ thể tích là hai phần khí hiđro và một phần khí oxi
b. Theo tỉ lệ khối lượng là 1 phần hiđro và 8 phần oxi (hoặc 2 phần hiđro và 16 phần oxi) à ứng với 2 nguyên tử hiđro có 1 nguyên tử oxi.
* CTHH của nước là : H2O
* PTHH điện phân nước
 đp 
2H2O à 2H2 + O2
* PTHH tổng hợp nước
 to
2H2 + O2 à 2H2O 
Hoạt động 2 : Tính chất của nước
? Em biết nước có tính chất vật lí gì?
F GV chốt lại (SGK)
1. Tính chất vật lí:
Nước là chất lỏng không màu, không mùi, không vị, sôi ở 100oC, hoá rắn ở 0oC, khối lượng riêng (4oC) là 1g/ml. Nước có thể hoà tan nhiều chất rắn, lỏng, khí.
Hoạt động 3: Luyện tập, kiểm tra- đánh giá và dặn dò.
* GV yêu cầu HS trả lời BT 2 sgk
* Dặn dò: Học bài, làm BT 3,4 vào vở. Đọc trước phần còn lại của bài.
Ngày 23 tháng 03năm 2009
Tiết 55 Nước (tiết 2)
I- Mục tiêu : 
 - HS biết và hiểu các tính chất hóa học của nước là : tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường tạo thành bazơ và khí hiđro; tác dụng với một số oxit kim loại tạo thành bazơ; tác dụng với nhiều oxit phi kim tạo thành axit. Dung dich bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh, dung dịch axit làm đổi màu quì tím thành đỏ
 - HS hiểu và viết được PTHH thể hiện các tính chất hóa học nêu trên của nước.
 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng tính toán thể tích các chất khí theo PTHH.
 - HS biết những nguyên nhân làm ô nhiễm nguồn nước và biện pháp phòng chống ô nhiễm, có ý thức sử dụng hợp lí nguồn nước ngọt và giữ cho nguồn nước không bị ô nhiễm.
II- Chuẩn bị :
 - Hóa chất : Kim loại Na, vôi sống CaO, P2O5 (P đỏ), giấy quì.
 - Dụng cụ : Bình nước, cốc thủy tinh, phễu thủy tinh, ống nghiệm, đèn cồn, tấm kính, ống hút, thìa đốt, lọ thủy tinh chứa nước.
III- Tiến trình tiết học: 
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ và chữa bài tập 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Câu hỏi: Bằng phương pháp nào có thể chứng minh được thành phần định tính và định lượng của nước? Viết các PTHH xảy ra.
* PTHH điện phân nước
 đp 
2H2O à 2H2 + O2
* PTHH tổng hợp nước
 to
2H2 + O2 à 2H2O
Hoạt động 2: Tính chất hóa học của nước
1. Tác dụng với kim loại
FGV yêu cầu HS đọc SGK
F GV tiến hành thí nghiệm - yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra và trả lời câu hỏi.
? Hiện tượng quan sát được khi cho mẫu Na vào cốc nước là gì?
? Hãy viết PTHH xảy ra biết chất rắn còn lại sau khi làm bay hơi nước của dung dịch là natri hiđroxit (NaOH).
? Tại sao phải dùng lượng nhỏ kim loại Na?
? Phản ứng giữa Na và nước thuộc loại phản ứng gì? Vì sao?
F GV: Hợp chất NaOH thuộc loại bazơ (làm quì tím hóa xanh)
F GV dùng quì tím để thử - yêu cầu HS quan sát
? Qua đó em rút ra nhận xét gì?
- Thí nghiệm:
- Nhận xét: Nước tác dụng được với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như: Na, Ca, K...) tạo thành bazơ và khí hiđro
PTHH 
2Na + 2H2O à 2NaOH + H2 
2. Tác dụng với một số oxit bazơ
F GV hướng dẫn thí nghiệm - yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm (cho CaO tác dụng với nước, thử dung dịch tạo thành bằng giấy quì), quan sát hiện tượng xẩy ra và trả lời câu hỏi
? Nêu hiện tượng quan sát được?
? Hãy viết PHHH của phản ứng biết chất tạo thành là canxi hiđroxit Ca(OH)2 .
? Phản ứng hóa học giữa CaO và H2O thuộc loại phản ứng gì? Có tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
? Vậy thuốc thử để nhận ra dd bazơ là gì?
- Thí nghiệm:
- Nhận xét: Nước tác dụng được với một số oxit bazơ (như: Na2O, CaO, K2O...) tạo thành bazơ.
PTHH 
CaO + H2O à Ca(OH)2
* Dung dịch bazơ làm đổi màu quì tím thành xanh
3. Tác dụng với một số oxit axit.
F GV tiến hành thí nghiệm - yêu cầu HS quan sát hiện tượng để trả lời câu hỏi.
? K

File đính kèm:

  • docHoa 8 HK II.doc
Giáo án liên quan