Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên - Tiết 7 - Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học(tiếp)

I. MỤC TIÊU:

 Như tiết 6

II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : tài liệu: SGK, SGV, SBT hĩa 8 tham khảo, Chuẩn kiến thức, kĩ năng.

 ĐDDH: Bảng 1 SGK/42.

2. Học sinh : tìm hiểu:

 + Nguyên tử khối là gì?

 + Người ta quy ước lấy bao nhiêu phần khối lượng nguyên tử C để làm đơn vị khối lượng nguyn tử?

 +Tính thử 1đvC = ?g

 + Người ta biết NTK của nguyên tử để làm gì?

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại, thảo luận nhóm, thuyết trình.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ :

* HS1: Định nghĩa nguyên tố hoá học và viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố: Oxi, Hđrô, lưu huỳnh, photpho, sắt, magiê, kali, natri?

+Nhận định nào sau đây đúng về nguyên tố hóa học: ?(10đ)

a- Có cùng số electron ở lớp võ.

b- Có số proton và số electron bằng nhau.

c- Có cùng số proton ở hạt nhân. 2d

d- Có tổng số prton và notron bằng nhau.

e- Có cùng số lớp electron.

1. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. 4đđd

- Kí hiệu các nguyên tố: O, H, S, P, Fe, Mg, K, Na. 4đd

* HS 2: Các cách viết: 3Al, 4H, 3Cl, 7Ca, 5C, 2Na, 4O lần lượt chỉ gì ? Viết kí hiệu hoá học của: 5nguyn tử Đồng, 2 nguyn tử kẽm, 3 nguyn tử bạc, 4 nguyn tử Cacbon, 6 nguyn tử Lưu huỳnh, 4 nguyn tử Hiđro, 2 nguyn tử Photpho, 8 nguyn tử Nitơ. (10đ)

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1157 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên - Tiết 7 - Bài 5: Nguyên Tố Hóa Học(tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết : 7 bài 5
ND: NGUYÊN TỐ HÓA HỌC(tt)
I. MỤC TIÊU:
 Như tiết 6
II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : tài liệu: SGK, SGV, SBT hĩa 8 tham khảo, Chuẩn kiến thức, kĩ năng.
 ĐDDH: Bảng 1 SGK/42.
2. Học sinh : tìm hiểu:
 + Nguyên tử khối là gì?
 + Người ta quy ước lấy bao nhiêu phần khối lượng nguyên tử C để làm đơn vị khối lượng nguyên tử?
 +Tính thử 1đvC = ?g
 + Người ta biết NTK của nguyên tử để làm gì?
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Đàm thoại, thảo luận nhóm, thuyết trình.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ :
* HS1: Định nghĩa nguyên tố hoá học và viết kí hiệu hoá học của các nguyên tố: Oxi, Hđrô, lưu huỳnh, photpho, sắt, magiê, kali, natri? 
+Nhận định nào sau đây đúng về nguyên tố hóa học: ?(10đ)
Có cùng số electron ở lớp võ.
Có số proton và số electron bằng nhau.
Có cùng số proton ở hạt nhân. 2d
Có tổng số prton và notron bằng nhau.
Có cùng số lớp electron.
1. Nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân. 4đđd
- Kí hiệu các nguyên tố: O, H, S, P, Fe, Mg, K, Na. 4đd
* HS 2: Các cách viết: 3Al, 4H, 3Cl, 7Ca, 5C, 2Na, 4O lần lượt chỉ gì ? Viết kí hiệu hoá học của: 5nguyên tử Đồng, 2 nguyên tử kẽm, 3 nguyên tử bạc, 4 nguyên tử Cacbon, 6 nguyên tử Lưu huỳnh, 4 nguyên tử Hiđro, 2 nguyên tử Photpho, 8 nguyên tử Nitơ. (10đ)
2. Các cách viết: 3Al, 4H, 3Cl, 7Ca, 5C, 2Na, 4O chỉ 3 nguyên tử nhôm, 4 nguyên tử Hiđrô, 3nguyên tử Clo, 7 nguyên tử Canxi, 5 nguyên tử Cacbon, 2 nguyên tử Natri, 4 nguyên tử Oxi.
- Kí hiệu hoá học của: Đồng: 5Cu ; Kẽm :2Zn ; Bạc: 3Ag ; Cacbon: 4C ; lưu huỳnh: 6S ; Hiđrô: 4H ; Photpho:2 P ; Nitơ:8 N 
- Trình bày chuẩn xác, viết đúng kí hiệu các nguyên tố 
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu 
Ta biết nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, như vậy nguyên tử sẽ có khối lượng là bao nhiêu? Làm thế nào để biết được nguyên tử khối của nguyên tử ? Qua bài học hôm nay chúng ta sẽ rõ hơn. “Nguyên tố hóa học (tt)”. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tử khối là gì?
- (?) Nguyên tử có khối lượng như thế nào? (vô cùng nhỏ bé).
(?) Vậy nếu tính bằng gam thì khối lượng có số trị quá nhỏ không tiện sử dụng vì thế từ tháng 8/1961 Liên đồn Hĩa học quốc tế quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon làm 1 đơn vị khối lượng hay cịn gọi là 1 unit viết tắt là u và cịn gọi là đơn vị Cacbon viết tắt là đvC
? Vậy một đơn vị cacbon có khối lượng bằng bao nhiêu khối lượng nguyên tử cacbon?
 Bằng nghiên cứu tính toán kết luận khối lượng tính bằng đvC của H = 1đvC; C =12đvC; 
 Ca = 40đvC)
 Cho HS đếm xem 1O = ? H để cân thăng bằng.
( O = 16 H )
=> Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng nhẹ giữa các nguyên tử.
  HS thảo luận nhóm 4HS trên phiếu học tập:2’
+ Các nguyên tử trên nguyên tử nào nhẹ nhất? ( Nguyên tử Hiđrô nhẹ nhất)
+ Nguyên tử cacbon, nguyên tử canxi nặng gấp bao nhiêu lần nguyên tử hiđrô ? (Nguyên tử cacbon nặng gấp 12 lần nguyên tử hiđrô ; Nguyên tử canxi nặng gấp 40 lần nguyên tử hiđrô)
GV: Thực nghiệm cho biết 1 nguyên tử cacbon nặng 1,9926.10-23 g nên 1đvC ứng với 1,6605.10-23 g
VD: Tính KL tính bằng gam của nguyên tử O?
 KL tính bằng đvC của O = 16
=> KL tính bằng gam =16.1,6605.10-23=2,656.10-23g
- GV thuyết trình: Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử Người ta gọi khối lượng này là nguyên tử khối.
? Vậy nguyên tử khối là gì?
- Thông thường có thể bỏ bớt chữ đvC sau các trị số nguyên tử khối.
 Vd: C =12 đvC có thể viết C =12
- GV treo bảng 1 SGK/42 HS tra bảng để biết nguyên tử khối của các nguyên tố.
? Mỗi nguyên tố có mấy nguyên tử khối ?
- GV : Vì vậy dựa vào nguyên tử khối của một nguyên tố chưa biết, ta xác định đó là nguyên tử nào.
  Phiếu học tập: -GV treo bảng ghi bài tập 1
- GV gợi ý hướng dẫn HS làm bài tập
? Muốn xác đinh R là nguyên tố nào ta phải biết được điều gì về nguyên tố? (Số proton hoặc nguyên tử khối)
? Với dữ kiện đề bài trên, ta có thể xác định được số p trong nguyên tố R được không? (Không xác định được số proton)
- Vậy ta phải xác định nguyên tử khối dựa vào bảng 1 để biết tên kí hiệu nguyên tố R, số p, số e.
+ Cho HS thảo luận nhóm 2’
  Đại diện các nhóm và báo cáo, nhận xét, sửa sai.
*Bài tập 6/SGK20 yêu cầu học sinh giải nhanh vào tập Giải
 X = 2 .1 4 = 28
 X thuộc nguyên tố silic
 Kí hiệu : Si 
Nhận xét, sửa sai.
II. Nguyên tử khối
- Người ta quy ước lấy 1/12 khối lượng của nguyên tử Cacbon làm khối lượng nguyên tử. Gọi là đơn vị Cacbon viết tắt là đvC
- Một đơn vị cacbon bằng 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon.
=> 1đvC có khối lượng tính bằøng gam là:
1đvC = 
 - Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon.
 - Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt. 
* Bài tập1: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử hiđrô. Em hãy tra bảng 1 SGK/42 và cho biết:
 a/ R là nguyên tố nào?
 b/ Số p và số e trong nguyên tử.
 Giải 
NTK của R là: 14 . 1 = 14 đvC
a/ R là nitơ KHHH là N
b/ Số p = 7 =>ø e = 7
4. Củng cố và luyện tập :
 1/ Điền vào chỗ trống trong bảng sau: cho HS xung phong điền, nhận xét, sửa sai.
tt
Tênnguyên tố
KHHH
Số p
Số e
Số n
TS hạt trongNT
NTK
1
Flo 
F
9
9
10
28
19
2
Kali
K
19
19
20
58
39
3
Magie
Mg
12
12
12
36
24
4
Liti 
Li 
3
3
4
10
7
(?) Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa NTK với tổng số hạt p và n trong hạt nhân nguyên tử? ( NTK = p + n )
2/ Hãy so sánh xem: Cho HS trao đổi nhĩm bàn 2’
a) Nguyên tử Mg nặng gấp mấy lần nguyên tử cacbon? ()
b) Nguyên tử Cu nặng gấp mấy lần nguyên tử S? ()
c) Nguyên tử Al nhẹ gấp mấy lần nguyên tử Ag? ()
d) Nguyên tử N nhẹ gấp mấy lần nguyên tử Fe? ()
e) Nguyên tử Zn nhẹ gấp mấy lần nguyên tử Ba? ()
Các nhĩm báo cáo kết quả, nhận xét, sửa sai.
3/ Gọi HS lên bảng, lớp làm vào tập.
Tính KL tính bằng gam của nguyên tử S, Mg? KL tính bằng đvC của S = 32, Mg=24
( KL tính bằng gam S =32.1,6605.10-23=53,136.10-23g
 Mg= 24 . 1,6605.10-23=39,852.10-23g)
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học kỹ bài, làm bài tập 5,7 SGK/ 20, 21
*BT thêm: Hãy xác định tên và KHHH của nguyên tố X nếu:
a) Nguyên tử X nặng bằng 1/12 nguyên tử C.
b) Hai nguyên tử X nặng bằng một nguyên tử S.
c) ¼ nguyên tử X nặng bằng 1/3 nguyên tử K.
 - HS khá, giỏi làm thêm bài tập bổ sung vở bài tập.
 - Chuẩn bị bài 6 tìm hiểu:
 + Các chất thường tồn tại ở những trạng thái nào?
 + Đơn chất là gì? Có mấy loại đơn chất? Tìm VD từng loại.
 + Hợp chất là gì? Đặc điểm cấu tạo của hợp chất?.
V. RÚT KINH NGHIỆM 
	 -Nội dung----------------------------------------------------------------------------------------------------
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
	--------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
	----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
-------------------------------------------------------------------------------------------------------- 

File đính kèm:

  • docT7.doc