Giáo án Hóa học 8 - Trường THCS Thường Phước 1

I/ Mục tiêu:

 1. Kiến thức: HS biết được

- Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hóa học; cách sử dụng một số dụng cụ, hóa chất trong thí nghiệm.

 - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể:

+ Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh.

 + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát.

 2. Kĩ năng:

- Sử dụng được một số dụng cụ, hóa chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên.

 - Viết tường trình thí nghiệm.

 3. Thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận trong thí nghiệm.

II/ Đồ dùng dạy học:

 1. Giáo viên:

- Dụng cụ: Kẹp ống nghiệm, phễu thủy tinh, cốc, đèn cồn, đũa thủy tinh, nhiệt kế, giấy lọc.

 - Hóa chất: Lưu huỳnh, parafin, muối ăn, cát.

 2. Học sinh: SGK, muối ăn, cát.

III/ Các hoạt động trên lớp:

1. KTBC: 5p

a/ Thế nào là hỗn hợp? Cho ví dụ?

b/ Làm thế nào để biết được nước cất là chất tinh khiết ?

c/ Nguyên tắc để tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp?

2. Vào bài mới: 1p

Vừa qua chúng ta đã theo dõi sự nóng chảy của một chất, qua đó thấy được sự khác nhau về tính chất này giữa các chất, biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp 2 chất. Bài học hôm nay ta sẽ nghiên cứu lại hai vấn đề này.

* Hoạt động 1: Kiểm tra tình hình chuẩn bị của HS, GV hướng dẫn 1 số quy tắc an toàn và cách sữ dụng hóa chất, dụng cụ thí nghiệm.

 

doc169 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1231 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học 8 - Trường THCS Thường Phước 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 mol hợp chất A có khối lượng là 15.5 g. Xác định CT của A.
Bài tập 8: Hợp chất B ở thể khí có CT là RO2. biết rằng KL của 5.6 l khí B ở đktc là 16 g.
Hãy xác định CT của B
- GV hướng dẫn từng bước đối với bài tập 7 như sau:
+ Muốn xác định CT của A phải xác định được tên và kí hiệu của NT R( Dựa vào Nt khối)
+ Muốn vậy ta xác định được khối lượng mol của hợp chất A
+ Viết CT tính khối lượng mol ( M) khi biết n và m.
- GV gọi hs lên bảng làm.
- GV theo dõi bổ sung thên nếu cần.
- GV hướng dẫn cách làm sau đó gọi HS lên bảng làm:
+ Ta phải xác định KL của HC B 
MB= 
+ Đầu bài chưa cho lượng chất mà mới cho biết thể tích chất khí ở đktc
+ Vậy ta phải áp dụng Ct nào để xác định được lượng chất của khí B( nB)
- GV theo dõi chỉnh sửa bổ sung thêm nếu cần thiết.
- HS chú ý sự hướng dẫn của giáo viên
- HS lên làm
Yêu cầu:
- Viết CT: M = ; 
MR2O = = 15.5 : 0.25
 = 62 g
=> 2R + 16 = 62
 => R = 23 g
Vậy R là Natri KHHH là Na.
=> CT của hợp chất A là Na2O.
- HS sửa sai nếu có.
- HS chú ý sự hướng dẫn của giáo viên
- HS lên làm
Yêu cầu:
 = 5.6 : 22.4 
 = 0.25 mol
MB= = 16 : 02.5 
 = 64 g
MRO2 = 64
=>R + 32 = 64
=> R = 32 g
=> Vậy R là lưu huỳnh( S)
 CTHH của HC khí B là SO2.
- HS khác bổ sung thêm nếu cần.
3. Củng cố: 2p
	Cho HS nhắc lại các CT tính khối lượng, số mol và khối lượng mol của chất và CT tính thể tích chất khí.
 4. KTĐG: 2 p
Nhận xét và cho điểm các em hs tích cực tham gia làm bài tập tốt do giáo viên hướng dẫn. Nhắc nhở các em chưa tích cực hay tham gia xây dựng bài chưa tốt.
5. Dặn dò: 1p
	- Về nhà học bài và làm bài tập 5,6 SGK tr 67
- Xem trước nội dung của bài 20 “ Tỉ khối của chất khí ” tiết sau học
	* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tiết 29	 NS: 21/ 11/ 2010
Tuần 15	 ND:23/ 11/ 2010
Bài 20 : TỈ KHỐI CỦA CHẤT KHÍ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được: 
 Biểu thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B và đối với không khí
2. Kĩ năng:
	Tính được tỉ khối của khí A đối với khí B, tỉ khối của khí A đối với không khí.
3. Thái độ:. Tích cực học tập và vận dụng kiến thức vào các dạng bài tập cụ thể
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: 
	Các bài tập vận dụng.
2. HS:Tìm hiểu nội dung bài học trước khi lên lớp.
3. Phương pháp:Hỏi đáp – Hướng dẫn của giáo viên – Làm việc nhóm – Làm việc cá nhân
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
	1. KTBC: 5p
	Câu 1: Tính thể tích của 0,25 mol khí CO2 (đktc).?
	Câu 2: Tính số mol của 5,6 lít khí SO2 (đktc).?
	2. Vào bài mới:
Người ta bơm khí nào vào bóng bay, để bóng có thể bay lên ? ( Khí H2). Tại sao chúng ta thổi vào bong bóng , bong bóng không bay lên ? ( Trong hơi thở của chúng ta có khí O2 và CO2 . Khí H2 nhẹ hơn không khí ( nên bóng bay ) còn khí O2, CO2 nặng hơn không khí ( nên bóng không bay được ). Để biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia như thế nào , hôm nay chúng ta học bài tỉ khối của chất khí .
* Hoạt động 1:Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B?
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
16p
I/ Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B? 
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần , ta so sánh kbối lượng mol của khí A ( MA) với khối lượng mol của khí B ( MB)
dA/B : Tỉ khối của khí A đối với khí B
MA , MB : Khối lượng mol của phân tử khí A , khí B .
- GV: Hướng dẫn cho HS làm ví dụ : Hãy cho biết khí H2 nặng hay nhẹ hơn khí O2 bao nhiêu lần? 
-GV: Hướng dẫn các bước lập công thức tính tỉ khối của chất khí.
Ví dụ 1: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn khí H2 bao nhiêu lần ? 
-GV: Hướng dẫn các bước tiến hành làm bài tập.
Ví dụ 2: Tính khối lượng của khí A có tỉ khối so với oxi là 1,375.
-GV: Hướng dẫn HS làm bài tập.
- GV sửa sai nếu có.
-HS: Làm theo các bước hướng dẫn của GV.
Vậy, O2 nặng hơn H2 16 lần.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ để lập công thức: 
-HS: Làm bài tập:
 Vậy khí CO2 nặng hơn khí H2 là 22 lần 
-HS: Làm bài tập:
- HS khác bổ sung và sửa sai nếu có.
* Hoạt động 2:Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
16p
II/ Bằng cách nào biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
- 
- : Là tỉ khối khí A so với không khí.
- MA: Khối lượng mol của khí A
- Mkk = 29.
-GV: Hướng dẫn HS cách tính khối lượng mol của không khí.
-GV: Vậy làm cách nào để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? 
Ví dụ 1: Hãy tính xem khí SO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? 
Ví dụ 2: Tính khối lượng của khí A có tỉ khối so với không khí là 2,207.
-GV: Hướng dẫn HS cách thực hiện bài tập theo dõi chỉnh sửa bổ sung thêm nếu cần.
Ví dụ 3: Khí A có CT dạng chung là RO2 biết = 1.5862. Hãy xác định CT của A.
- GV theo dõi cách làm và sửa sai nếu có.
-HS: Nghe giảng và ghi nhớ.
 -HS:
-HS: Làm ví dụ:
Vậy khí SO2 nặng hơn không khí 2,2 lần. 
-HS: Suy nghĩ và làm bài tập: 
- HS lên làm.
Yêu cầu:
MA = 29 x 1.5682 = 46 g
M RO2 = 46
=> R + 32 = 46
=> R = 46 – 32 = 14 g
Vậy R là Nitơ ( N)
CT của A là NO2
- HS khác bổ sung nếu có.
- HS sửa sai nếu có.
3. Củng cố: 2p
	GV yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài.
 4. KTĐG: 5 p
Em hãy điền các số thích hợp vào ô trống ở bảng sau:
MA
d A/ H2
32
14
8
5. Dặn dò: 1p
	- Về nhà học bài và làm bài tập 1.2.3 SGK tr 69
- Xem trước nội dung của bài 21 “ Tính theo CTHH ” chú ý phần 1, 2 tiết sau học
	* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tiết 30	 NS: 21/ 11/ 2010
Bài 21 : TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC
Tuần 15	 ND:27/ 11/ 2010
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Biết được: 
- Ý nghĩa của công thức hoá học cụ thể theo số moℓ, theo khối lượng hoặc theo thể tích.
- Các bước tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất khi biết công thức hoá học.
2. Kĩ năng:
	- Dựa vào công thức hoá học:
+ Tính được tỉ lệ số moℓ, tỉ lệ khối lượng giữa các nguyên tố, giữa các nguyên tố và hợp chất.
+ Tính được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố khi biết công thức hoá học của một số hợp chất và ngược lại.
3. Thái độ:. Gây hứng thú học tập bộ môn , tính cẩn thận , khoa học , chính xác.
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: 
	- Bảng phụ. 
 - Phiếu học tập.
2. HS: Ôn tập các phần kiến thức : CTHH, NTK , PTK , Mol 
3. Phương pháp:Hỏi đáp – Hướng dẫn của giáo viên – Làm việc nhóm – Làm việc cá nhân
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
	1. KTBC: 5p
Câu 1: Viết công thức . Ap dụng: Hãy tính tỉ khối của khí oxi so với khí hiđro.
	Câu 2: Viết công thức . Ap dụng: Tính tỉ khối của khí cacbonic so với không khí.	2. Vào bài mới: 
Nhìn vào công thức hoá học của mỗi chất các em không chỉ biết được thành phần các nguyên tố hoá học tạo nên chất , mà còn xác định được thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố có trong hợp chất .
* Hoạt động 1:Xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất?
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15p
1/ Biết công thức hóa học của hợp chất hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất. 
- Tìm khối lượng mol của hợp chất. 
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất.
- Tính khối lượng của của nguyên tố có trong 1 mol hợp chất.
- Tính %. 
 -GV: Yêu cầu HS làm ví dụ: Xác định thành phần % ( theo khối lượng ) của các nguyên tố trong hợp chất cacbonic.
-GV: Hướng dẫn HS cách làm: 
+ B1: Tìm M của CO2 .
+ B2: Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong hợp chất ( dựa vào chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố ). 
+ B3: Tính ( bằng công thức : m = n x M ).
+ B4: Tính % của C, O.
-GV: Yêu cầu HS nêu các bứơc tính % các nguyên tố trong hợp chất.
-HS: Theo dõi, suy nghĩ cách làm bài tập:
-HS: Thực hiện:
+
+ 1 mol CO2 có 1 mol C và 2 mol O.
+ 
+ 
- HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV và ghi bài.
* Hoạt động 2:Luyện tập?
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
17p
2/ Luyện tập
Ví dụ 1 :Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố có trong đá vôi ( CaCO3 ).
Giải:
 + =40+12+(16x3) = 100g 
 + Trong 1 mol CaCO3 có : 
1 mol ngtử Ca®= 40g
1 mol ngtử C® = 12 g
3 mol ngtử O® = 16x3 = 48g
+ 
Ví dụ 1: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố có trong đá vôi ( CaCO3 ).
-GV: Hướng dẫn các bước:
+ Tính 
+ Tìm số mol nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất =>.
+ Tính %.
Ví dụ 2: Tính % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất KNO3.
- GV gọi HS lên làm 
- GV theo dõi chỉnh sửa, bổ sung và chốt lại
- HS: Ghi đề và suy nghĩ cách làm bài tập.
+ =40+12+(16x3) = 100g 
 + Trong 1 mol CaCO3 có : 
 1 mol ngtử Ca ®= 40g
1 mol ngtử C ® = 12 g
3 mol ngtử O® = 48g
+ 
-HS: Ghi đề và suy nghĩ cách làm bài tập
- HS lên làm
- HS còn lại nhận xét, bổ sung và ghi bài vào.
3. Củng cố: 2p
	Cho HS đọc phần đóng khung SGK tr 71
 4. KTĐG: 5 p
	Tính thành phần phần trăm các nguyên tố hóa học có trong hợp chất sau:
	a/ CO.	b/ Fe2O3
5. Dặn dò: 1p
	- Về nhà học bài và làm bài tập 1 SGK tr 71
- Xem trước nội dung của bài 21 “ Tính theo CTHH ” (tt) tiết sau học
	* Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
Tiết 31	 NS: 26/ 11/ 2010
Tuần 16	 ND:30/ 11/ 2010
Bài 21 : TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC (tt )
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài này HS 
Biết xác định CTHH của hợp chất từ thành phần % của nguyên tố.
2. Kĩ năng: Lập CTHH của hợp chất.	
3. Thái độ:. Hình thành được tính cẩn thận , chính xác và ham thích bộ môn hoá học .
II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:	
1. Giáo viên: 
	- Bảng phụ. 
 - Phiếu học tập.
2. HS: Ôn lại kiến thức đã học.
3. Phương pháp:Hỏi đáp – Hướng dẫn của giáo viên – Làm việc nhóm – Làm việc cá nhân
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
	1. KTBC: 5p
Câu 1: Tính thành phần phần trăm các nguyên tố hóa học có trong hợp chất sau:
	a/ SO2	b/ CaO
	2. Vào bài mới: 
Từ CTHH ta có thể xác định được % về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất. Vậy, từ thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất làm sao có thể lập CTHH?
* Hoạt động 3: Lập CTHH của hợp chất khi biết % nguyên tố trong hợp chất?
Thời gian
Nội dung
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
12p
3 . Biết thành phần các ng

File đính kèm:

  • docGIAO AN HOA HOC 8 2010 - 2011.doc