Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên - Tiết 3 - Bài 2: Chất (tiếp)

 IV. TIẾN TRÌNH : Tiết : 3

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

 2. Kiểm tra bài cũ :

HS1: Chất có ở đâu ? Vì sao nói ở đâu có vật thể là ở đó có chất?

- Nêu ví dụ 2 vật thể tự nhiên, 2 vật thể nhân tạo ?

- Nu ví dụ để phân biệt được chất và vật liệu? (10đ)

(- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.

- Vì chất có trong mọi vật thể.

- HS nêu và VD đúng: - Vật thể tự nhiên

 - Vật thể nhân tạo

 - Chất: nhôm, đồng, sắt

 - Vật liệu: Thép, cát, xi măng .

- HS chuẩn bị bài ở nhà đủ)

* HS 2: -Mỗi chất cĩ mấy tính chất ? Làm thế nào để biết được tính chất của chất ?

- So sánh màu tính tan, tính chảy của muối và đường ? (10đ)

( Mỗi chất cĩ 2 tính chất: tính chất vật lí gồm trạng thái, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn điện, nhiệt và tính chất hóa học: khả năng biến đổi chất này thành chất khác. Để biết được tính chất của chất ta làm thí nghiệm hoặc cân đo, quan sát .

So sánh màu tính tan, tính chảy của muối và đường

- Đường : chất rắn, màu trắng, tan trong nước, đường cháy khi đó đường bị hóa than.

- Muối: chất rắn, màu trắng, tan trong nước, muối không cháy như đường.

- HS chuẩn bị bài ở nhà đủ)

Gọi HS làm bài tập 2.2 SBT

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1291 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên - Tiết 3 - Bài 2: Chất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiết : 3 Bài 2 CHẤT(tt)
ND: 31/8/10
 IV. TIẾN TRÌNH : Tiết : 3 
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
 2. Kiểm tra bài cũ :
HS1: Chất có ở đâu ? Vì sao nói ở đâu có vật thể là ở đó có chất?
- Nêu ví dụ 2 vật thể tự nhiên, 2 vật thể nhân tạo ?
- Nêu ví dụ để phân biệt được chất và vật liệu? (10đ)
(- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể là ở đó có chất. 
- Vì chất có trong mọi vật thể. 
- HS nêu và VD đúng: - Vật thể tự nhiên 
	 - Vật thể nhân tạo  
 - Chất: nhơm, đồng, sắt
 - Vật liệu: Thép, cát, xi măng.
- HS chuẩn bị bài ở nhà đủ)
* HS 2: -Mỗi chất cĩ mấy tính chất ? Làm thế nào để biết được tính chất của chất ? 
- So sánh màu tính tan, tính chảy của muối và đường ? (10đ)
( Mỗi chất cĩ 2 tính chất: tính chất vật lí gồm trạng thái, tính tan, nhiệt độ sơi, nhiệt độ nĩng chảy, khối lượng riêng, tính dẫn điện, nhiệt và tính chất hĩa học: khả năng biến đổi chất này thành chất khác. Để biết được tính chất của chất ta làm thí nghiệm hoặc cân đo, quan sát .
So sánh màu tính tan, tính chảy của muối và đường 
- Đường : chất rắn, màu trắng, tan trong nước, đường cháy khi đó đường bị hóa than. 
- Muối: chất rắn, màu trắng, tan trong nước, muối không cháy như đường.
- HS chuẩn bị bài ở nhà đủ)
Gọi HS làm bài tập 2.2 SBT
Vật thể tự nhiên (2đ)
Vật thể nhân tạo(3đ)
Chất (5đ)
Quả chanh
Quặng 
Cốc
Que diêm
Bóng đèn điện
Nước ,axit xitric
Thủy tinh, chất dẻo
Lưu huỳnh
Canxi photphat
Thủy tinh, đồng, vonfram
HS nhận xét, đánh giá điểm.
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài: Ở tiết trứơc các em đã làm quen với chất và biết được mỗi chất có 2 tính chất. Để biết chất gồm những loại nào? Làm thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp. Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
* Hoạt động 2 : Tìm hiểu chất tinh khiết và hỗn hợp.
  HS quan sát nước khoáng, nước cất, nước tự nhiên.
- GV biểu diễn thí nghiệm : dùng ống hút nhỏ giọt 1, 2, 3 giọt lên tấm kính.
+ Tấm 1 : 1 giọt nước cất.
+ Tấm 2 : 1 giọt nước khoáng.
+ Tấm 3 : 1 giọt nước tự nhiên.
 Đặt tấm kính lên ngọn đèn cồn để nước từ từ bay hơi hết.
  HS quan sát thí nghiệm.
  HS thực hiện theo nhóm.
  Các nhóm làm xong, gọi đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung :
 + Tấm kính 1: Nước cạn, không có vết cặn.
 + Tấm kính 2: Nước khoáng cạn vết cặn mờ.
 + Tấm kính 3 : Nước tự nhiên cạn có vết cặn
  Các nhóm tiếp tục nhận xét thành phần của các loại nước trên.
 + Nước cất : không có lẫn chất khác.
 + Nước khoáng và nước tự nhiên: Có lẫn 1 số chất tan.
- GV kết luận: + Nước cất là chất tinh khiết
 + Nước tự nhiên là chất hỗn hợp
  HS so sánh chất tinh khiết và hỗn hợp có những thành phần như thế nào ?
- GV treo tranh giới thiệu cách chưng cất nước tự nhiên ® nước cất ( t0nc = 00c, t0s = 1000c , D = 1g/cm3 )
  HS nhận xét sự khác nhau về tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp.
 + Chất tinh khiết : Có tính chất vật lý và hóa học nhất định.
 + Hỗn hợp : Có tính chất thay đổi (phụ thuộc vào thành phần của hỗn hợp).
* Phiếu học tập: Hãy chỉ ra đâu là chất tinh khiết trong các chất sau đây: sữûa tươi, không khí, sắt, đường, muối, nước chanh, khí oxi, nước cất, muối tiêu, bột sắt và lưu huỳnh.
Cho HS thảo luận nhóm 4HS 2’ ghi vào bảng nhóm.
Chất tinh khiết
Hỗn hợp
sắt, đường, muối, khí oxi, nước cất
sữûa tươi, không khí, nước chanh, bột sắt và lưu huỳnh.
- GV hỏi HS nước biển có vị như thế nào ? (mặn). 
- GV thông báo trong thành phần nước biển có chứa muối (3 ® 5%). Muốn tách riêng được muối ăn ra khỏi nước biển ta làm như thế nào ? 
? Bỏ muối ăn vào nước khuấy cho tan, ta được những gì ? (hỗn hợp nước và muối)
 - GV thông báo : Hỗn hợp nước muối còn gọi là dung dịch muối ăn sẽ học ở chương VI. Như vậy muốn tách được muối ăn ra khỏi nước muối ta phải dựa vào tính chất vật lý khác nhau của nước và muối ăn.
  HS nêu cách làm : Đun nóng nước muôí ® nước sôi bay hơi ® cô cạn muối kết tinh lại. 
  Từng nhóm 4HS làm thí nghiệm thảo luận nêu lên nguyên tắc để tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp. 5’
Hãy kể những nơi làm muối từ nước biển ở nước ta? ( Vũng Tàu, Bac Liêu, Phan Thiết)
Làm thế nào để tách sắt ra khỏi hỗn hợp bột sắt và lưu huỳnh? ( dùng nam châm hút sắt). Ta đã dựa vào tính chất nào của sắt? ( Tính chất vật lí)
GV: Sau này ta còn biết dựa vào tính chất hóa học để tách chất ra khỏi hỗn hợp.
III. CHẤT TINH KHIẾT: 
 1. Hỗn hợp : Gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
 2. Chất tinh khiết : không có lẫn chất khác (gồm 1 chất).
 Ví dụ : nước cất.
Chỉ có chất tinh khiết mới có tính chất nhất định.
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp.
 Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí có thể tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp
4. Củng cố và luyện tập :
- Làm thế nào để tách được đường tinh khiết ra khỏi hỗn hợp đường và tinh bột?
(Đường tan, tinh bột không tan. Cho hỗn hợp đường và tinh bột vào nước khuấy đều, đường tan hết.Dùng giấy lọc để lọc bỏ phần tinh bột ta được hỗn hợp nước đường. Đun sôi nước đường, nước bốc hơi còn lại đường kết tinh)
Hỗn hợp là gì ? Chất tinh khiết ? hãy phân biệt tính chất của chất tinh khiết và hỗn hợp?
(Hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau; Chất tinh khiết : Chỉ gồm 1 chất, không có lẫn chất khác, chất tinh khiết cĩ tính chất nhất định cịn hỗn hợp thì khơng cĩ tính chất nhất định mà thay đổi tùy theo thành phần.)
- HS làm bài tập 7a SGK/11: Kể 2 tính chất giống nhau và 2 tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất
(- Giống nhau : Trong suốt, không màu, uống được.
 - Khác nhau :+ Đo để biết được t0
 + Nước khoáng uống tốt hơn
	 + Nước cất pha chế thuốc tiêm 
* BT giành cho HS giỏi: Cĩ 3 lọ bị mất nhãn đựng bột sắt, bột nhơm và bột lưu huỳnh. Hãy nêu cách để nhận biết 3 lọ đĩ?
( Bột sắt cĩ màu đen, bột nhơm cĩ màu bạc, bột lưu huỳnh cĩ màu vàng).
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
- Học bài, làm bài tập 7b, 8 SGK/11.
- HS khá giỏi làm thệm BT sau: hãy tìm cách để nhận ra tính chất giống và khác nhau của các chất trong các nhĩm sau:
a) Đường, muối, tinh bột, bột đá vơi.
b)Rượu, xăng, dầu ăn và nước.
- Chuẩn bị bài : “Thực hành 1” SGK/12, 13. Kẻ phiếu thu hoạch.
- Đọc kỹ một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm (mục I SGK/154)
- Đọc tên làm quen 1 số dụng cụ thí nghiệm (mục III SGK/155)
- Đọc kỹ cách sử dụng hóa chất (mục II SGK/154)
- Đọc thông tin bài tìm hiểu trước các thí nghiệm.
 Đem parafin (đèn cầy), cát và muối ăn cho vào túi nilon / mỗi nhóm
V. RÚT KINH NGHIỆM 
- ------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
:-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
	-Tổ chức:-------------------------------------------------------------------------------------------- 
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------- 
 	-Phương tiện----------------------------------------------------------------------------------------------- 
--------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docT3.doc
Giáo án liên quan