Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên - Tiết 15 - Bài 11: Bài Luyện Tập 2

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức : Củng cố cách ghi và ý nghĩa công thức hoá học, khái niệm hoá trị và quy tắc hoá trị.

2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố, lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị.

 3. Thái độ :gio dục lịng say m hứng th tìm tịi cc chất hĩa học, yu thích bộ mơn hĩa.

 II. CHUẨN BỊ :

1. Giáo viên : Tài liệu : SGK , SGV chuẩn kiến thức kĩ năng , SBT hóa 8

2. Học sinh : Ôn lại kiến thức: Đơn chất, hợp chất, phân tử , CTHH, hoá trị

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

 Đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm, thực hành giải bi tập.

IV. TIẾN TRÌNH :

1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.

2. Kiểm tra bài cũ :

Gọi HS nêu các bước lập CTHH, áp dụng lập CTHH của hợp chất Fe (III) và O

( Có 3 bước : - lập CTHH chung

 - Ap dụng QTHT : tìm x,y

 - Viết CTHH đúng (5đ)

Ap dụng : Lập CTHH của Fe (III) và O

 III II

 - CTHH chung : FexOy

 

doc5 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1092 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Nguyễn Thị Thanh Duyên - Tiết 15 - Bài 11: Bài Luyện Tập 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 15 Bài :11 BÀI LUYỆN TẬP 2 
ND: 11/10/10
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức : Củng cố cách ghi và ý nghĩa công thức hoá học, khái niệm hoá trị và quy tắc hoá trị.
2. Kỹ năng : Rèn luyện kĩ năng tính hoá trị của nguyên tố, lập công thức hoá học của hợp chất khi biết hoá trị. 
	3. Thái độ :giáo dục lịng say mê hứng thú tìm tịi các chất hĩa học, yêu thích bộ mơn hĩa.
 II. CHUẨN BỊ :
1. Giáo viên : Tài liệu : SGK , SGV chuẩn kiến thức kĩ năng , SBT hóa 8
2. Học sinh : Ôn lại kiến thức: Đơn chất, hợp chất, phân tử , CTHH, hoá trị
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
 Đàm thoại, gợi mở, thảo luận nhóm, thực hành giải bài tập.
IV. TIẾN TRÌNH :
1. Ổn định tổ chức : Kiểm diện học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ : 
Gọi HS nêu các bước lập CTHH, áp dụng lập CTHH của hợp chất Fe (III) và O
( Có 3 bước : - lập CTHH chung
 - Aùp dụng QTHT : tìm x,y 
 - Viết CTHH đúng (5đ)
Aùp dụng : Lập CTHH của Fe (III) và O 
 III II
 - CTHH chung : FexOy 
 - QTHT : x . III = y . II 
 - CTĐ : Fe2O3 (5đ)
Hãy chọn 1 trong các chữ cái A , B , C , D . Cho biết nhôm có hóa trị III ; Cl có hóa trị I . CTHH đúng của: 
a/ nhôm clorua là :A – AlCl B- AlCl3 C- ClAl2 D- AlCl2 .
b/ Của nhôm oxit là : A- Al3O2 B- AlO C- AlO3 D- Al2O3
HS chọn câu a/ đúng là B (5đ) b/ đúng là D (5đ)
Nhận xét , đáng giá điểm
3. Bài mới :
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài : “luyện tập”
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 2 : Ôn lại kiến thức về chất và hoá trị
* Phiếu học tập 1 : Viết CTHH của các đơn chất sau : Nhôm , sắt , lưu huỳnh , cacbon , khí hidro , khí oxi , khí clo 
Gọi HS lên bảng viết , lớp viết vào tập , nhận xét , sửa sai . ( Al , Fe , S , C , H2 , O2 , Cl2 ) 
=> CTHH chung của đơn chất ? 
* Phiếu học tập 2: 
a/ Viết CTHH của sắt III oxit , biết trong phân tử có 2Fe và 3O
b/ Viết CTHH của đồng sunfat biết trong phân tử có 1Cu , 1S , 4O
Cho HS thảo luận nhóm bàn (1/ )
Nhận xét , sửa sai . 
=> CTHH chung của hợp chất ? 
? Nêu ý nghĩa của 2 CTHH trên ? 
? Mỗi CTHH có ý nghĩa gì ? 
Cho HS thảo luận nhĩm nhớ lại khái niệm và quy tắc hĩa trị. 2’
Các nhĩm trình bày, nhận xét.
- GV treo bảng phụ kiến thức giúp học sinh so sánh bổ sung thiếu sót. GV chốt ý
* Hoạt động3 : luyện tập
- GV chia 3 nhóm: mỗi nhóm giải 1 câu sau đó lần lượt hoàn thành cả bài tập đồng thời gọi 3 HS lên bảng giải bài tập
- GV hướng dẫn cách nhận dạng hoá trị nhanh: Thay đổi hoá trị cho nhau làm chỉ số nguyên tử 
 II I
 Cu (OH)2
- Từ đó GV cho học sinh làm nhanh bài tập 3 SGK/41
Ÿ GV hỏi để khắc sâu kiến thức: Để xác định CTHH đúng sai ta dùng phuơng pháp nào cho nhanh?( vận dụng quy tắc hoá trị x . a = y . b)
- GV nêu ví dụ giúp học sinh khắc sâu kiến thức :
 III II
 FeSO4 => 1. III # 1 . II
 II II
 Fe2 SO4 => 2 . II # 1 . II
  Tương tự HS giải BT theo nhóm đồng thời gọi 3 HS lên bảng giải
HS nhận xét bổ sung bài làm (nếu thiếu sót)
- GV hướng dẫn HS cách lập công thức hóa học nhanh tương tự cách nhận dang hoá trị
 - GV Yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ nêu nhanh các công thức hoá học biết
 + Al (III) ; O (II) => Al2O3
 + Na (I) ; SO4 (II) => Na2SO4
 + N (III) ; H (I) => NH3
- GV gợi ý : Từ công thức hợp chất XO => nguyên tố X có hoá trị mấy?
 Từ công thức hợp chất YH3 => nguyên tố Y có hoá trị mấy. Dựa vào đó chọn CTHH đúng.
 I. Kiến thức cần nhớ
 1. Chất được biểu diễn bằng công thức hoá học
 a) Đơn chất:
CTHH chung của đơn chất : Ax
b) Hợp chất
CTHH chung : AxBy ; AxByCz
 Các chỉ số x , y , z phải là những số nguyên, khi bằng 1 thì không ghi.
- Ý nghĩa : CTHH cho biết :
 + Số nguyên tố tạo ra chất.
 + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có 
trong một phân tử của chất.
 + Phân tử khối của chất.
 2. Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử hay nhóm nguyên tử a b
 Với hợp chất AxBy
 Trong đó : 
 A, B là nguyên tử hay nhóm nguyên tử.
 a, b là hoá trị của nguyên tử A, B 
 Luôn có x . a = x . b 
II. Luyện tập
 1. Bài tập 1: Tính hoá trị của :
 a) Đồng Cu trong công thức Cu(OH)2 . Biết nhóm nguyên tử OH có hoá trị I
 b) Natri Na trong công thức Na2O . Biết O có hoá trị II
 c) sắt Fe trong công thức Fe(NO3)3 . Biết nhóm nguyên tử NO3 có hoá trị I 
Giải
 a I
 a) ta có Cu(OH)2
 1 . a = 2 . I => a = II
 Vậy Cu có hoá trị II trong hợp chất Cu(OH)2
 a II
 b) ta có Na2O 
 2 . a = 1 . II => a = I
 Vậy Si có hoá trị IV trong công thức SiO2
 a I
 c) ta có Fe(NO3)3 
 1 . a = 3 . I => a = III
 Vậy Fe có hoá trị III trong công thức Fe(NO3)3
 2. Bài tập 2: (BT 3 SGK/ 41)
 Trong hợp chất Fe2O3 sắt có hoá trị III
 Công thức phân tử sắt liên kết với nhóm SO4 đúng là Fe(SO4)3
 3. Bài tập 3: Lập công thức hoá học và tính phân tử khối của các hợp chất gồm:
 a) Al (III) và Cl (I)
 b) Ca (II) và nhóm OH (I)
 c) K (I) và nhóm SO4 (II)
Giải 
 III I
 a) Công thức có dạng: AlxCly
 x . III = y . I
 => x = 1 ; y = 3
 => CTHH : AlCl3
 b) Công thức có dạng : II I
 Cax(OH)y
 x . II = y . I 
 => x = 1 ; y = 2
 => CTHH : Ca(OH)2
 c) Công thức có dạng: I II
 Kx(SO4)y
 x . I = y . II 
 => x = 2 ; y = 1
 => CTHH : K2SO4
 4. Bài tập 4: (BT2 SGK/41)
 Hợp chất XO => X có hoá trị II
 Hợp chất YH3 => Y có hoá trị III
 Công thức hợp chất đúng: X3Y2 
4. Củng cố và luyện tập :
*Rút ra cách viết CTHH trong các trường hợp: Đối với hợp chất AxBy
	a) Nếu hoá trị của nguyên tố A, nguyên tố B (hay nhóm nguyên tử B) bằng nhau thì chỉ số x = y = 1.
	Vd: NaCl, ZnO, AlPO4, MgSO3,
	b) Nếu hoá trị của nguyên tố A, nguyên tố B (hay nhóm nguyên tử B) khác nhau và không chia hết cho nhau thì thì chỉ số x = b; y = a. (Với a là hoá trị của A, b là hoá trị của B)
	Vd: Al2O3, FeCl3, Mg(NO3)2,
	c) Nếu hoá trị của nguyên tố A, nguyên tố B (hay nhóm nguyên tử B) khác nhau và chia hết cho nhau thì chỉ số x = b’; y = a’.
	Vd: SO2, CO2, SO3, 
5.Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà 
- Làm hoàn chỉnh bài tập 1, 2, 3, 4 SGK/ 41
- Chuẩn bị tiết sau: “Kiểm tra viết” 
+ Chú ý đến dạng BT1,2 phần BT sgk của các bài nguyên tố hóa học, phân tử, đơn chất, hợp chất, CTHH, hóa trị, học thuộc hóa trị một số nguyên tố thường gặp
V. RÚT KINH NGHIỆM 
- Nội dung : 	 
 - Phương pháp : 	
- Phương tiện : 	 
- Hình thức tổ chức : 	

File đính kèm:

  • docT15.doc