Giáo án Hóa học lớp 8 - Ngô Quang Triển - Học Kỳ II - Trường THCS Hàm Giang

A/ MỤC TIÊU:

 HS biết được kiến thức và kỉ năng sau:

- Trong đk thường về to và p, oxi ở thể gì? Có màu, mùi vị như thế nào?

- Khí oxi là đơn chất rất hoạt động dễ tham gia phản ứng với nhiều phi kim, luôn có hóa trị II.

- Viết được phản ứng hóa học của oxi với S và P

- Biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt 1 số chất trong oxi.

B/ CHUẨN BỊ:

* Giáo viên:

a/ Dụng cụ:

- 1 giá thí nghiệm

- 2 ống nghiệm có nút cao su và ống thủy tinh.

- 4 lọ oxi có đựng sẵn oxi.

- 2 đèn cồn.

b/ Hóa chất:

- Kalipemanganat (KmnO4)

- Lưu huỳnh; photpho

C/ HOẠT ĐỘNG

* Ổn định: (1/)

* Vào bài: (2/)

Chất nào rất cần thiết cho cơ thể người và động vật. Chúng cần thiết như thế nào? Và có những tính chất gì? Hôn nay chúng ta đi xét về oxi.

 

doc85 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1133 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Ngô Quang Triển - Học Kỳ II - Trường THCS Hàm Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2 = nZn = 0.2 mol
®Thể tích khí hiđro thu được (đktc)
VH2 = n x 22.4 = 4.48 (lit).
Hoạt động 6: (1’) 
BÀI TẬP VỀ NHÀ : 1, 2, 3, 4, 5 (TR. 116 sgk)
Tuần: 26	Ngày soạn:
Tiết: 	51 	Ngày dạy: 
 Bài 34: BÀI LUYỆN TẬP 6
A/ MỤC TIÊU:
- HS được ôn lại những kiến thức cơ bản như: tính chất vật lý của hiđro, điều chế, ứng dụng của hiđro
- HS hiểu được KN PƯ oxi hóa khử, KN chất khử, chất oxi hóa, sự khử, sự oxi hóa.
- Hiểu được KN phản ứng thế.
- Rèn luyện khả năng viết PT phản ứng về tính chất hóa học của hiđro, các phản ứng điều chế hiđro
- Tiếp tục rèn ,luyện kĩ năng làm các bài tập tính theo PT.
B/ CHUẨN BỊ:
HS ôn lại các kiến thức cơ bản.
C/ HOẠT ĐỘNG
* Ổn định: KTSS
Hoạt động 1: (15’)
KIỂM TRA BÀI CŨ – CHỮA BÀI TẬP VỀ NHÀ
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
- GV kiểm tra lí thuyết HS1: định nghĩa phản ứng thế – cho vd minh họa.
- Gọi 2 HS chữa BT 2, 5 (SGK tr. 17)
- Gọi HS nhận xét cho điểm
- HS 1 trả lời lí thuyết.
- HS 2 lên bảng chữa BT 2
a/ 2Mg + O2 2MgO
b/ 2KMnO4K2MnO4 + MnO2 + O2
c/ Fe + CuCl2 ®FeCl2 + Cu
- PƯ a thuộc loại PƯ hóa hợp
- PƯ b thuộc loại PƯ phân hủy.
- PƯ c thuộc loại PƯ thế
- HS 3: lên bảng chữa BT 5
PT: Fe + H2SO4 ®FeSO4 + H2
a/ nFe == 0.4 (mol)
nH2SO4== 0.25 (mol)
®sắt dư, axit H2SO4 PƯ hết theo PT
nH2SO4= nFe (phản ứng)= 0.25 (mol)
®nFe dư = 0.4 – 0.25 = 0.15 (mol)
®mFe dư = 0.15 x 56 = 8.4 g
b/ Theo PT: nH2 = nH2SO4 = 0.25 (mol)
VH2 = n x 22.4 = 5.6 (lit)
Hoạt động 2: (8’)
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: cho HS nhắc lại các kiến thức cần nhớ.
- HS nhắc lại kiến thức cần nhớ
I. Kiến thức cần nhớ:
Hoạt động 3: (20’)
LUYỆN TẬP
- GV dán BT 1 viết sẵn lên bảng:
Viết PT PƯ hóa học biểu diễn PƯ của H2 lần lượt với các chất: O2 ; Fe2O4 ; PbO
Cho biết mỗi PƯ trên thuộc loại PƯ gì? Nếu là PƯ oxi hóa khử, hãy chỉ rõ chất khử, chất oxi hóa.
- Em hãy giải thích
- GV dán BT2 lên bảng yêu cầu HS thảo luận nhóm:
Lập PT hóa học của các PƯ sau:
a/ Kẽm + Axitsunfuaric ®Kẽm sunfat + hiđro
b/ Sắt(III)oxit Sắt + nước
c/ Nhôm + Oxi ®Nhôm oxit
d/ Kali cloat Kaliclorua + oxi
 Cho biết mỗi PƯ trên thuộc loại nào?
- GV gọi HS nhận xét.
- HS làm BT1 vào vở.
- HS thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm mình.
II. Luyện tập:
BT1:
a/ 2H2 + O22H2O
b/ 4H2 + Fe3O4 3Fe + 4H2O
c/ PbO + H2Pb + H2O 
+ Các PƯ trên đều thuộc loại PƯ oxi hóa khử.
- Pư a: chất khử:H2
Chất oxi hóa: O2
- PƯ b: chất khử H2
Chất oxi hóa: Fe3O4
- PƯ c: chất khử: H2
Chất oxi hóa: PbO
- Vì: H2 là chất chiếm oxi, còn PbO, O2, Fe3O4 là chất nhường oxi
BT2:
Lập các PT:
a/ Zn + H2SO4 ®ZnSO4 + H2
b/ Fe2O3 + 3H22Fe + 3H2O
c/ 4Al + 3O2 ®2Al2O3
d/ 2KClO3 2KCl + 3O2
PƯ a thuộc loại PƯ thế
PƯ b thuộc loại PƯ oxi hóa khử
PƯ c thuộc loại PƯ hóa hợp
PƯ d thuộc loại PƯ phân hủy.
Hoạt động 4: (2’)
DẶN DÒ – BÀI TẬP VỀ NHÀ
	GV: Dặn HS chuẩn bị cho bài thực hành số 5.
	Bài tập về nhà: 1, 2, 3, 4, 5, 6, GSK(tr.119)
Tuần: 26	Ngày soạn:
Tiết: 	52 	Ngày dạy: 
 Bài 35: BÀI THỰC HÀNH 5 - ĐIỀU CHẾ – THU KHÍ
	 HIĐRO VÀ THỬ TÍNH CHẤT CỦA KHÍ HIĐRO
A/ MỤC TIÊU:
- HS rèn luyện kĩ năng thao tác làm các thí nghiệm.
- Biết cách th khí hiđro bằng cách đẩy không khí và cách đẩy nước.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng quan sát và nhận xét các hiện tượng TN.
- Tiếp tục rèn luyện khả năng viết các PT phản ứng hóa học.
B/ CHUẨN BỊ:
GV: chuẩn bị để HS tiến hành các TN sau:
TN điều chế hiđro từ Zn và axit HCl
TN thu khí hiđro bằng cách đẩy nước và đẩy không khí.
TN hiđro khử đồng II oxit.
* Dụng cụ:
- Đèn cồn (1 chiếc)
- Ống nghiệm có nhánh, có ống dẫn 1 chiếc.
- Giá sắt
- Kẹp sắt, ống thủy tinh hình chữ V (có gấp khúc) (1 chiếc)
- Ống nghiệm
* Hóa chất: Zn, HCl, CuO
HS:
 Đọc trước nội dung TN cần làm
Chuẩn bị các chậu nước.
C/ HOẠT ĐỘNG
* Ổn định: KTSS
Hoạt động 1: (3’)
KIỂM TRA DỤNG CỤ, HÓA CHẤT VÀ KIỂM TRA 
SỰ CHUẨN BỊ CỦA CÁC NHÓM
Hoạt động 2: (15’)
THÍ NGHIỆM ĐIỀU CHẾ HIĐRO TỪ AXIT HCl ĐỐT CHÁY
KHÍ HIĐRO TRONG KHÔNG KHÍ
Hoạt động của Gv
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: các em hãy cho biết nguyên liệu để điều chế hiđro trong phòng TN?
- GV: em hãy viết PTPƯ điều chế H2 từ Zn và dung dịch HCl.
- GV: hướng dẫn HS lắp dụng cụ như hình vẽ 5.4 SGK tr. 114
- GV: Hướng dẫn HS cách tiến hành TN và cách thử độ tinh khiết của hiđro mới đốt.
- GV: các em hãy nhận xét hiện tượng.
- HS: Trong phòng TN thường dùng kim loại (Zn, Al) và axit (HCl, H2SO4 loãng)
- HS:
 Zn + 2HCl ® ZnCl2 + H2
- HS: Làm TN điều chế hiđro và đốt.
- HS: Nhận xét hiện tượng và viết PTPƯ.
1. TN điều chế hiđro từ axit HCl đốt cháy khí hiđro trong không khí:
Hoạt động 3: (10’)
THÍ NGHIỆM: THU KHÍ HIĐRO BẰNG CÁCH ĐẨY KHÔNG KHÍ
- GV: Hướng dẫn HS thay ống vuốt nhọn bằng bộ ống dẫn khí.
- HS làm thí nghiệm.
2. TN: thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí:
Hoạt động 4: (10’)
THÍ NGHIỆM HIĐRO KHỬ ĐỒNG II OXIT
- GV: Hướng dẫn HS dẫn khí H2 qua ống chữ V có chứa CuO đã nung nóng (hình vẽ SGK tr.120)
- HS: làm theo nhóm.
+ Quan sát và nhận xét các hiện tượng và viết PT phản ứng.
+ Hiện tượng: có Cu (màu đỏ )tạo thành, có hơi nước tạo thành
PT PƯ:
CuO + H2 Cu + H2O
3. Thí nghiệm: thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí
Hoạt động 5: (7’)
HỌC SINH LÀM TƯỜNG TRÌNH VÀ DỌN, RỬA DỤNG CỤ
Tuần: 27	Ngày soạn:
Tiết: 	53 	Ngày dạy:	 
 KIỂM TRA 1 TIẾT
Tuần: 27	Ngày soạn:
Tiết: 	54 	Ngày dạy: 
	 Bài 36: NƯỚC 
A/ MỤC TIÊU:
HS hiểu và biết thành phần hóa học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là hiđro và oxi, chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2 phần hiđro ,1 phần oxi và tỉ lệ khối lượng là 8 oxi và 1 hiđro.
B/ CHUẨN BỊ:
GV:
Chuẩn bị dụng cụ: điện phân nước bằng dòng điện.
Thiết bị: tổng hợp nước.
C/ HOẠT ĐỘNG
*Ổn định: KTSS
Hoạt động 1: (15’)
I.THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA NƯỚC
1. SỰ PHÂN HỦY CỦA NƯỚC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: 
+ Lắp thiết bị điện phân nước (có pha thêm 1 lít dung dịch H2SO4 để làm tăng độ dẫn điện của nước)
+ Yêu cầu HS quan sát hiện tượng và nhận xét 
- GV: 
+ Dán câu hỏi gợi ý để tập trung sự quan sát của HS rồi gọi HS trả lời.
+ Em hãy nêu các hiện tượng TN
- GV: ghi lại các nhận xét của HS lên bảng
- GV: Tại cực âm có khí H2 sinh ra và tại cực dương có khí O2 sinh ra. Em hãy so sánh thể tích của H2 và O2 sinh ra ở 2 điện cực?
- GV ghi phần nhận xét lên bảng
- HS quan sát TN.
- HS: Khi cho dòng điện 1 chiều chạy qua nước, trên bề mặt của 2 điện cực xuất hiện nhiều bọt khí.
- HS: Thể tích khí H2 sinh ra ở điện cực âm gấp 2 lần thể tích khí O2 sinh ra ở điện cực dương.
- HS ghi vào vở
I.Thành phần hóa học của nước
1. Sự phân hủy của nước
- Khi có dòng điện 1 chiều chạy qua, nước bị phân hủy thành khí hiđro và oxi.
- Thể tích khí hiđro bằng 2 lần thể tích khí oxi.
PT hóa học:
2 H2O2H2 + O2
Hoạt động 2: (15’)
SỰ TỔNG HỢP NƯỚC
- GV: yêu cầu HS quan và nhận xét (ghi lại nhận xét của các nhóm vào bảng nhóm hoặc giấy trong).
- GV: dán các câu hỏi lên bảng để HS thảo luận và trả lời:
+ Khi đốt cháy hỗn hợp H2 và O2 bằng tia lửa điện, có những hiện tượng gì?
+ Mực nước trong ống dâng lên có đầy ống không? ® Vậy các khí H2, O2 có PƯ hết không?
+ Đưa tàn đóm vào phần chất khí còn lại, có hiện tượng gì? Vậy khí còn dư là khí nào?
- GV: Ghi nhận xét của các nhóm lên bảng
- GV: Yêu cầu các nhóm thảo luận để tính:
+ Tỉ lệ hóa hợp (về khối lượng) giữa hiđro và oxi.
+ Thành phần % (về khối lượng) của oxi và hiđro trong nước.
- HS: quan sát và nhận xét.
+ HS: hỗn hợp H2 và O2 nổ. Mực nước trong ống dâng lên.
+ HS: Mực nước ttrong ống dâng lên và dừng lại ở vạch số 1® còn dư lại 1 thể tích khí.
+ Tàn đóm bùng cháy. Khí đó là O2
- HS nhận xét: khi đốt bằng tia lửa điện, hiđro và oxi đã hóa hợp với nhau theo tỉ lệ thể tích là 2:1
2H2 + O2 ®2H2O
- HS:
a/ Giả sử có 1 mol oxi PƯ: 
mH2 đã phản ứng là:
2 x 2 = 4 (gam)
mO2 đã phản ứng là:
1 x 32 = 32 (gam)
Tỉ lệ hóa hợp (về KL) giữa hiđro và oxi là:
 =
b/ Thành phần % (về KL):
%H = x 100% » 11.1%
%O = 100% - 11.1 » 88.9 %
2. Sự tổng hợp nước
Hoạt động 3: (7’)
KẾT LUẬN
- GV: yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau và viết nội dung trả lời đúng của HS lên bảng:
+ Nước là hợp chất được tạo thành bởi những nguyên tố nào
+ Chúng hóa hợp với nhau theo tỉ lệ về khối lượng và tỉ lệ về thể tích như thế nào?
+ Em hãy rút ra công thức hóa học của nước?
- HS: kết luận
+ nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
+ Tỉ lệ hóa hợp giữa hiđro và oxi về thể tích là 2 : 1 và tỉ lệ về khối lượng là : 8 phần oxi và 1 phần hiđro
+ Vậy CTHH của nước là:H2O
3. Kết luận:
+ nước là hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố là hiđro và oxi.
+ Tỉ lệ hóa hợp giữa hiđro và oxi về thể tích là 2 : 1 và tỉ lệ về khối lượng là : 8 phần oxi và 1 phần hiđro
+ Vậy CTHH của nước là:H2O
Hoạt động 4:(6’)
CỦNG CỐ – LUYỆN TẬP
- GV: dán bài luyện tập lên bảng
Bài tập: Tính thể tích khí hiđro và oxi (đktc) cần tác dụng với nhau để tạo ra đư

File đính kèm:

  • dochoa 8 hkII.doc
Giáo án liên quan