Giáo án Hóa học lớp 8 - kỳ 1

 

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Học sinh nhận biết hoá học là bộ môn nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.

- Bước đầu học sinh nhận biết hoá học có vai trò quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta phải có kiến thức về các chất để biết cách phân biệt và sử dụng chúng.

- Học sinh nhận biết sơ bộ về phương pháp học tập bộ môn và phương pháp để học tốt môn hoá.

 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát thí nghiệm

 3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

 II. Đồ dùng dạy học

- Giáo viên: + Dụng cụ: 5 ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

 + Hoá chất: Dung dịch CuSO4, NaOH, HCl, một chiếc đinh sắt.

 + Tranh ứng dụng của oxi, hiđro

 III. Phương pháp

- Phương pháp quan sát

- Hoạt động nhóm.

IV. Tổ chức giờ học

1. Khởi động

- Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A: 8B:

 - Mở bài (3 phút): GV giới thiệu sơ qua về bộ môn và cấu trúc chương trình hoá học ở bậc học THCS.

2. Các hoạt động

Hoạt động 1: I. HOÁ HỌC LÀ GÌ (18 phút)

* Mục tiêu: Học sinh nhận biết hoá học là bộ môn nghiên cứu các chất, sự biến đổi chất và ứng dụng của chúng. Hoá học là môn học quan trọng và bổ ích.

* Đồ dùng dạy học:

+ Dụng cụ: 5 ống nghiệm, giá ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt.

+ Hoá chất: Dung dịch CuSO4, NaOH, HCl, một chiếc đinh sắt.

 

doc58 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1287 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - kỳ 1, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu thích bộ môn.
	II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Tranh vẽ mô hình tượng trưng mẫu một số chất.
	III. Phương pháp:
	- Đàm thoại - vấn đáp.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A:	8B:	8C: 
- Giới thiệu bài: sgk - 32
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1: I. CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA ĐƠN CHẤT (15 phút)
	* Mục tiêu: Biết cách ghi công thức hoá học của đơn chất.
* Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ mô hình tượng trưng mẫu một số chất.
Hoạt động của giáo viênvà học sinh
Nội dung
- GV treo tranh mô hình tượng trưng mẫu đồng, oxi, hiđro yêu cầu học sinh nhận xét số nguyên tử có trong một phân tử của mỗi mẫu đơn chất trên?
- HS: Ở mẫu đơn chất đồng hạt hợp thành là nguyên tử đồng. Ở mẫu khí oxi, hiđro phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau.
- H: Em hãy nhắc lại định nghĩa đơn chất.
- H: Vậy trong công thức của đơn chất có mấy loại kí hiệu hóa học?
- GV chốt kiến thức.
- Công thức chung của đơn chất là: An
+ A: KHHH của nguyên tố
+ n: chỉ số (1, 2, 3, 4, ...) 1 không cần viết
VD: H2; O2; Cu; Fe; ...
Hoạt động 2: II. CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA HỢP CHẤT (15 phút)
* Mục tiêu: Biết cách ghi công thức hoá học của hợp chất. Củng cố kĩ năng viết kí hiệu hoá học của nguyên tố.
* Đồ dùng dạy học: Tranh vẽ mô hình tượng trưng mẫu một số chất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV gọi một học sinh nhắc lại định nghĩa hợp chất.
- H: Vậy trong công thức của hợp chất có mấy loại kí hiệu hóa học? 
- GV treo tranh mô hình tượng trưng mẫu nước, muối ăn. Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ và cho biết: Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử của các chất trên?
- GV: Giả sử KHHH của các nguyên tố tạo nên chất là A, B, C ... và số nguyên tử của mỗi nguyên tố là x, y, z, ...Vậy CTHH của hợp chất được viết ở dạng chung như thế nào?
- GV hướng dẫn học sinh nhìn vào tranh vẽ để ghi CTHH của muối ăn và nước 
- GV cho học sinh làm bài tập 1: 
Viết công thức hoá học của các chất sau:
a, Khí metan biết phân tử gồm 1C, 4H
b, Nhôm oxit biết phân tử gồm 2Al, 3O
c, Khí clo biết phân tử gồm 2Cl
Cho biết chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất?
- CTHH chung của hợp chất là AxBy; AxByCz
+ A, B, C: KHHH của nguyên tố
+ x, y, z, ...là các số nguyên, chỉ số nguyên tử của nguyên tố trong một phân tử hợp chất.
- VD: NaCl; H2O.
Hoạt động 3: III. Ý NGHĨA CỦA CÔNG THỨC HÓA HỌC (9 phút)
* Mục tiêu: Biết ý nghĩa của công thức hoá học , củng cố kĩ năng tính phân tử khối của chất.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV đặt vấn đề: Các CTHH trên cho chúng ta biết điều gì?
- GV yêu cầu học sinh nêu ý nghĩa của công thức H2SO4? H3PO4?
- CTHH của một chất cho biết:
+ Nguyên tố nào tạo ra chất
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất.
+ Phân tử khối của chất.
	3. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút)
	a. Củng cố: 
	- GV hệ thống kiến thức bài học.
	- GV cho học sinh làm bài tập 2 (sgk - 33)
	b. Dặn dò: 
	- Làm bài tập 1, 3, 4 (sgk - 33, 34); 9.1 - 9.5 (sbt - 12)
- Học bài, chuẩn bị bài “Hóa trị”.
- Đọc bài “ Đọc thêm”
Ngày soạn: 27. 9. 2009
Ngày giảng: 29. 9: 8C	06. 10: 8A - 8B
Tiết 13- Bài 10: 	HÓA TRỊ
	I. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Học sinh trình bày được được hóa trị là gì? cách xác định hóa trị. Làm quen với hóa trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp.
- Trình bày được quy tắc về hóa trị. 
2. Kĩ năng: Áp dụng quy tắc hóa trị để tính được hóa trị của một nguyên tố hoặc một nhóm nguyên tử.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ yêu thích bộ môn.
	II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ
	III. Phương pháp:
	- Đàm thoại - vấn đáp.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A:	8B:	8C: 
- Kiểm tra đầu giờ (4 phút): Bài tập 3 (sgk - 34)
- Giới thiệu bài (1 phút): sgk - 35
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1:	 I. CÁCH XÁC ĐỊNH HÓA TRỊ CỦA MỘT NGUYÊN TỐ 
 (15 phút) 
	* Mục tiêu: Học sinh trình bày được được hóa trị là gì? cách xác định hóa trị. Làm quen với hóa trị của một số nguyên tố và một số nhóm nguyên tử thường gặp.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV thuyết trình về cách xác định hoá trị của một nguyên tố 
- VD: HCl, NH3, CH4. Em hãy xác định hóa trị của clo, nitơ, cacbon trong các hợp chất trên và giải thích?
- HS: clo hóa trị I vì clo liên kết với 1 nguyên tử H; nitơ hóa trị III vì nitơ liên kết với 3 nguyên tử H, cacbon hóa trị IV vì cacbon liên kết với 4 nguyên tử H.
- GV giới thiệu.
- H: Em hãy xác định hóa trị của kali, kẽm, lưu huỳnh trong các công thức K2O; ZnO; SO2.
- GV giới thiệu cách xác định hóa trị của một số nhóm nguyên tử
H: Trong công thức H2SO4; H3PO4 ta xác định hóa trị của nhóm (SO4); (PO4) bằng bao nhiêu? 
- GV yêu cầu học sinh về nhà học thuộc hóa trị của một số nguyên tố thường gặp.
- H: Vậy hóa trị là gì?
1. Cách xác định
- Người ta quy ước gán cho hiđro hóa trị I. Một nguyên tử nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử hiđro thì nguyên tố đó có hóa trị là bấy nhiêu.
- Người ta còn dựa vào khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố khác với oxi (hóa trị của oxi là 2 đơn vị).
2. Kết luận
- Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
Hoạt động 2: II. QUY TẮC HÓA TRỊ (15 phút)
* Mục tiêu: Trình bày được quy tắc về hóa trị. Áp dụng quy tắc hóa trị để tính được hóa trị của một nguyên tố hoặc một nhóm nguyên tử.
* Đồ dùng dạy học: Bảng phụ
- H: Viết công thức chung của hợp chất?
- GV yêu cầu học sinh thảo luận tìm các giá trị x.a và y.b, tìm mối liên hệ giữa hai giá trị đó đối với các hợp chất được ghi ở bảng sau:
x . a
y . b
Al2O3
P2O5
NH3
- GV giới thiêu hóa trị của nhôm, photpho, nitơ trong các hợp chất lần lượt là III, V, III.
- Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thiện bài tập.
- H: Em hãy so sánh các tích x. a và y.b? 
- GV: Đó là biểu thức của quy tắc hóa trị. Em hãy nêu quy tắc hóa trị? 
- GV giới thiệu quy tắc này đúng ngay cả khi A hoặc B là một nhóm nguyên tử. 
VD: Zn(OH)2 ta có: x.a = 1. II; y.b = 2.I
- GV đưa ví dụ lên bảng
- GV gợi ý để học sinh làm bài:
+ Em hãy viết lại biểu thức quy tắc hóa trị
+ Em hãy thay hóa trị của oxi, chỉ số của S, oxi vào biểu thức trên.
+ Tính a?
x . a
y . b
Al2O3
2. III
3. II
P2O5
2 . V
5. II
NH3
1. III
3. I
Quy tắc: sgk - 36
Biểu thức: x.a = y.b
2. Vận dụng
a, Tính hóa trị của một nguyên tố
-VD: Tính hóa trị của S trong hợp chất SO3?
Quy tắc: x.a = y.b
Û 1.a = 3. II
Vậy a = VI
	3, Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (9 phút)
a, Luyện tập - củng cố 
- GV hệ thống lại kiến thức
	- Học sinh làm bài tập vận dụng: Hãy xác định hoá trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử trong các công thức sau:
	a, H2SO4	b, N2O5
b, Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới 
- Làm bài tập 1, 3, 4a (sgk - 37, 38); 10.1 - 10.10.5 (sbt - 12, 13)
- Học bài, chuẩn bị bài “Hóa trị” phần tiếp theo.
Ngày soạn: 03. 10. 2009
Ngày giảng: 05. 10: 8C	07. 10: 8A	09. 10: 8B
Tiết 14- Bài 10: HÓA TRỊ (tiếp)
	I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh lập công thức hóa học của hợp chất (dựa vào hóa trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử)
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập CTHH của chất và kĩ năng tính toán hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
3. Thái độ: Giáo dục học sinh thái độ yêu thích bộ môn.
	II. Đồ dùng dạy học
- Giáo viên: Bảng phụ
	III. Phương pháp:
	- Đàm thoại - vấn đáp.
IV. Tổ chức giờ học
1. Khởi động
- Ổn định tổ chức (1 phút): Hát - sĩ số 8A:	8B:	8C: 
- Kiểm tra đầu giờ (15 phút): 
Câu hỏi: 1, Hoá trị là gì? Nêu quy tắc hoá trị, viết biểu thức?
2, Tính hóa trị của K, Fe trong các hợp chất sau biết S hóa trị II, nhóm (CO3) hóa trị II trong các chất có công thức sau: K2S; Fe(CO3)3
	Đáp án:
	1, - Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác.
	 - Quy tắc hóa trị: Trong 1 CTHH tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố này bằng tích của hóa trị và chỉ số của nguyên tố kia.
	Biểu thức: x.a = y.b
	2, AD quy tắc hóa trị tính được K hóa trị I; Fe hóa trị III
2. Các hoạt động 
Hoạt động 1: II. QUY TẮC HOÁ TRỊ (12 phút)
* Mục tiêu: Học sinh lập công thức hóa học của hợp chất (dựa vào hóa trị của các nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử). Rèn kĩ năng lập CTHH của chất và kĩ năng tính toán hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử. 
* Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
- GV đưa ví dụ lên bảng
- GV hướng dẫn học sinh giải bài tập theo các bước
+ Viết công thức dạng chung.
+ Viết biểu thức quy tắc hóa trị.
+ Chuyển thành tỉ lệ
 = = 
+ Viết CTHH đúng của hợp chất.
- GV yêu cầu học sinh làm theo từng bước
b, Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị
VD1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi nitơ IV và oxi
Giải
- Giả sử CTHH của hợp chất là NxOy
Theo quy tắc hóa trị: 
 x.a = y.bÞ x.IV = y.II
Chuyển thành tỉ lệ:
 = = = 
- Vậy CTHH cần lập: NO2
Hoạt động 2: III. LUYỆN TẬP (12 phút)
* Mục tiêu: Rèn kĩ năng lập CTHH của chất và kĩ năng tính toán hóa trị của nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử.
* Đồ dùng dạy học: Bảng phụ 
- GV cho học sinh làm ví dụ 2: 
- H: Khi làm các bài tập hoá học đòi hỏi chúng ta phải lập CTHH nhanh và chính xác, vậy có cách nào lập nhanh được không?
- Học sinh thảo luận nhóm, trả lời.
- GV kết luận
- GV yêu cầu học sinh làm nhanh 
VD3: Lập CTHH của các hợp chất gồm:
a, Na (I) và S (II)
b, Fe (III) và nhóm OH (I)
c, Ca (II) và nhóm PO4 (III)
d, S (VI) và O (II)
VD2: Lập công thức của hợp chất gồm:
a, Kali (I) và nhóm CO3 (II)
b, Nhôm (III) và nhóm SO4 (II)
Giải
a, K2CO3
b, Al2(SO4)3
Có 3 trường hợp:
+ Nếu a = b thì x = y = 1
+ Nếu a b và tỉ lệ a : b tối giản thì x = b; y = a
+ Nếu a : b chưa tối giản thì giản ước để có a’ : b’ và lấy 
 x = b’; y = a’
Ví dụ 3:
a, Na2S
b, Fe(OH)3
c, Ca3(PO4)2
d, SO3
	3, Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5 phút)
a, Luyện tập - củng cố 
	- GV cho học sinh làm bài tập 5 (sgk - 38)
b,Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài mới 
- Làm bài tập 6,7 (sgk - 38); 10.6 - 10.8 (sbt - 13) 
- Học bài, chuẩn bị bài “Luyện tập 2” ôn tập ki

File đính kèm:

  • doctiet 1 hoa 8(1).doc