Giáo án Hóa học lớp 8 - Hoàng Thị Thương - Tiết 54 : Axit - Bazơ - Muối (tiết 1)

I/ Mục tiêu:

- HS hiểu và biết cách phân loại axit, bazơ, muối theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng

- Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại

- Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit.

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc3 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Hoàng Thị Thương - Tiết 54 : Axit - Bazơ - Muối (tiết 1), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn : 10/03/2012
Ngày dạy : //2012
Tiết 54 : axit - bazơ - muối (ti)
I/ Mục tiêu:
- HS hiểu và biết cách phân loại axit, bazơ, muối theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng
- Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại
- Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit.
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1 (10) : Kiểm tra bài cũ
?/ Nêu các tính chất hoá học của nước? Viết PTPƯ?
?/ Nêu khái niệm oxit? Công thức chung của oxit? Có mấy loại oxit? Cho ví dụ?
Hoạt động 2 (15) : Axit
GV: Lấy ví dụ về axit
?/ Em hãy nhận xét các điểm giống và khác nhau trong thành phần phân tử của các axit trên?
?/ Từ nhận xét trên, em hãy rút ra định nghĩa về axit?
?/ Nếu kí hiệu chung của các gốc axit là A, hoá trị là n. Em hãy rút ra công thức chung của axit?
GV giới thiệu: Dựa vào thành phần cơ thể chia axit thành 2 loại:
- Axit có oxi
- Axit không có oxi
?/ Lấy ví dụ cho 2 loại axit trên?
GV: Hướng dẫn cho HS làm quen với 1 số gốc axit thường gặp.
GV: Hướng dẫn cách gọi tên axit không có oxi
GV: Yêu cầu HS đọc tên axit HCl, HBr, ... GV: Giới thiệu tên của các gốc axit tương ứng (Chuyển đuôi “hidric” thành đuôi “ua”)
- Cl: Clorua
= S: Sun fua
GV: Giới thiệu cách gọi tên axit không có oxi.
GV: Yêu cầu HS đọc tên của axit sau: H2SO4, HNO3, ...
GV: Yêu cầu HS đọc tên axit H2SO3, ...
GV: Giới thiệu tên gốc axit tương ứng (Theo nguên tắc chuyển đuôi “ic” thành “at” và “ơ” thành “it”
- Yêu cầu cho biết tên của các gốc axit: 
= SO4, -NO3, =SO3, .... 
1/ Khái niệm:
- VD: HCl, H2SO4, HNO3, ...
+ Giống nhau: Đều có nguyên tử hiđro, có gốc axit
+ Khác nhau: Có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit 
* ĐN: Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.
2/ Công thức hoá học:
- Công thức chung: HnA
3/ Phân loại:
* Dựa vào thành phần chia oxit thành 2 loại:
- Axit có oxi: HCl, HBr, ...
- Axit không có oxi: H2SO4, HNO3, ...
* Một số gốc axit thường gặp: (Bảng phụ lục 2 - SGK) 
4/ Tên gọi:
* Axit có không có oxi
Tên axit = Axit + tên PK + hiđric
Ví dụ: HCl: Axit clo hiđric
 HBr: Axit brom hiđric
* Axit không có oxi:
Tên axit = Axit + tên PK + ic
Ví dụ: H2SO4: Axit sunfuric
 HNO3: Axit nitơric
+ Axit có ít nguyên tử oxi:
Tên axit = Axit + tên PK + ơ
Ví dụ: H2SO3: Axit sunfurơ
= SO4: Sunfat
- NO3: Nitrat
= SO3: Sunfit
Hoạt động 3 (10) : Bazơ
GV: Yêu cầu HS lấy ví dụ về bazơ.
?/ Em có nhận xét gì về thành phần của các bazơ trên?
?/ Vì sao trong thành phần phân tử của các bazơ lại chỉ có 1 nguyên tử kim loại?
?/ Số nhóm - OH có trong 1 phân tử bazơ được xác định như thế nào?
GV: Yêu cầu HS viết công thức chung của bazơ.
GV: Hướng dẫn cách đọc tên bazơ
GV: Yêu cầu HS đọc tên của các bazơ sau: NaOH, Fe(OH)2, Fe(OH)3
GV: Thuyết trình
GV: Hướng dẫn HS sử dụng bảng tính tan để lấy ví dụ về bazơ tan và bazơ không tan
1/ Khái niệm:
- VD: NaOH, Ca(OH)2, Al(OH)3, ...
- Có 1 nguyên tử kim loại
- Có 1 hay nhiều nhóm (- OH)
- Hoá trị của nhóm (-OH) là I. Só nhóm 
(- OH) được xác định bằng hoá trị của kim loại (Kim loại có hoá trị bằng bao nhiêu thì phân tử bazơ có bấy nhiêu nhóm - OH)
2/ Công thức hoá học:
- Công thức chung: M(OH)n, trong đó M là KHHH của kim loại, n là hoá trị của kim loại.
3/ Tên gọi:
Tên bazơ = Tên kim loại + hiđroxit (Nếu kim loại có nhiều hoá trị, sau tên kim loại đọc kèm theo hoá trị của kim loại)
- NaOH: Natri hiđroxit
- Fe(OH)2: Sắt II hiđroxit
- Fe(OH)3: Sắt III hiđroxit
4/ Phân loại:
 Dựa vào tính tan, bazơ được chia làm 2 loại:
+ Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm (NaOH, KOH, Ba(OH)2, ...)
+ Bazơ không tan trong nước (Fe(OH)2, Fe(OH)3)
Hoạt động 4 (8) :Luyện tập - củng cố
GV: Treo bảng phụ nội dung bài tập sau và yêu cầu HS lên bảng hoàn thành:
STT
Tên nguyên tố
Công thức oxit
Tên gọi oxit
Công thức bazơ, axit
Tên gọi bazơ, axit
1
2
3
4
5
6
7
8
Na
Ca
Fe (II)
Fe (III)
S (VI)
P
C (IV)
Mg
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
GV: Nhận xét, bổ xung (nếu cần)
HS: Hoàn thành bảng
Hoạt động 5 (2) : Dặn dò
- BTVN: 1,2,3,4,5 (130)
Duyờt của tổ trưởng
Ngày 12 thỏng 03 năm 2012
Nguyễn Thỏi Hoàng

File đính kèm:

  • doctiet 54axit ba zo muoi t1.doc
Giáo án liên quan