Giáo án Hóa học lớp 8 - Hoàng Thị Thương - Tiết 40 : Oxit

I/ Mục tiêu:

- HS nắm được các khái niệm: Oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit

- Rèn luyện kĩ năng lập các công thức hoá học của oxit

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập các phương trình hoá học có sản phẩm là oxit

II/ Chuẩn bị của GV và HS:

- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập

III/ Hoạt động dạy học:

 

doc2 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 1247 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học lớp 8 - Hoàng Thị Thương - Tiết 40 : Oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngàysoạn : 14/01/2012
Ngày dạy : //2012
Tiết 40 : oxit
I/ Mục tiêu:
- HS nắm được các khái niệm: Oxit, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit
- Rèn luyện kĩ năng lập các công thức hoá học của oxit
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập các phương trình hoá học có sản phẩm là oxit
II/ Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Bảng phụ ghi nội dung bài tập
III/ Hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Kiểm tra bài cũ - chữa bài tập về nhà
?/ Phản ứng hoá hợp là gì? Cho ví dụ?
GV: Gọi HS chữa bài tập 2
GV: Gọi HS nhận xét
HS: Chữa bài tập 2
- Mg + S MgS
- Zn + S ZnS
- Fe + S FeS
Hoạt động 2:Định nghĩa oxit
GV: Cho HS biết một số công thức của vài oxit (P2O5, So2, Fe3O4 ...)
?/ Em có nhận xét gì về thành phần công thức của các oxit đó?
?/ Nêu định nghĩa?
GV: Cho HS làm bài tập: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là oxit? K2O, CuSO4, Mg(OH)2, H2S, SO3, Fe2O3
?/ CuSO4 không phải là oxit vì sao?
- Phân tử đều gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi
* ĐN: Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố trong đó có 1 nguyên tố là oxi
- Các oxit là: K2O, SO3, Fe2O3
- Vì có 3 nguyên tố trong hợp chất
Hoạt động 3:Công thức của oxit
GV: Yêu cầu HS nhắc lại:
+ Quy tắc hoá trị áp dụng đối với hợp chất có 2 nguyên tố?
+ Nhắc lại thành phần của oxit. Từ đó rút ra công thức chung của oxit?
- Công thức chung của oxit là: MxOy
Hoạt động 4:Phân loại oxit
GV: Dựa vào thành phần có thể chia oxit thành mấy loại? (Thành 2 loại chính)
?/ Em hãy cho biết kí hiệu của 1 số phi kim thường gặp?
GV: giới thiệu
- CO2: Axit tương ứng là H2CO3
- P2O5: Axit tương ứng là H3PO4
- SO3: Axit tương ứng là H2SO4
GV giới thiẹu về oxit bazơ và lấy ví dụ:
- K2O: Bazơ tương ứng là KOH
- CaO: Bazơ tương ứng là Ca(OH)2
- MgO: Bazơ tương ứng là Mg(OH)2
1/ Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit
VD:
- CO2: Axit tương ứng là H2CO3
- P2O5: Axit tương ứng là H3PO4
- SO3: Axit tương ứng là H2SO4
2/ Oxit bazơ: Thường là oxit của kim loại và tương ứng vói một bazơ
VD:
- K2O: Bazơ tương ứng là KOH
- CaO: Bazơ tương ứng là Ca(OH)2
- MgO: Bazơ tương ứng là Mg(OH)2
Hoạt động 5:Cách gọi tên
GV: Viết nguyên tắc gọi tên oxit lên bảng
GV: Yêu cầu HS gọi tên các oxit sau: K2O, CaO, MgO
GV giới thiệu nguyên tắc gọi tên oxit đối với trường hợp kim loại nhiều hoá trị hay phi kim nhiều hoá trị.
GV: Giới thiệu các tiền tố (Tiếp đầu ngữ)
- Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
- Gọi tên:
+ K2O: Kali oxit
+ CaO: Canxi oxit
+ MgO: Magie oxit
- Tên oxit = tên kim loại + hoá trị + oxit
VD: + Fe2O3: Sắt III oxit
 + FeO: Sắt II oxit
- Nếu phi kim có nhiều hoá trị thì:
Tên oxit = Tên phi kim (Có tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit (Có tiền tố chỉ số nguyên tử oxi)
VD:+ SO2: Lưu huỳnh đioxit
 + SO3: Lưu huỳnh trioxit
 + P2O5: Đi phot pho pentaoxit 
Hoạt động 6:Luyện tập - củng cố
- Nhắc lại nội dung của bài đã học
GV treo bảng phụ nội dung bài tập: Trong các oxit sau: Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5, SiO2, BaO
?/ Phân loại oxit bazơ và oxit axit?
?/ Gọi tên các oxit đó?
- Oxit bzơ: + Na2O: Natri oxit
 + CuO: Đồng oxit
 + Ag2O: Bạc oxit
 + BaO: Bari oxit
- Oxit axit: + CO2: Cacbon đioxit
 + N2O5: Đinitơ pentaoxit
 + SiO2: Silic đioxit 
Hoạt động 7:Dặn dò - bài tập về nhà
- BTVN: 1,2,3,4,5 (91)
Duyờt của tổ trưởng
Ngày 16 thỏng 01 năm 2012
Nguyễn Thái Hoàng

File đính kèm:

  • doctiet 40oxit.doc
Giáo án liên quan