Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Bài 2: Chất

I/ MỤC TIÊU

 1/ Kiến thức:

 - HS phân biệt được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất, vật thể tự nhiên được hình thành từ chất, vật thể nhân tạo làm ra từ vật liệu mà vật liệu là chất hay hỗn hợp một số chất.

 - Hiểu được khái niệm chất tinh khiết và hỗn hợp. Biết dựa vào tính chất khác nhau của các chất có trong hỗn hợp để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp.

 2/ Kỹ năng:

 - Phân biệt được vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và vật liệu. Chất tinh khiết và hỗn hợp.

 - Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm, rèn một số thao tác thí nghiệm đơn giản.

 3/ Thái độ:

 - Vận dụng kiến thức về tính chất của chất vào thực tế cuộc sống.

 - Ý thức giữ gìn nguồn nước sạch.

II/ CHUẨN BỊ

 1/ Phương pháp: Quan sát, thảo luận nhóm, hỏi đáp, đàm thoại.

 2/ Phương tiện:

 a) GV: + Tranh phóng to H1.1; 1.2 trang 8 SGK, H1.4; H1.5 trang 10 SGK ,bảng phụ.

 + Dụng cụ: Kiềng đun, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ.

 + Hóa chất: S, Al, cồn 90o, H2O, muối.

 b) HS: Chai nước khoáng có nhãn.

 

doc9 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 6021 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo Án Hóa Học Lớp 8 - Bài 2: Chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
/ Phương tiện:
 a) GV: + Tranh phóng to H1.1; 1.2 trang 8 SGK, H1.4; H1.5 trang 10 SGK ,bảng phụ.
 + Dụng cụ: Kiềng đun, lưới, đèn cồn, diêm, chén sứ.
 + Hóa chất: S, Al, cồn 90o, H2O, muối.
 b) HS: Chai nước khoáng có nhãn.
III/ TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
 1/ Ổn định: (1 phút)
 2/ Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 Em hãy cho biết: hoá học là gì? Vai trò của hoá học trong cuộc sống chúng ta? Phương pháp để học tốt môn hoá học?
 3/Bài mới: Các em thường nghe nói đến chất, chất có ở đâu? và có tính chất gì ? Chúng ta cùng tìm hiểu qua nội dung của bài học này.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: CHẤT CÓ Ở ĐÂU? (8 PHÚT)
- GV: Thông báo: Hằng ngày chúng ta thường tiếp xúc với nhiều vật thể có xung quanh chúng ta như quần áo, sách vở,..và cả bầu khí quyển, những vật này có phải là chất không?
- GV: Em hãy kể tên những vật thể có xung quanh em?
- GV: Thông báo có 2 loại vật thể ( Tự nhiên và nhân tạo)
- GV: Các em hãy phân loại các vật thể trên?
- GV: Gọi hs nhận xét.
- GV: Qua thí dụ trên em thấy chất có ở đâu?
- GV: Thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc trừ sâu đều là chất hay hỗn hợp một số chất.
- GV: Yêu cầu HS đọc bài tập 3/11 SGK thảo luận (3 phút) đại diện nhóm trả lời.
- GV: Hiện nay người ta biết được khoảng 3 triệu chất nhưng vẫn đang nghiên cứu tìm , muốn tìm chất mới phải nghiên cứu tính chất của chất. Vậy làm thế nào để biết tính chất của chất?
- HS: Lắng nghe.
-HS: Bàn, ghế, cây, cỏ, sông, suối, sách, bút,
- HS: nghe và nắm thông tin.
- HS: phân loại
+ Vật thể tự nhiên: Cây, cỏ, sông, suối.
+ Vật thể nhân tạo: Bàn, ghế, sách, bút.
- HS: Nhận xét.
- HS: trả lời
Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
- HS: Nhận xét và kết luận.
- HS: thảo luận bài tập 3 đại diện nhóm trả lời.
+ Vât thể: Cơ thể người, bút chì, dây điện, áo, xe đạp.
+ Chất: Nước, than chì, chất dẻo, xenlulozơ, nilon, sắt, nhôm, cao su.
- HS: Nhận xét.
I/ CHẤT CÓ Ở ĐÂU?
Chất có trong mọi vật thể, ở đâu có vật thể là ở đó có chất.
HOẠT ĐỘNG 2: TÍNH CHẤT CỦA CHẤT (24 PHÚT)
- GV: Gọi HS đọc thông tin SGK trang 8.
- GV: Để biết tính chất của chất người ta dùng các cách: Quan sát, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm.
- GV: Giới thiệu mẫu S, Al.
- GV: Nêu tính chất bề ngoài của 2 chất này?
- GV: treo 2 tranh H1.1.
- GV: Làm thế nào để biết độ sôi của một chất?
- GV: Còn tính chất như có tan trong nước, có dẫn điện và dẫn nhiệt thì chúng ta làm thí nghiệm.
- GV: treo H1.2
- GV: Với các chất khác nhau em có nhận xét gì về tính chất của chúng? Và cách xác định được tính chất của chúng?
- GV: Đặt vấn đề:
 Tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất?
 Để trả lời câu hỏi trên, giáo viên yêu cầu học sinh làm thí nghiệm: phân biệt 2 chất lỏng trong suốt 1 lọ đựng nước 1 lọ đựng cồn (không có nhãn).
- GV: Gợi ý học sinh 
 Để phân biệt được 2 chất lỏng trên, ta phải dựa vào tính chất khác nhau của cồn và nước. Đó là tính chất nào? 
- GV: Việc hiểu tính chất của chất có lợi gì?
- GV: Kể một số câu chuyện nói lên tác hại của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết tính chất của chất.
 ü Ví dụ 1: Một số người không hiểu là khí cacbonic (CO2) không duy trì sự sống sự cháy đồng thơiø nặng hơn không khí, nên đã xuống vét bùn ở đáy giếng sâu mà không đề phòng, nên đã gây hậu quả đáng tiếc,.. 
 üVí dụ 2: Biết axit sunfuric đặc là chất làm bỏng, cháy da thịt, vải nên dùng chúng ta cần tránh không để axit dây vào người, áo quần.
 üVí dụ 3: Do không hiểu khí cacbonoxit (CO) có tính độc (nó kết hợp chặt chẽ với hemoglobin) vì vậy một số người đã sử dụng bếp than để sưởi ấm trong phòng kín, gây ngộ độc nặng.
- HS: đọc thông tin (Trạng thái. . . tính chất hóa học).
- HS: lắng nghe.
- HS: Quan sát.
- HS: S vàng, Al trắng
- HS: Quan sát.
- HS: Dùng dụng cụ đo.
- HS: quan sát.
- HS: nêu nhận xét và kết luận:
- Mỗi chất có tính chất vật lý (Màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt).
- Tính chất hóa học (Cháy được hay khả năng biến đổi chất này thành chất khác).
- Để biết được tính chất của chất: Quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm.
- HS: Thảo luận nhóm 2 phút, đại diện nhóm trình bày: 
 Dựa vào tính chất khác nhau của nước và cồn là: Cồn cháy được, còn nước thì không cháy được. Vậy muốn phân biệt được 2 chất lỏng trên, ta lấy ở mỗi lọ 1 ít chất lỏng và đem đốt (Nếu cháy được là cồn, không cháy được là nước).
- HS:
Giúp nhận biết được chất .
Biết sử dụng chất.
Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
HS: lắng nghe.
II/ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT
 1/ Mỗi chất có những tính chất nhất định.
- Mỗi chất có tính chất vật lý (Màu, mùi vị, tính tan, nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, tính dẫn điện, dẫn nhiệt).
- Tính chất hóa học (Cháy được hay khả năng biến đổi chất này thành chất khác).
- Để biết được tính chất của chất: Quan sát, dùng dụng cụ để đo, làm thí nghiệm.
2/ Việc hiểu tính chất của chất có lợi gì?
- Giúp nhận biết được chất 
- Biết sử dụng chất.
- Biết ứng dụng chất thích hợp trong đời sống và sản xuất.
 4/ Củng cố: (5 phút)
 GV treo bảng phụ bài tập 1, 2/ 11 SGK yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời.
 1/ Vật thể nhân tạo: Bàn ghế.
 Vật thể tự nhiên: Cây cối, con người.
 2/ Vật thể bằng nhôm: Nồi, chậu ,tủ.
 Bằng thủy tinh: Ly, ống nghiệm, nồi.
 Bằng chất dẻo: Ca, vỏ xe, bình nhựa.
 5/ Dặn dò: (2 phút)
 - Học bài, đọc phần III tiếp theo.
 - Làm bài tập 5/11sgk, mỗi nhóm chuẩn bị một chai nước khoáng.
TUẦN: 02	 NGÀY SOẠN:
TIẾT: 03	 NGÀY DẠY:
TIẾN TRÌNH GIẢNG DẠY
 1/ Ổn định: (1 phút)
 2/Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 HS 1: Làm thế nào để biết được tính chất của chất? Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
 HS 2: Làm bài tập 5 sgk trang 11.
 3/ Bài mới: Ở tiết trước chúng ta đã biết phân biệt được chất với vật thể, biết được mỗi chất có những tính chất nhất định, bài học hôm nay giúp ta hiểu rõ chất như thế nào là tinh khiết ,hỗn hợp.
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 1: CHẤT TINH KHIẾT (15 PHÚT)
- GV: Cho HS quan sát chai nước khoáng.
- GV: Em có nhận xét gì về thành phần các chất có trong nước khoáng?
- GV: Nước khoáng là nguồn nước có trong tự nhiên.
- GV: Hãy kể những nguồn nước khác trong tự nhiên?
- GV: Vì sao nước khoáng không được sử dụng pha chế thuốc tiêm hay dùng trong phòng thí nghiệm?
- GV: Nước tự nhiên là hỗn hợp. Thế nào là hỗn hợp?
- GV: Nước sông, biển, ao hồ đều là những hỗn hợp, nhưng chúng đều có thành phần chung là nước, có cách nào để tách nước ra khỏi nước tự nhiên không? 
- GV: Treo tranh H 1.4/10 SGK 
- GV: Giảng giải
 Nước lỏng à hơi nước à ngưng tụ à nước lỏng.
 VD: Giọt nước trên nắp ấm khi đun, khi nấu cơm.
- GV: Cho HS quan sát ống nước cất.
- GV: Nước cất là nước tinh khiết. Thế nào là chất tinh khiết?
- GV: Chất như thế mới có những tính chất nhất định.
- GV: Cho HS thảo luận: Thành phần của nước khoáng, nước tự nhiên và nước cất.
- GV: Yêu cầu HS thảo luận BT 7/11 SGK (3 phút). Đại diện nhóm báo cáo. 
- GV: Theo em làm gì để bảo vệ nguồn nước sạch?
- HS: quan sát.
- HS: Nước khoáng có lẫn một số chất tan.
- HS: nghe
- HS: Ao, hồ, sông.
- HS: Nước khoáng chứa một số chất khoáng chất.
- HS: Hỗn hợp là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
 VD: Nước khoáng là nước tự nhiên.
- HS: nghe.
- HS: quan sát
- HS: nghe
HS:quan sát
- HS: Trả lời
Chất tinh khiết là chất không lẫn vào chất nào khác và có tính chất nhất định.
VD: Nước cất là chất tinh khiết tnc= 00c, t0 sôi= 1000C. D= 1g/cm3
- HS: Chất tinh khiết mới có tính chất nhất định.
- HS: thảo luận 
- HS: Thảo luận và báo cáo
 a/ - Giống nhau: là chất lỏng không màu.
 - Khác nhau:
 + Nước cất dùng để tiêm và sử dụng pha chế hóa chất, còn nước khoáng thì không.
 + Nước cất không có chứa chất hòa tan, còn nước khoáng có chứa chất hòa tan.
 b/ Uống nước khoáng tốt hơn.
- HS:Trả lời.
III/ CHẤT TINH KHIẾT
1/ Hỗn hợp
Hỗn hợp là gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
 VD: Nước khoáng là nước tự nhiên.
2/ Chất tinh khiết
Chất tinh khiết là chất không lẫn vào chất nào khác và có tính chất nhất định.
VD: Nước cất là chất tinh khiết tnc= 00c, t0 sôi= 1000C. D= 1g/cm3
HOẠT ĐỘNG 2: TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP (17 PHÚT)
- GV: Gọi HS đọc thí nghiệm.
- GV: Thông báo: 
 Trong thành phần nước biển có chứa 3-5% muối ăn.
- GV: Muốn tách riêng muối ăn ra khỏi nước biển ta làm thế nào?
- GV: Như vậy để tách được muối ăn ra khỏi nước muối, ta phải dựa vào tính chất vật lý khác nhau của nước và muối ăn
 üNước: có nhiệt độ sôi là 1000 C.
 üMuối ăn: có nhiệt độ sôi cao 14500s C.
- GV: Qua thông tin và kết hợp H1.5, hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm trên.
- GV: Qua thí nghiệm trên em hãy cho biết nguyên tắc tách riêng một chất ra khỏi hỗn hợp?
- GV: Sau

File đính kèm:

  • docBai chat.doc